Thursday, September 25, 2014

Mô Hình Trung Quốc


Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với sự hỗ trợ mạnh mẽ của một Tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ mỹ, và của Quốc hội Hoa Kỳ đa số là đảng Cộng hòa. Nhưng trước khi mực kịp khô trên thỏa thuận thương mại tự do này, Trung Quốc đã bắt đầu tràn ngập thị trường Mỹ với hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu đuợc hậu thuẩn bất hợp pháp bởi chính quyền tàu cộng, trong khi cùng lúc đó các công ty lớn của mỹ đã vận động rất nhiều cho các sự thỏa thuận để nhanh chóng đẩy mạnh việc đem công ăn việc làm của dân Mỹ sang Trung Quốc.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc so sánh một cách tương đối với kinh tế Hoa Kỳ là do vị trí và điều kiện mà chính quyền tàu cộng có để thi hành các tội ác kinh tế thuơng mãi và xã hội miển truy tố. Như những tội phạm về ô nhiễm môi trường, về quyền lao động (chính phủ tổ chức một hệ thống nô lệ lao động để chúng quản lý phục vụ tư bản ngoại bang, điều mà các chính quyền dân chủ không được phép làm), về thao túng tiền tệ, về hàng giả mạo, về vi phạm bản quyền và về thông đồng xuất khẩu bất hợp pháp. Nên sự kết nạp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 đã tạo thảm họa cho nền kinh tế Mỹ nói riêng (và thế giới nói chung). Sự tràn ngập của hàng hóa đầy tội ác của tàu cộng đã làm cho các nhà sản xuất Mỹ và thế giới không thể cạnh tranh, vì các nhà lãnh đạo tàu cộng đã không chừa một tội ác man trá và trơ trẻn nào để phục vụ và dụ dổ tư bản đầu tư (kể cả bóc lột chất xám và chúng bóc lột chất xám rất dã man) mục đích chính là để bảo đảm sản phẩm của chúng xuất cãng rẻ mạt.

Kết quả của trò chơi vỏ sò kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này là Trung Quốc đã đánh cắp hàng triệu công ăn việc làm của dân mỹ, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu tràn ngập thị trường Mỹ với các sản phẩm được hổ trợ bất hợp pháp từ năm 2001, hơn 50.000 nhà máy của Mỹ đã biến mất, hơn 25 triệu người Mỹ không thể tìm thấy một công việc xứng đáng, trong khi lợi nhuận của tư bản đỏ và tư bản quốc tế tăng vọt, thì nhân dân nước mỹ nợ hơn 3 nghìn tỷ đô la cho cái quốc gia độc tài toàn trị lớn nhất thế giới đó.

Ngạc nhiên thay, đối mặt với vấn đề cấp bách nhất nước Mỹ ngày nay – đó là mối quan hệ kinh tế thương mại ngày càng hủy hoại với một Trung Quốc ngày càng tăng truởng trong tội ác– một quốc gia đông dân nhất thế giới sắp được trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nhanh chóng trở thành một tên sát thủ kinh tế tư bản dân chủ lành mạnh của thế giới hiệu quả nhất hành tinh thông qua các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí độc hại. Chủ nghĩa tư bản tội ác trường phái Marx Angel bỉ ổi của tàu cộng, sự thao túng thị truờng trái luật pháp kinh tế tự do cùng với vủ khí bảo thủ quyền lợi tư bản của chúng đã thu tóm kỷ nghệ sản xuất của Hoa Kỳ, từng công việc một. Vậy mà các giám đốc điều hành của Mỹ, các chính trị gia, và thậm chí các học giã Hoa Kỳ vẩn giữ im lặng về mối đe dọa lồ lộ đó.

Trong khi đó ở Đài Loan, người dân đã phản ứng. Cũng như các tổng thống của đãng cộng hòa ở mỹ, tổng thống Đài Loan Mã Yến Cửu cho rằng hiệp ước của ông với trung quốcmột phần thưởng cho (tư bản) Đài Loan nhờ vào khuynh hướng hòa giải hơn với Trung Quốc mà ông đã theo đuổi kể từ khi ông trở thành tổng thống. Nguợc lại, các sinh viên chiếm cơ quan lập pháp, cũng như các đảng đối lập ũng hộ họ, cho rằng các thỏa thuận thương mại với tàu cộng sẽ dẫn đến một làn sóng các doanh nghiệp Trung Quốc tràn vào dùng tiền áp đảo đối thủ cạnh tranh Đài Loan, và sử dụng lao động đại lục bóc lột có hệ thống giá rẻ hơn Đài Loan, đe dọa quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực như xuất bản, điều đình công đoàn... Họ cáo buộc chính phủ của ông Mã là đã quá bí mật trong việc đàm phán các điều khoản đó.

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua, hơn 482 triệu người ở Trung Quốc - 36% dân số - sống dưới mức 2 USD một ngày. Trong tổng số người nghèo của Trung Quốc, 85% sống trong khu vực nông thôn và nhiều số trong lực lượng nghèo đói cùng cực này rời khỏi vùng nông thôn tìm kiếm việc làm trong khu vực đô thị. Tuy được mệnh danh là nhà máy gia công của cả thế giới, nền kinh tế công nghiệp định hướng (cái gọi là tư bản chủ nghĩa) của tàu cộng chỉ dựa vào sức lao động rẻ mạt của những công nhân di dân vốn chiếm đa số lực lượng lao động. Có khoảng 150 triệu lao động di cư nội địa ở Trung Quốc, bởi vì tình trạng cư trú bất hợp pháp của họ, họ đã không nhận được bất kỳ lợi ích địa trú hoặc bảo vệ nào của nhà nước (cái gọi là xã hội chủ nghĩa). Họ phải chịu đựng điều kiện làm việc tồi tệ như làm thêm giờ quá mức và bắt buộc làm tăng ca, họ bị từ chối quyền an sinh xã hội chủ nghĩa không đuợc cung cấp hợp đồng lao động tư bản tự do, cũng như họ phải gánh chịu các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Trong những năm 1950, tàu cộng đã xài một hệ thống đăng ký gia đình (hộ khẩu) để kiểm xoát miến ăn và để phân định cư dân đô thị hay cư dân nông thôn. Hệ thống này đã tạo ra sự xuất hiện một cấu trúc phân cực cư dân và kinh tế, tiếp tục tồn tại giữa nông thôn và đô thị ở Trung Quốc. Hệ thống đăng ký gia đình này được tàu cộng thắt chặt và sự di chuyển của nguời dân bị quy định và kiểm xóat trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi tàu cộng mở cửa kinh tế và thực hiện cái gọi là cải cách, thì hàng trăm triệu nông dân di chuyển đến các thành phố để tìm việc làm.
Trước khi mở cửa kinh tế vào năm 1978, tàu cộng đã dùng chế độ hộ khẩu đê kiểm soát nghiêm ngặt về việc di chuyển của người dân giữa các vùng nông thôn đô thị; chúng cố tình ngăn chặn họ di cư đến các thành phố. Các sự kiềm xóat này là một phần của hệ thống cho phép ăn ở (hộ khẩu) trong đó các phúc lợi như trợ cấp hưu trí, nhà ở, y tế và giáo dục của xã hội chủ nghĩa đã được gắn liền với vị trí nơi sinh. Từ lúc tàu cộng chuyển sang nền kinh tế thị trường, lao động nông thôn giá rẻ đã giúp thúc đẩy kinh tế tay sai tư bản của chúng tăng trưởng nên sự hạn chế về di chuyển của tàu cộng đã giảm, tuy nhiên những hạn chế về chế độ hộ khẩu vẫn còn tại chỗ, cho nên người di cư lao động trở thành kẻ bị ruồng bỏ không có quyền truy cập vào bất kỳ lợi ích nào của nhà nước, hoặc là sự bảo vệ , mặc dù luật pháp Trung Quốc tuyên truyền "quyền bình đẳng" cho tất cả.
Cũng vì cố gắng để thoát khỏi đói nghèo cùng cực, lao động di cư từ nông thôn thấy mình bị mắc kẹt trong điều kiện làm việc vô cùng khủng khiếp. Hầu hết các công nhân phụ nữ có mức lương rất thấp - mức lương trung bình hàng tháng bao gồm cả làm thêm giờ là 1,690 NDT 150) Công nhân di cư chịu đựng ngày làm việc dài, làm việc bảy ngày một tuần, làm việc rất nhiều mà không có hợp đồng lao động bị phân biệt đối xử liên tục.. Điều kiện sống của họ rất nghèo, như là sáu bẩy người chia sẻ một ký túc xá chật hẹp. Phụ nữ lao động di cư, là nhân lực chủ yếu làm việc trong các nhà máy, hiếm khi được nghỉ thai sản, không có cơ sở chăm sóc trẻ tuần làm việc hơn 70 giờ nên nhiều người buộc phải gửi con về sống với gia đình ở nông thôn.
Công nhân Trung quốc không có quyền tự do lập hội để hình thành tổ chức công đoàn, và các tổ chức lao động phi chính phủ bị theo dõi chặt chẽ bởi Chính phủ tàu cộng kẻ thi hành các vụ đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối thường xuyên của công nhân. Các tập đoàn tư bản nuớc ngòai các chủ sở hữu nhà máy sản xuất tư bản đỏ trong nuớc đã tận dụng lợi thế củavăn hóa chống công đoàn” này, của sự thiếu nhận thức về quyền lợi lao động của dân tàu sự không muốn can thiệp của chính phủ tàu cộng để bóc lột và chà đạp quyền làm người của lao động di cư'.
Ngoài ra, mức độ bệnh họan và thương tích do nghề nghiệp ở Trung quốc là ở mức cao đáng báo động. Riêng năm 2009, khoảng một triệu công nhân bị thương tại nơi làm việc khoảng 20.000 công nhân bị bệnh do nghề nghiệp của họ gây ra. Ví dụ như một trong những tai hại lớn nhất cho sức khỏe của công nhân dệt may là khâu phun cát, một kỹ thuật được sử dụng để sửa sắc denim để vải có một cái nhìn sờn củ. Máy bắn cát phun ra silica, hạt bụi cát cực nhỏ, và gây thiệt hại nặng nề đường hô hấp của người lao động chạy máy này và gây bệnh bụi phổi silicosis, một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không được điều trị, cuối cùng dẫn đến tử vong. Mặc dù khâu bắn cát đã bị cấm tại EC vào năm 1966, nó vẫn tiếp tục được thực hành ở Trung Quốc bất chấp những mối nguy hiểm sức khỏe nghiêm trọng nó gây ra. Các tập đòan công ty đã có thể tránh trách nhiệm đối với bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silica bằng cách khai thác lỗ hổng pháp lý của tàu cộng. Hơn nữa, công đoàn nhà nước chính thức đã không có hành động thay mặt cho người lao động bị thuơng tật các công ty hiếm khi bắt buộc phải bồi thường.

Các vụ tự tử gần đây ở hãng Foxconn làm chủ bởi người Đài Loan ở Hon Hai đã được các phương tiện truyền thông loan tải chưa từng có, với nhiều ý kiến tuyên bố rằng Foxconn là một ví dụ tồi tệ nhất của bóc lột. Trong bối cảnh này, ý kiến ​​của một học giã Bắc Kinh Chu Kế Sinh là đặc biệt đáng lưu ý. Chu đã nói chuyện dài về các vấn đề, chẳng hạn như về xí nghiệp bóc lột Trung Quốc , khai thác lao động trẻ em và điều kiện làm việc kinh khiếp thậm chí không phù hợp cho súc vật.

Nếu phân xưỡng Hon Hai tại Trung Quốc xí nghiệp bóc lột, thì bản thân Trung Quốc, cái gọi là "nhà máy gia công của thế giới", là mộtbóc lột không lồ lớn hơn Hon Hai nhiều đến nổi tội ác ở Hon Hai sẻ không bao giờ sánh bằng. Các phóng viên bí mật từ nhật báo miền nam đô thị, một tờ báo Trung Quốc cải cách, đã dành thời gian 28 ngày ở một phân xuỡng của Foxconn. Câu cuối cùng của bài kết luận của họ nói rằng câu chuyện cùng cực của công nhân Foxconn không chỉ đại diện cho các bí ẩn bên trong của một nhà máy nhưng đúng hơn, nó đại diện cho số phận của tòan thể thế hệ công nhân Trung Quốc. Hầu hết các công nhân Foxconn nông dân. Họ là một thế hệ độc đáo của người lao động trong đó họ thể hiện một số "đặc sắc Trung Quốc" không giống như bất kỳ người lao động nào khác đuợc nhìn thấy trong lịch sử của công nghiệp hóa.

Những người lao động nông dân di dân có căn cuớc đôi. Hộ khẩu đăng ký mà họ không thể thay đổi đuợc là trong một khu vực nông thôn, nhưng họ cũng là người lao động ở thành thị, họ không thể đạt được quyền cư trú ở những nơi họ làm việc, mặc dù trong một số trường hợp, họ làm việc và ở nơi đó hơn một thập kỷ. Trên phuơng diện công việc làm, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và giáo dục con cái của họ, những người này phải đối mặt với sự kỳ thị có hệ thống và họ chỉ là công dân hạng hai. Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các công đoàn lao động và đàn áp người lao động để phục vụ tư bản ngọai bang, nên nguời nông dân trở thành đối tuợng khai thác bóc lột cực kỳ dã man của tư bản.

Một học giã Bắc Kinh khác, ông Trần Viên Mạo, đã nói rằng sự tích lũy tiền vốn tư bản man rợ của hệ thống xã hội chủ nghĩa kỳ quái của tàu cộng đã mang lại đau khổ nhiều hơn cho người lao động so với bất kỳ hệ thống tư bản chủ nghĩa nào có thể làm. Một học giã Hồng Kông ông Phan Vi đã nói rằng các điều kiện hiện nay nguời nông dân lao động Trung quốc phải đối mặt thậm chí còn tồi tệ hơn so với những người công nhân phuơng tây đã phải chịu đựng trong thế kỷ 19 khi Karl Marx xây dựng ý tưởng của ông ta về lao động và bóc lột.

Ông Phan đã nói rằng từ năm 2000, những cuộc đình công đã ở Trung quốc trở thành gần như phổ biến như trong các nhà máy của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Châu Giang nơi mà hàng ngàn công nhân đã tham gia vào các cuộc đình công này. Ông cũng quan sát thấy rằng các cơ quan truyền thông không loan tải tình trạng bất ổn lao động bởi vì họ cho rằng các cuộc đình công chỉ đơn giản là quá phổ biến.

Mặc dù vậy, các vụ tự tử ở Hon Hai đã được thông báo rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông định huớng đã dẫn đến đủ loại thông tin lá cải ở Trung Quốc với mục đích thuơng mãi. Chúng ta không cần phải thưởng thức những đồn đãi phản thông tin như vậy, chúng ta hãy nhìn vào các vấn đề thực tế phải đối mặt của nông dân lao động Trung Quốc. Với hoàn cảnh đau thuơng ảm đạm của nông dân lao động, câu hỏi đầu tiên là liệu họ có nên được cho phép quyền cư trú tại các thành phố lớn nơi mà họ đổcho công việc?
Điều này đã được đặt thành vấn đề vào năm 1993, nhưng đã bị trì hoãn bởi chính phủ Trung Quốc trong năm 1994. Đã có nhiều cuộc nói chuyện về việc thay đổi hệ thống này trong năm 2008. Nông dân lao động từ nguyên thủy chủ nghĩa xã hội đã không đuợc phép ở lại trong thành phố trong thời gian dài và vì thế họ chỉ có thể đạt được thẻ cư trú tạm thời mà thôi.
Trong năm 2008, hệ thống thẻ tạm trú này đã được thay đổi bằng một hệ thống thẻ cư trú vĩnh viễn. Tuy nhiên, hệ thống cư trú vĩnh viển này vẫn tiếp tục rất èo uột bởi nhiều vấn nạn vì nó chỉ là giả tạo mà thôi. Ví dụ, luật đòi hỏi rằng người lao động di dân phải ở tỉnh Thẫm Quyến hơn 10 năm trước khi họ có thể xin cư trú thuờng trực. Một bằng chứng nửa là việc Thượng Hải thông qua một chính sách di cư lao động có tay nghề cao, luật này tương tự như các nước phát triển sử dụng để thu hút lao động có tay nghề cao từ các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa rằng những người muốn đạt được cư trú ở Thượng Hải phải có kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3.000 người trong số hơn 5 triệu người sống ở Thượng Hải không có đăng ký hộ gia đìnhnhững người thực sự có thể đạt được cư trú thuờng trực dựa trên quy định này.
Thật đáng ngạc nhiên, đó là sự khó khăn đối với nguời nông dân Trung Quốc cho họ để trở thành công dân của Thượng Hải hơn là cho họ đạt được một thẻ xanh của Hoa Kỳ hoặc đăng ký gia đình Đài Loan, trong khi những người nắm giữ thẻ cư trú ở Thuợng Hải có quyền rất ít so với những người giữ thẻ xanh của Mỹ. Các quy tắc quá nghiêm ngặt áp đặt trên nông dân lao động bởi hệ thống đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc đã tước đoạt những nhân quyền cơ bản của họ đã làm gia tăng tất cả các loại tình huống bất thường.
Tỉnh Thâm Quyến ban đầu có dân số chỉ khỏang 310,000 người, tuy nhiên trong những năm 1980, dân số tăng từ 300,000 đến 400,000 mỗi năm, tiếp theo là tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại từ 70,000 đến 80,000 mỗi năm trong những năm 1990. Bây giờ tỉnh Thâm Quyến có dân số hơn 14 triệu, tuy nhiên chỉ có 2 triệu người có đăng ký hộ gia đình hợp pháp. Trong đám "dân số nổi" của 10 triệu người ở Thâm Quyến, hơn 7 triệu nguời có thẻ tạm trú, hơn 1 triệu sống trong ký túc xá nhà máy hơn 2 triệu là thành viên của "dân màu xám" không có chổ ở và công ăn việc làm thích hợp.
Ông Phan nói rằng cái trò thành phố khai thác lao động "dân lềnh bềnh" nông thôn này chỉ để cuối cùng gửi họ trở lại vùng nông thôn khi các dự án muớn tạm được hoàn thành. Vấn đề tồi tệ là, hơn 90 phần trăm của thế hệ mới nông dân lao động Trung Quốc, tức là vào khoảng 100 triệu nguời, đã bị mất các kỹ năng cần thiết để làm công việc đồng áng, và lợi tức thu nhập của họ là gần như con số không để họ có thể sống ở các thành phố như đắt đỏ như Thâm Quyến. Khi những người lao động bị mất cả hai kỹ năng cần thiết cho nông nghiệp ở nông thôn công nghiệp ở các thành phố, họ trở thành những kẻ bị xã hội ruồng bỏ và điều hoàn toàn không có gì ngạc nhiên là khi một số của họ chỉ còn cách tự tử.
Cơ cấu kinh tế phân cực tồn tại giữa khu vực nông thôn đô thị Trung Quốc đã tạo ra huyền thoại kinh tế mà Thâm Quyến đã trở thành. Nó nâng cấp cái "mô hình Trung Quốc" mà một số học giả tư bản chủ nghĩa từ Đài Loan và vòng quanh thế giới nghiêng mình khen ngợi. Những người như vậy quãng bá rằng việc hợp “thời trang kinh tế” ngày nay là thảo luận làm thế nào để cơ cấuĐồng thuận Bắc Kinh” này sẽ thay thế cơ cấu “Đồng thuận Hoa Thịnh Đốn” như một mô hình phát triển kinh tế tòan cầu.

Người ta không thể không tự hỏi rằng những học giả đô la này có cảm thấy bất kỳ sự cảm thông nào cho trên 200 triệu nông dân lao động ở Trung Quốc đang phải chịu một hoàn cảnh nô lệ chưa từng có trong lịch sử công nghiệp hóa. Một lưu ý tương tự , trên quan điểm quyền lợi và tội ác, cho những người chỉ trích công nhân Foxconn rằng họ nên dành nhiều thời giannhìn vào bản chất thật sự của mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc .