Sunday, May 8, 2016

Chính Nghĩa Quốc Gia



CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA

Quốc gia là lãnh thổ trong đó ngườI dân có chủ quyền. Quốc, hay là nước (ý nói lãnh thổ), là đơn vị địa lý chính trị của thế giớI; giống như gia, hay là nhà (ý nói ngườI dân), là đơn vị của xã hộI (trong một nước). Quốc gia được thành lập từ những bộ lạc, phát triền văn minh và văn hóa, thu phục được các bộ lạc tương tự chũng tộc bằng sự đồng thuận, tự quyết và cộng hòa.

Trong thờI quân chủ đế chế, chủ quyền quốc gia được thiết lập bằng sức mạnh quân sự mạnh được yếu thua. Triều đạI được dựng lên bằng chiến tranh và duy trì bằng đạo đức. Trong thờI gian này, vì nước mạnh thôn tính nước yếu bằng sức mạnh quân sự cho nên địa lý chính trị của thế giớI thay đổI mau chóng. Cho đến khi lãnh thổ lãnh hảI quốc gia được quy định bằng luật pháp quốc tế và chính trị dân chủ thì sự thay đổI mau chóng này không còn nửa.

Chính nghĩa quốc gia là quyền quốc gia (nation rights) và sự phát triển lòng yêu nước vớI mục đích bảo vệ lãnh thổ quốc gia và quyền lợI của ngườI dân; ngườI theo chính nghĩa quốc gia thì được gọI là “ngườI quốc gia”. Vì quốc gia bao gồm lãnh thổ, lãnh hảI và người dân, nên chính nghĩa quốc gia là vắn tắt của chính nghĩa quốc gia dân tộc, hay là “chính nghĩa dân tộc”. Nhưng vì nhân loạI có nhiều chũng, chũng có nhiều tộc và tộc có nhiều họ; và vì ngườI dân trong một nước có thể đa chũng (như Hoa Kỳ) hay đa tộc (như Trung Hoa); nên “chính nghĩa dân tộc” được gọi chính thức và đầy đủ là chính nghĩa quốc gia.

Cần phải phân biệt chính nghĩa quốc gia với chủ nghĩa quốc gia quá khích, hay còn được gọI là chũ nghĩa dân tộc cực đoan (fascm, racism).  Chủ nghĩa quốc gia nếu có , là sự lợI dụng chính nghĩa quốc gia để xâm lược hay thống trị. Chủ nghĩa quốc gia quá khích có 3 đặc tính: một là chũng tộc xiêu đẵng, hai là sự sợ hãi và hận thù giã tạo, và ba là lòng yêu nước tuyệt đốI và mù quáng. Trong lịch sử nhân loạI, chũ nghĩa quốc gia quá khích điễn hình là ba nước trong khốI “phe trục” (Đức, Ý và Nhật) trong thờI chiến tranh thế giớI thứ hai. Một vấn đề cần lưu ý, Sự bành trướng quốc gia bằng sức mạnh quân sự trong thờI đạI quân chủ đế quốc, đa số chỉ dựa vào quy luật mạnh được yếu thua mà thôi và không nhất thiết là do chủ nghĩa quốc gia quá khích.

Chính nghĩa quốc gia là quan trọng và cần thiết để đốI phó vớI ngoạI bang xâm lược và các chủ nghĩa quốc tế tội ác. Chính nghĩa quốc gia không những chỉ bảo vệ lãnh thổ và lãnh hảI mà còn bảo vệ quyền lợI kinh tế và văn hóa của ngườI dân chống lạI xâm lược kinh tế và sự hũy diệt văn hóa dân tộc của chủ nghĩa quốc tế hay của ngoại bang xâm lược thông qua bè lũ tay sai. Tuy Nhiên, chính nghĩa quốc gia không chống lại độc tài quốc gia. NgườI dân trong một nước thiếu dân chủ tự do có chiến tranh nội bộ chống độc tài nội bộ thì không cần và không nên theo chủ nghĩa gì cả. Trong một nước độc tài nộI bộ (như quân phiệt Miến Điện), ngườI dân đấu tranh cho dân chủ tự do không vì chủ nghĩa ( như chủ nghĩa xã hộI, chủ nghĩa tư bản hay chính nghĩa quốc gia) vì quân phiệt Miến Điện không phảI là tay sai ngoại bang hay chủ nghĩa quốc tế. Nếu sự thống trị là của bè lủ tay sai ngoạI bang hay chủ nghĩa quốc tế thì cuộc đấu tranh, trước hết, phảI là cuộc đấu tranh cho quốc gia của chính nghĩa quốc gia.

“Đất nước còn trong tay ngườI quốc gia là còn tất cả, đất nước rơi vào tay cộng sản (tay sai quốc tế cộng sản) là mất tất cả…” lờI của tổng thống VNCH, Nguyến văn Thiệu, đã tóm tắt ý chính của sự quan trọng và cần thiết của chũ nghĩa quốc gia. Quốc gia không còn thì dân chủ tự do để làm gì và để cho ai? Trong trường hợp của nước Việt Nam ngày hôm nay dướI sự thống trị của bè lủ việt cộng, đang trụ hình làm tay sai tàu cộng vốn là tàn dư của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, thì dân chủ tự do ngay cả có thật cũng không còn ý nghĩa khi trên 20 phần trăm dân số Việt Nam là ngoạI bang giàu có. Ý chính là đất nước phảI thuộc về ngườI quốc gia thì lãnh thổ lãnh hãi và quyền lợi của người dân mới được bảo vệ và dân chủ tự do mớI có ý nghĩa.

Cộng sản là một tổ chức tộI ác kinh tế chính trị xã hộI quốc tế, một hệ thống đế quốc mạnh được yếu thua, vô pháp vô nhân, điên cuồng chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa quốc tế hoang tưởng và độc ác, thi hành bởI một lủ vô sản côn đồ quốc tế chống lạI chính nghĩa quốc gia và dân chủ tự do. Mục đích của cộng sản là tiêu diệt chính nghĩa quốc gia và dân chủ tự do để phục vụ chũ nghĩa cộng sản quốc tế; vì bản chất chính của cộng sản là chống lạI quốc gia, là phản quốc, cho nên chủ nghĩa cộng sản là kẻ thù của chính nghĩa quốc gia.

Việt cộng là tay sai của cộng sản quốc tế, trước đây là Liên Sô, sau này là Tàu cộng. Việt cộng thi hành mệnh lệnh của quốc tế cộng sản cướp nước, tiêu diệt chính nghĩa quốc gia và quốc tế hóa Việt Nam. Việt cộng cướp nước Việt Nam bằng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chúng lường gạt dân Việt Nam vào 4 cuộc chiến tranh quốc tế (Pháp, Mỹ, Miên và Tàu) theo chỉ thị bành trướng lãnh thổ của quốc tế cộng sản bằng vủ khí cung cấp bởI quốc tế cộng sản. Việt cộng ám sát thủ tiêu những lãnh tụ quốc gia chân chính như ông Ngô Đình Khôi, ông Phạm Quỳnh, đức Huỳnh Phú Sổ, giáo sư Nguyễn văn Bông… và hàng ngàn cán bộ nhân viên chính phủ quốc gia để gây sợ hãi hận thù và rốI loạn, chúng tuyên truyền đánh phá bôi nhọ chụp mũ vu khống chính phủ quốc gia để tạo điều kiện cho chúng dể dàng cướp nước VIệt Nam.

Việt cộng tiêu diệt chính nghĩa quốc gia chân chính và quốc tế hóa nước Việt Nam bằng cách tiêu diệt văn hóa, kinh tế và lich sử quốc gia và thay thế bằng sản phẩm quốc tế ngoạI bang. VIệt cộng tiêu diệt văn hóa dân tộc bằng cách bôi nhọ chụp mũ vu khống văn hóa VIệt Nam là đồI trụy và phản động, chúng đốt sách, giết thầy và nhồI sọ học trò; sau đó chúng vật chất hóa văn hóa Việt Nam bằng giáo dục tuyên truyền nhồI sọ và chúng quốc tế hóa văn hóa Việt Nam bằng văn hóa ngoạI lai, lai căng chúng vác về từ bên tàu. Việt cộng tiêu diệt kinh tế quốc gia trước bằng chủ nghĩa xá hộI, sau bằng chủ nghĩa tư bản, chúng đuổI dân Việt Nam đi và rước ngoạI bang vào như tàu cộng, tư bản quốc tế và “việt kiều đô la” để cùng chúng vơ vét tài nguyên, bóc lột ngườI dân, thống trị và quốc tế hóa kinh tế Việt Nam.

Sử gia chân chính không lọc lựa những cái đúng mà chỉ ghi chép trung thực những gì xảy ra. Lịch sử quốc gia Việt Nam khởI đầu luôn luôn có câu chuyện truyền thuyết con rồng cháu tiên. Truyền thuyết không phảI là sự thật nhưng nó có giá trị lịch sử và tinh thần mà sử gia quốc gia có bổn phận phảI ghi chép lại. Việt cộng thóa mạ, bôi bẩn, bóp méo và xóa bỏ lịch sử quốc gia và tinh thần dân tộc con rồng cháu tiên của ngườI Việt Nam; thay vào đó chúng thêu dệt huyền thoạI tôn thờ lãnh tụ đãng việt cộng và lãnh tụ cộng sản quốc tế; chúng nhồI sọ dân Việt Nam rằng lịch sử VIệt Nam khởI đầu từ phong trào cách mạng và giảI phóng của cộng sản quốc tế, còn trước đó là phong kiến tộI ác. Nói tóm lạI, việt cộng tìm mọI cách tiêu diệt lịch sử quốc gia để quốc tế hóa lịch sử Việt Nam.

TộI ác của đãng cộng sản có hai phần rỏ rệt: một là phản quốc và hai là phản dân chủ. Yếu tố phản quốc căn bản của việt cộng là tiêu diệt quốc gia phục vụ quốc tế, hay nói tắt là quốc tế hóa. Trong khi cách mạng dân chủ đấu tranh chống chính trị độc tài và các chủ nghĩa kinh tế theo chức năng thì chính nghĩa quốc gia chống quốc tế hóa theo bản năng, giống như chủ nghĩa gia đình chống xã hộI hóa. Cộng sản đã tìm mọI cách để khoát chiếc áo quốc gia dân tộc giã tạo để ngườI dân không thể phân biệt được đâu là quốc tế đâu là quốc gia, và luận điệu “chống tất cả độc tài” hay là “bọn này độc tài hơn cộng sản” là luận điệu hù dọa, bôi nhọ lẩn lộn kiểu lộng chân thành giả, lộng giả thành chân làm lợI cho cộng sản. Xin phân biệt rằng độc tài quốc gia khác với độc tài quốc tế (tay sai đế quốc) và chính nghĩa quốc gia không chống độc tài quốc gia. Chống cộng sản là chống quốc tế hóa là bảo vệ quốc gia, có quốc gia thì mớI có dân chủ, cho nên “quốc gia trước dân chủ sau”, đó là nguyên tắc căn bản của chính nghĩa quốc gia.

Tinh thần và chính nghĩa quốc gia VIệt Nam đã có từ lâu bất chấp thể chế chính trị là gì. NgườI Việt quốc gia chống ngoạI bang xâm lược kể từ thờI Hồng Bàng lập quốc. TrảI qua bốn ngàn năm lịch sử, kẻ thù xâm lược Việt Nam đã nhiều lần bị đánh bạI qua những giai đoạn lịch sử dân tộc. Nhưng đến ngày hôm nay thì Việt Nam đang trong một giai đoạn đen tốI nhất của lịch sử vì đế quốc cộng sản không đơn giản chỉ là đế quốc tàu . ĐạI họa mất nước của dân tộc đang xảy ra vì lũ bán nước - hiện thân tay sai của đế quốc cộng sản quốc tế vô cùng gian manh và độc ác - đang thống trị Việt Nam.

Theo dòng lịch sử, Việt Nam có 3 kẻ thù đó là đế quốc tàu, thực dân Pháp và VIệt cộng - tay sai quốc tế cộng sản hiện nay đang thống trị Việt Nam. Trong giai đoạn chống thực dân, một điều quan trọng cần nói là chỉ có ngườI Việt quốc gia mớI chống thực dân, việt cộng không bao giờ chống thực dân, đây là sự thật mà có rất nhiều ngườI không dám hiểu. Một sự thật khác là Việt cộng gian manh , xảo trá và độc ác hơn thực dân nên đã có nhiều ngườI dân thà sống vớI thực dân hơn là sống dướI bạo quyền việt cộng. Thực dân Pháp cướp nước Việt Nam năm 1887 và trả lạI độc lập cho VIệt Nam năm 1947. VIệt cộng cướp chính quyền Việt Nam năm 1945 và tuyên bố “kháng chiến chống thực dân pháp” ngày 19 tháng 12 năm 1946- trước khi “kháng chiến” việt cộng đã cấu kết vớI “thực dân” đánh giết ngườI Việt quốc gia cho tớI khi pháp trở mặt đánh lạI chúng. Sau khi tuyên bố “kháng chiến”, chỉ có ngườI quốc gia mớI thật sự tiếp tục đánh pháp cho tớI khi pháp trả lạI độc lập thì lúc đó việt cộng mớI “kháng chiến” – có nghĩa là việt cộng chỉ đánh phá độc lập của VIệt Nam. NgườI VIệt quốc gia đã chống thực dân pháp ngay từ lúc thực dân bắt đầu cướp nước Việt Nam. Tài liệu lịch sử sau đây tóm tắt các cuộc đấu tranh kể từ đầu thế kỷ 20 của ngườI Việt quốc gia chống pháp.

Chính nghĩa quốc gia nhất là đối với người Việt cho dù bị chinh quyền Bảo hộ cố vùi lấp, vẩn là tiếng gọi vang vọng. Cuộc khởi nghĩa của Đề Tham ở vùng Phu Thọ và Phú Yên kéo dài đến năm 1913 mới bị dập tắt. Trong khi đó luôn có những âm mưu đánh đuổi người Phap như vụ Ha Thanh đầu độc (1908), vụ nổ bom ở Bắc Kỳ do Việt Nam Quang phục Hội thực hiện (1913), việcvua Duy Tan bôn tẩu (1916), vụ mưu sát Toàn quyền Merlin của Tam Tam Xa (1924), cuộc Khởinghĩa Yen Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930) làm chính phủ Bảo hộ phải luôn tìm cách trấn áp.

Vào thế kỷ 20, ở Việt Nam có xuất hiện hai phong trao hiện đại hóa song song. Phong trào đầu tiên là Đông Du ("Go East"). Phong trào bắt đầu vào năm 1905 bởi Phan Bội Châu. Kế hoạch của cụ Phan la gửi sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản để học các kỹ năng hiện đại, do đó trong tương lai họ có thể lanh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống Phap thành công. Với Hoang tử Cường Để, ông bắt đầu hai tổ chức tại Nhật Bản: Duy Tân Hội va Việt Nam Công Hiến Hội. Nhưng do áp lực ngoại giao của Pháp, Nhật Bản sau đó bị trục xuất cụ Phan.

Ông Phan Châu Trinh, người ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hoa, bất bạo động để giành độc lập, dẫn đầu phong trào thứ hai, phong trào Duy Tân (Hiện đại), trong đó nhấn mạnh giáo dục cho quần chúng, hiện đại hóa đất nước, bồI dưỡng sự hiểu biết và khoan dung giữa người Pháp và người Việt, và chuyển tiếp quyền lực trong hòa bình. Phần đầu của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển của mẩu tự La tinh làm chử Quốc Ngữ cho ngôn ngữ tiếng Việt. Người Việt Nam yêu nước đa nhận ra tiềm năng của Quốc Ngữ như một công cụ hữu ích để nhanh chong giảm mù chữ và giáo dục quần chúng. Cac văn bản truyền thống Trung Hoa hoặc chữ Nôm được xem là quá cồng kềnh va quá khó để học. Việc sử dụng của văn xuôi trong văn học cũng trở nên phổ biến với sự xuất hiện của nhiều tiểu thuyết; nổI tiếng nhất là những người từ nhóm văn chương Tự Lực Văn Đoàn.

Khi Pháp đàn áp cả hai phong trào yêu nuớc này, và sau khi chứng kiến các cuộc cách mạng trong hành động ở Trung Hoa và Nga, cách mạng Việt Nam bắt đầu chuyển sang con đường triệt để. Cụ Phan Bội Châu đã tạo ra Việt Nam Quang Phục Hội tại Quảng Châu, ông lên kế hoạch kháng chiến vũ trang chống Pháp. Trong năm 1925, các mật vụ của Pháp đã bắt được ông ở Thượng Hải và áp tải ông về Việt Nam. Do sự phổ biến va danh tiếng của ông, cụ Phan Bội Châu đã được tha khỏi án tử hình và bị quản thúc tại nhà cho đến khi ông qua đời vào năm 1940.

Trong năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Đảng Dân tộc Quốc Gia Việt Nam), mô hình theo Quốc dân đảng ở Trung Hoa, được thành lập, tổ chức vũ trang Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 ở Bắc Kỳ thất bại và đã dẫn đến việc Chủ tịch Nguyễn Thái Học và nhiều nhà lãnh đạo khác, bị bắt và bị hành quyết bởi máy chém của thực dân Pháp.

Tương tự như chống thực dân Pháp, công cuộc đấu tranh chống việt cộng – tay sai quốc tế cộng sản (còn được gọI là cuộc chiến quốc cộng) của ngườI Việt quốc gia đã khởI đầu rất sớm, kể từ khi việt cộng cấu kết vớI thực dân như được giải thích sau đây: Tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Việt Minh chỉ điểm cho Pháp bắt bớ tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Tháng 7-1946 Võ Nguyên Giáp chỉ huy tấn công lực lượng Việt Nam Quốc Dân đảng các tỉnh Thượng du, như Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bằng Giang, chúng giết cả tù binh, tàn sát dã man các thương binh, đó là những ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh Quốc - Cộng. Việt Minh được Pháp tiếp tế đạn dược đầy đủ nên đã đè bẹp các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách, tàn quân của Quốc gia còn độ một nghìn người chạy trốn sang Tầu.

Cuộc chiến quốc cộng không phảI là nộI chiến vì việt cộng không phảI là một đãng phái trị của Việt Nam mà là của quốc tế cộng sản. Kể từ đó trờ đi, trên 3 triệu ngườI Việt Nam đã phảI hy sinh, nhưng những anh hùng quốc gia vẩn tiếp tục truyền thống của cha ông xã thân cho nước. Từ ông Ngô Đình DIệm, ông Nguyển văn Thiệu… cho tớI anh hùng Trần văn Bá, và tất cã những chiến sỉ vô danh đấu tranh quân sự hay chính trị ở trong nước Việt Nam hay khắp nơi trên thế giớI, đã hy sinh hay vẩn tiếp tục công cuộc đấu tranh để giái phóng VIệt Nam thoát khỏI gông cùm cộng phỉ và bá quyền tàu cộng, vẩn tiếp tục tranh đấu; và chính nghĩa quốc gia Việt Nam vẩn sáng ngờI chính nghĩa quốc gia đấu tranh cho dân tộc sinh tồn.

Đối Lập Là Gì


(Bài viết của GS Nguyễn văn Bông)

I. Định Nghĩa Và Các Quan Niệm Về Đối Lập

Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A. Định Nghĩa

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.
1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.
2. Là một sự bất đồng về chính kiến. Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc Tài, Cộng Sản. Đó không phải là đối lập.
Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.
3. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa. Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chính đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập. Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Vì đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật.

B. Các Quan Niệm Về Đối Lập

Một khi đã ý thức được danh từ "đối lập" và nhận định tầm quan trọng của nó trong cuộc sinh hoạt chính trị, vấn đề then chốt được đặt ra là xác định vị trí của đối lập trong các chính thể. Nếu tinh túy của dân chủ là lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị, thì lẽ tất nhiên lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị ấy được thể hiện trên bình diện chính trị, qua những quyền của đối lập và sự hiện diện của đối lập chỉ là kết quả của sự thừa nhận tự do chính trị. Đối lập chỉ có giá trị và hiệu quả trong một chế độ mà triết học chính trị là Dân Chủ Tự Do. Vì đối lập dựa trên tinh thần khoan dung, trên sự chính đáng của bất đồng chính kiến. Vì thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chính trị.
 Một quan niệm đối lập như thế, dựa trên Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Thể Độc Tài không thể chấp nhận được. Trong chính thể này, chính quyền là tất cả, còn đối lập chẳng những vô ích mà còn nguy hiểm nữa. Vô ích vì những nhà độc tài luôn cho rằng ý thức hệ của mình là bất di bất dịch và vai trò của cơ quan công quyền không phải tìm lấy một ý chí đi sát với nguyện vọng của quốc gia mà trái lại chỉ có nhiệm vụ áp dụng mệnh lệnh của chính đảng nắm quyền lãnh đạo. Chẳng những vô ích, đối lập còn nguy hiểm nữa. Nguy hiểm cho sự thực hiện nguyện vọng của quần chúng, vì hành động của đối lập phân ly quần chúng. Bởi thế, đối lập cần phải được thanh trừng và những cái mà người ta gọi là Dân Chủ, quyền tự do công cộng, những lợi khí mà đối lập dùng để hoạt động, lợi khí ấy cần phải được cấm nhặt.
 Bị khước từ bởi những chính thể Độc Tài, đối lập chỉ được thừa nhận trong chính thể Dân Chủ, chẳng những trên bình diện triết lý chính trị, đối lập còn được chứng minh qua khía cạnh cuộc điều hành thực tiễn của định chế. Chính sự hiện diện của đối lập phản ảnh tính cách chân chính của ý chí quốc gia. Trong những chế độ mệnh danh là "nhất tề - nhất trí", trong những chế độ mà người ta chỉ nghe 99 phần trăm, đành rằng không phải không thể có được, nhưng sự vắng mặt của đối lập làm cho người ta lắm lúc phải hoài nghi. Chỉ trên bình diện thực tại, vai trò của đối lập chứng tỏ rằng, mặc dù bị loại ngoài hệ thống chính quyền, đối lập cần có mặt và phát biểu.
 Một quan niệm quá ư rộng rãi về Dân Chủ, lẽ tất nhiên - dựa trên một sự đối lập chân thành, xây dựng. Nhưng ý niệm đối lập ngày nay quá biến chuyển. Một hiện tượng mới đã xảy ra, một đối lập, không phải trong chính thể, mà chống chính thể Dân Chủ, một sự đối lập hoàn toàn phủ nhận nguyên tắc Dân Chủ, một sự đối lập về ý thức hệ. Tất cả vấn đề là thử hỏi, trước một sự đối lập như thế, thái độ của chính thể Dân Chủ phải như thế nào. Một vấn đề hết sức phức tạp, tế nhị và trên bình diện quốc tế, những giải pháp bảo vệ chính thể Dân chủ tùy thuộc hoàn cảnh thực tại chính trị của mỗi nước.
 Dù sao, để trở lại vấn đề đối lập trong chính thể Dân Chủ, không ai có thể chối cãi tính cách chính đáng của sự hiện diện của đối lập. Nhưng đối lập, chẳng những phải có mặt mà còn phải có thể phát biểu nữa. Mà đối lập phát biểu để làm gì và hành động của đối lập sẽ có tác dụng gì trong guồng máy chính trị quốc gia? Và theo thủ tục nào, dưới hình thức nào, với những bảo đảm nào, đối lập có thể mạnh dạn và thành thực phát biểu ý kiến?
 Đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng, vấn đề vai trò của đối lập và vấn đề qui chế của đối lập, hai vấn đề căn bản mà chính thể Dân chủ cần phải giải quyết một cách phân minh để ổn định cuộc sinh hoạt chính trị và để đối lập làm tròn sứ mạng của nó.

II- Vai Trò Của Đối Lập

Trong chính thể Dân Chủ thật sự, hiện diện của đối lập là một điều hết sức chính đáng. Chính đáng vì thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Chẳng những chính đáng, đối lập lại còn cần thiết nữa. Cần thiết cho phẩm tính, đối lập còn cần thiết cho sự hiện hữu của chính quyền nữa. Trong cuộc sinh hoạt chính trị ổn định, đa số ở đâu ra, chính quyền hiện tại ở đâu ra, nếu không phải là sự kết tinh của sự tranh chấp với đối lập? Trên khía cạnh này, đối lập đóng vai trò căn bản, vai trò hợp tác với chính quyền, đó là hai khía cạnh của vai trò đối lập.

A. Vai Trò, Hạn Chế Và Kiểm Soát Chính Quyền

1- Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đó là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Trước hết, ở giai đoạn tuyển cử đối lập có mặt, có thể phát biểu ý kiến, đối lập có quyền phủ nhận làm cho chính quyền bỏ bớt thái độ cứng rắn, những chương trình mỵ dân, những hứa hẹn hão huyền. Đối lập chận đứng lại những tư tưởng hẹp hòi, những quan điểm thiển cận, tư tưởng và quan điểm không phải của một chính phủ quốc gia mà hoàn toàn lệ thuộc vào mệnh lệnh của đảng phái.
2- Đối lập bảo đảm tính cách đích xác công khai của những quyết định của nhà nước. Thật vậy, khi mà chúng ta nói đến ý chí của toàn dân, ý chí của quốc gia, cần phải nhận định rằng đó chỉ là ý chí của đa số. Ý chí của đa số là ý chí của quốc gia, cái phương trình ấy chỉ có giá trị khi nào quyết định của đa số được chấp thuận trong một bầu không khí cởi mở, sáng tỏ và tự do. Chính đối lập bảo đảm tính cách đích xác của quyết định của đa số và bắt buộc đa số nắm chính quyền phải tham dự một cuộc tranh luận công khai. Vẫn biết rằng, trong chế độ Tổng Thống hay trong chế độ Đại Nghị mà chính phủ có đa số ở Quốc Hội, đối lập không thể ngăn cản chính quyền hành động theo ý của họ. Nhưng, tự do chỉ trích, đối lập bắt buộc địch thủ phải tiết lộ dự định của họ, những lý do của một quyết định của họ. Và như thế, đối lập bảo đảm rằng, khi một biện pháp hay chính sách được chấp thuận, những lý lẽ chống đối hay bênh vực biện pháp, chính sách ấy, đều được công khai đưa ra dư luận. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền, đối lập đảm đương một cách thiết thực hơn nữa trên diễn đàn Quốc Hội.
3 - Với phương tiện nào đối lập đóng vai trò của nó trên bình diện nghị viện? Đành rằng cơ cấu chính phủ nước này không giống nước kia, nhưng trong bất cứ chính thể Dân Chủ nào, người ta cũng tìm thấy từng ấy phương tiện cho phép đối lập phát biểu công khai ý kiến của họ. Trong những lúc bàn cãi và biểu quyết ngân sách quốc gia, sự hiện hữu của đối lập bắt buộc chính quyền bỏ hẳn chương trình mỵ dân, thái độ cứng rắn, và nhứt là chính quyền hết sức dè dặt khi bắt buộc toàn dân phải hy sinh quá độ. Cuộc đối thoại giữa chính phủ và quốc hội - chung qui giữa chính quyền và đối lập - qua những cuộc tranh luận, những câu hỏi, những cuộc tiếp xúc với ủy ban hay giữa phiên họp công khai là những dịp mà các vị Dân Biểu đối lập nói lên những lạm dụng của cơ quan hành chánh, hay nhận được - qua cuộc trình bày của các vị Bộ Trưởng - tin tức về một vấn đề nhất định hay câu trả lời đích xác. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền được biểu hiện một cách thiết thực nữa qua nguyên tắc trách nhiệm chính trị. Chúng ta biết rằng trong chế độ Đại Nghị, chính phủ bắt buộc phải từ chức khi đa số ở Quốc Hội biểu quyết chống chính phủ. Yếu điểm này sẽ là một ảo mộng nếu không có một đối lập thực sự.
 Vậy qua từng giai đoạn của sự khởi thảo chương trình và trong hành động hàng ngày, chính quyền luôn luôn để ý đến lập trường của đối lập, tự kiểm soát lấy mình và trong việc ấn định kế hoạch quốc gia, lắm lúc phải nhận lấy chủ trương của đối lập. Thái độ này không nhằm làm vui lòng đối lập mà cho toàn dân, vì để ý đến lập trường của đối lập trong việc xác định đường lối chính trị, chính quyền hướng về nguyện vọng của quốc gia.
 4 - Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Vai trò tối quan trọng này, không phải đối lập luôn luôn đảm đương với tất cả hiệu quả thật sự. Không, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là ở khía cạnh tâm lý của toàn dân. Vấn đề là mỗi công dân có thể chắc chắn rằng, ngoài Quốc Hội hay trên diễn đàn Quốc Hội, có những người đại diện có thể phát biểu ý kiến của mình, không phải theo đường lối của chính quyền mà khác hẳn chính quyền. Và dù rằng ý kiến không được chấp thuận đi nữa, họ có cảm giác rằng sự kiện ấy do nơi quyền lợi tối cao của quốc gia, chứ không phải vì tính thị hiếu nhất thời, chuyên chế. Cần phải nhận định rằng, đối lập không những là tượng trưng cho một khuynh hướng chính trị, đối lập còn có giá trị tự bản chất nó nữa. Vì chỉ có đối lập và bởi đối lập mà việc kiểm soát của toàn dân mới có tính cách chân thành và hiệu lực trong một chế độ thương nghị, không những hạn chế, kiểm soát chính quyền, đối lập còn cộng tác với chính quyền nữa.

B. Vai Trò Cộng Tác Với Chính Quyền

Cho rằng đối lập cộng tác với chính quyền, đó là một khẳng định có hơi mâu thuẫn. Tuy nhiên chính đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lập. Và chúng ta có thể quả quyết rằng cái lợi của chính quyền là dung túng đối lập.

1 - Qua những cuộc tranh luận trong một bầu không khí cởi mở, những ý tưởng khích động tinh thần, những định kiến bớt phần cứng rắn, những ý kiến được chọn lọc và uy quyền sáng tỏ. Bất cứ một chính quyền nào cũng có khuynh hướng tự giam mình trong tình trạng cô đơn, chỉ nghe lời của đồng chí và lấy quyết định phù hợp với ảo vọng hoang đường qua những nhận xét riêng biệt của mình về thời cuộc. Đối lập có mặt, nhắc lại cho đoàn thể ở chính quyền tính cách phức tạp của thực tại chính trị, đem lại những màu sắc chính trị và đôi khi phản kháng lại những truyền tin báo cáo đơn phương của chính phủ. Qua những hành vi tích cực ấy, chính quyền thâu lượm được những dấu hiệu quý giá về tình trạng tinh thần của dư luận. Chẳng những trong lãnh vực thông tin, vai trò cộng tác với chính quyền của đối lập nổi bật lên nữa qua khía cạnh nghị viện.
 2 - Tất cả những công việc thuộc về thiết lập chương trình nghị sự, về những vấn đề cần phải được thảo luận, những dự án ưu tiên, những cuộc tiếp xúc v.v..., tóm lại, vấn đề liên hệ đến việc tổ chức công tác của Quốc Hội, sự thỏa thuận giữa đối lập và chính quyền là điều kiện cốt yếu của một tình trạng chính trị ổn định. Và lịch sử đã chứng minh rằng, trong những trường hợp đặc biệt, trong những tình trạng khẩn cấp, tối cần, trong những trường hợp mà sinh tồn của quốc gia được đặt ra, trong những trường hợp ấy, lịch sử đã chứng minh rằng đối lập từ khước độc lập và lắm lúc lại ủng hộ chính quyền để bảo vệ uy thế của chính quyền lúc phải đương đầu với mọi cuộc ngoại xâm.
 3 - Hướng dẫn chính quyền tham gia vào cuộc điều hành công tác Quốc Hội, một sự đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là chủ trương một chính sách để thay thế cho chính sách chính quyền. Cần phải nhấn mạnh đặc điểm này. Trong những xứ mà tình trạng chính trị chưa ổn định, trong những xứ mà đối lập vắng mặt, người ta luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị quốc gia. Ai sẽ thay thế nhà lãnh tụ hôm nay? Viễn tượng những cuộc cách mạng đẫm máu, những cuộc chính biến, viễn tượng những gián đoạn chính trị đầy hậu quả làm cho cuộc sinh hoạt chính trị kém phần tích cực. Đối lập, trong chính thể Dân Chủ, cho phép Quốc Gia xoay chiều, đổi hướng trong khung cảnh của định chế và không tổn thương đến sự liên tục của cuộc sinh hoạt chính trị. Đối lập là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền.
 Một sự đối lập hữu hiệu là một lực lượng tích cực. Cần phải nhận định rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền. Đối lập và chính quyền là hai yếu tố căn bản của thế quân bình chính trị trong chính thể Dân Chủ.
 Hạn chế và kiểm soát chính quyền, cộng tác với chính quyền, một khi đã hiểu như thế, vai trò của đối lập, vấn đề được đặt ra bây giờ là thử hỏi trong điều kiện nào đối lập có thể làm tròn sứ mạng của nó trong một bầu không khí khoan dung, khi mà một số quyền hạn của đối lập được xem là bất khả xâm phạm và đồng thời đối lập thông suốt nhiệm vụ của mình. Kê khai những quyền hạn ấy, ấn định nghĩa vụ của đối lập, tức là bàn đến vấn đề quy chế của đối lập.

III - Qui Chế Của Đối Lập

Vấn đề ấn định qui chế của đối lập tùy thuộc mỗi quan niệm riêng về đối lập. Nếu đối lập chỉ được xem là một quyền đối lập, nó chỉ là hậu quả tất nhiên của thể chế chính trị Dân Chủ Tự Do. Đối lập tức là có quyền xử dụng tất cả những tự do hợp pháp. Trái lại, nếu đối lập được đưa lên hàng một chức vụ rất cần thiết cũng như chính quyền, nếu đối lập được xem không phải là một việc bất đắc dĩ, mà là một liều thuốc kích thích chính quyền, thì theo quan niệm này, quy chế chẳng những bảo đảm tự do của đối lập mà còn chú ý tới công hiệu của nó nữa. Tổ chức đối lập, định chế hóa đối lập đó là quan niệm thứ hai của đối lập.

Nhưng dù có được định chế hóa hay không, đối lập để có thể đảm đương vai trò chủ yếu của nó, phải là một đối lập tự do và xây dựng. Nói đến đối lập tự do là phải nghĩ ngay đến quyền hạn của nó; nói đến đối lập xây dựng là nghĩ đến ngay nghĩa vụ của nó.

A - Một Trong Những Quyền Hạn Của Đối Lập

1 - Là quyền không thể bị tiêu diệt. Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ Nghĩa Độc Tài. Đối thoại trở thành độc thoại.
 2 - Quyền thứ hai của đối lập là quyền phát biểu. Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.
 Chúng ta có nói rằng thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử.
 Trên bình diện đại nghị, đối lập cần phải được đặc biệt bảo vệ. Trường hợp Dân Biểu đối lập bị bắt bớ hay tống giam không phải là những trường hợp hiếm có. Vì thế mà quyền bất khả xâm phạm của Dân Biểu là một thực tại.
 Những quyền hạn mà chúng tôi đã sơ lược kê khai không phải chỉ dành riêng cho đối lập. Đó là quyền bảo vệ tất cả công dân trong chính thể Dân Chủ. Nhưng phải thành thật mà nhận định rằng tự do phát biểu, tự do tuyển cử, quyền bất khả xâm phạm v.v... là những điều kiện quí giá cho đối lập luôn luôn bị chính quyền đe dọa.
 Đó là điều kiện tối thiểu. Một quan niệm cấp tiến đã đi đến chỗ định chế hóa đối lập. Đối lập trở thành một thực thể có hiến tính. Đó là trường hợp của Anh Quốc vậy.
 Ở nước Anh, đối lập có một tước vị chính thức "đối lập của Nữ Hoàng". Và đối lập của Nữ Hoàng có cả chính phủ riêng của họ, một nội các bóng trong Hạ Nghị Viện. Vị lãnh tụ đối lập của Nữ Hoàng là một nhân vật cao cấp đầy uy thế, luôn luôn được mời đến cùng vị Thủ Tướng tham dự những buổi lễ chính thức và luôn luôn được tham khảo ý kiến về những vấn đề chính trị trọng đại. Và xin nhắc lại một điều rất lý thú là "nhà nước lại phải trả lương cho vị lãnh tụ đối lập".
Nhưng dù sao, định chế hóa hay không, quyền sinh tồn và những điều kiện thuận tiện để tự do phát biểu, chỉ có ý nghĩa khi nào đối lập tin tưởng có quyền nắm lấy chính quyền. Chính sự bình đẳng trong vận hội ấy làm cho cuộc sinh hoạt chính trị thêm phần phấn khởi.
Đối lập có vài quyền hạn để đảm đương vai trò của nó. Nhưng đối lập không phải chỉ có quyền. Một số nghĩa vụ hạn chế hoạt động của đối lập, nghĩa vụ nhằm mục tiêu tôn trọng tinh thần Dân Chủ.

B - Những Nghĩa Vụ Của Đối Lập

Một trong những nghĩa vụ của đối lập là thừa nhận qui luật đa số. Những ai quan tâm đến cuộc bầu cử đều rõ rằng có thể xảy ra trường hợp mà vị Tổng Thống đắc cử hay một chính đảng chiếm đa số ở Quốc Hội trong lúc phiếu của mình lại kém địch thủ thất bại. Nhưng đó chỉ là hậu quả kỹ thuật của luật tuyển cử. Và công lý là một chuyện, mà hợp pháp là một chuyện khác nữa. Trường chính trị là một cuộc tranh đấu công nhận qui luật đa số, tức là thẳng thắn tham gia cuộc đấu tranh bởi đó là luật lệ của nguyên tắc dân chủ.
 Nghĩa vụ thứ hai của đối lập là hoạt động một cách ôn hòa xây dựng và có tinh thần trách nhiệm. Những chỉ trích vớ vẩn, những vu khống không có căn bản chính trị của những kẻ tự cho là chính khách, những phê bình chỉ đem lại hoài nghi và bất mãn, đó là những tệ đoan của sự đối lập không xứng đáng với danh hiệu của nó. Vì đâu lại có một hiện tượng bất thường như thế? Ngoài tham vọng cá nhân, hiện tượng này phát sinh từ một hệ thống chính đảng nhất định và liên quan đến khía cạnh ý thức hệ của một vài chính đảng.
Trong một xứ, một hệ thống đa đảng là một thực tại chính trị, khi mà không một chính đảng nào chiếm đa số hay ưu thế trên sân khấu chính trị. Chính phủ luôn luôn là một chính phủ liên hiệp. Mà liên hiệp tức là tập hợp những khuynh hướng mâu thuẫn, dung hòa những chính sách tương phản. Chính cái viễn tượng không bao giờ tự mình chiếm được hoàn toàn quyền và thực hiện những chương trình hứa hẹn làm cho chính đảng thiếu ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm. Tính cách rời rạc và chia rẽ của đối lập, chỉ biết phá hoại biến đổi hẳn mối tương quan truyền thống giữa đa số và thiểu số. Đối lập không còn là đối lập ngoài và chống chính phủ, đối lập ở đây là đối lập trong chính phủ.
Chẳng những thế, khía cạnh ý thức của một vài chính đảng là nguyên do thứ nhì của sự thiếu tinh thần xây dựng. Đối lập chỉ có nghĩa trong một khung cảnh chính trị nhất định. Nếu chúng ta đồng ý về một nguyên tắc căn bản, nếu chúng ta thừa nhận chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân quyền, tự do chính trị, nếu chúng ta tôn trọng nhân vị, sự độc lập của Thẩm Phán hay quyền tự do phát biểu, thì cuộc tranh chấp chính trị chỉ nằm trên lãnh vực thực tiễn qua những nguyên tắc thứ yếu. Trái lại, nếu đối lập nhằm chống lại, không phải một khuynh hướng chính trị hay một chính sách nhất định, mà chính cả nền tảng của xã hội, nghĩa là chống cả chính thể, thì khẳng định rằng đối lập là chính phủ tương lai không còn giá trị nữa. Vì đặc tính của đối lập về ý thức hệ là chiếm chính quyền để rồi thủ tiêu quyền đối lập.
 Trong một tình trạng như thế, trước tình trạng mà đối lập không thi hành nghĩa vụ của nó, những quyền hạn không còn lý do tồn tại nữa. Và "Chính Thể Dân Chủ" cần phải có những biện pháp thích nghi để đối phó. Sa thải những phần tử bất chính trong hành chính, bắt buộc đối lập phải có một chương trình và có năng lực nắm chính quyền trước khi lật đổ chính phủ, sửa đổi luật bầu cử, đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng quá khích, đó là một vài ví dụ cụ thể về biện pháp được áp dụng để bảo vệ Chính Thể Dân Chủ.

IV - Đối Lập Trong Các Quốc Gia Chậm Tiến

Phác họa như thế, vai trò và "qui chế đối lập" trong "chính thể dân chủ" qua sự biến chuyển của ý niệm trong xã hội cận đại, chúng ta không khỏi tự nhủ rằng đó là lý tưởng. Và tự hỏi rằng lý tưởng ấy có phù hợp với những quốc gia trên đường phát triển, với hiện tình những nước vừa thu hồi độc lập.

Thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng, đối lập nếu không hoàn toàn vắng mặt, thì chỉ được dung túng một phần nào, một phần nhỏ nào, trong những nước mới này, những nước mệnh danh là Dân Chủ và đồng thời cũng được xem là những chính thể không độc tài. Tại sao lại có một sự kiện oái oăm như thế?
Lý do thứ nhất mà người ta đưa ra là sự đe dọa trầm trọng của độc tài Cộng Sản. Những nước mới này, là những nước bị nạn Cộng Sản đe dọa và có nước đang chiến đấu một mất một còn với Cộng Sản. Dung túng đối lập tức là cho Cộng Sản cơ hội núp sau lá cờ đối lập để phá hoại nền dân chủ. Đối lập Cộng sản là đối lập về ý thức hệ, và chúng ta biết rằng đối lập về ý thức hệ là đối lập chống chính thể Dân Chủ.
Lý do thứ hai là trình độ giáo dục của quần chúng. Người ta cho rằng dân chúng chưa có một trình độ giáo dục về chính trị khá đầy đủ để cho có thể xử dụng một cách hoàn hảo những quyền tự do công cộng. Và như thế, đối lập chỉ có hại vì nó sẽ là bức bình phong của những tham vọng cá nhân của những kẻ không cơ sở chính trị chỉ dựa trên cuộc chính đồ sinh hoạt. Hơn nữa, thì giờ gấp rút, nâng cao mực sống của toàn dân là một việc tối cần, lúc kiến quốc không phải lúc bàn cãi, phê bình hay chỉ trích.
 Những lý do mà chúng ta vừa nêu ra rất là chính đáng. Nhưng chính đáng không có nghĩa là phải chấp nhận. Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.
 Vả lại, vì thiếu đối lập mà Cộng Sản và những phần tử phản Dân Chủ nắm mất chính nghĩa đối lập và lợi dụng khai thác những bất mãn, than phiền của quần chúng.
 Vậy để tránh mọi sự ngộ nhận giữa chính quyền và nhân dân, để cho trạng thái tinh thần khủng hoảng của dư luận được thể hiện một cách ôn hòa, để cho phần tử phiến loạn hết cơ hội lợi dụng tuyên truyền và khai thác, vấn đề đối lập tự do và xây dựng cần phải được đặt ra. Và như thế không những trong những nước tiền tiến, mà chính ngay trong những tân quốc gia, công cuộc kiến quốc và cứu quốc, công cuộc xây dựng nền Dân Chủ phải là kết tinh của hoạt động song phương giữa chính quyền và đối lập.
 
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông