Friday, February 6, 2015

TIẾNG VIỆT CỘNG


 Lê Duy San

Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt chiếm 60 – 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một “mission impossible“.

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì qủa thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm. Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiểu hơn là dùng chữ Hán Việt.

Trước năm 1975, hầu như không có tranh cải nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cải nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, lí do hay lý do, qúy vị hay qúi vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều.

Thực ra thì chữ Việt đã bị chúng thay đổi từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm,. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của VNCH phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.

Thế nào là Tiếng VẸM ? Thế nào là chữ VẸM ?

Thực ra thì tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. Thí dụ, ta hỏi: Đi mô ? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tiá” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta nói tiếng Nam.

Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm. Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu quả thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao gìơ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đòan Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt qúa mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v…, và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”. Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau:

1) Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy” tức là văn hóa VN. Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v.v… Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.

2) Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”. Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hoá tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động.

Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chử đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”
Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”
Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”
Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”
Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”
Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”
Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”
Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”
Chúng ta nói là “hiểu rõ.” thì chúng nói là quán triệt”.
Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.
Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.
Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.
v.v…

Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rỏ..

Thí dụ 1:
Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng tuởng “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”. Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ yếu điểm là chữ Hán hoặc tối ưu chẳng lẽ đổi thành ưu tối ? nên chúng thêm chữ nhất thành tối ưu nhất. Thật lạ lùng! đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì ? Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì ? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm là điểm yếu và dậy học trò Như vậy.

Thí dụ 2:
Chúng ta nói: “Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi” thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”. Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.

Thí dụ 3:
Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự: “Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Công, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự: “Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này” Trời đất!, Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gớm gì mà hỏi cảm giác? Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả như hùng vĩ và hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm, tương đương và thích hợp ghép thành tương thích, sinh viên du học ghép thành du học sinh, quyết định sách lược thành quyết sách.

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang hoạ vào thân. Bởi vì:

AK mã tấu kẻ kè, Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm”.

3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người có tội của bọn chúng. Thí dụ người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cực để dễ giảm hoặc tha tội.

Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổ cả NGHĨA. Thí dụ: Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất. Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản maị bản. Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp. Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), chúng gọi là cải tạo. Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động (4). Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặc là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em’’. Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời.

Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, Tin tức cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc. Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.


Đào văn Bình

Có điều rất lạ là cho dù chúng ta, Miền Nam và cả Miền Bắc trước khi có Cộng sản, cũng đã có “tiếng Việt trong sáng”, đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Ngãy xưa các Đại học của chúng ta đã cấp bao nhiêu bằng Cử Nhân, bao luận án Cao Học, Tiển Sĩ, biết bao nhiêu tác phẩm văn chương, biên khảo mà giá trị vẫn còn tồn tại với thời gian mà có cần phải xứ dung “một chữ” nào của Cộng sản đâu? chẳng lẽ ngôn ngữ của chúng ta nghèo nàn tới độ phải “dũng đỡ” ngôn ngữ của VC? Mấy năm ở hải ngọai hòan tòan không có hiện tượng này. Bỗng dưng sau này trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng tòan cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ “Thông Tin" để thay cho hai chữ “Tin” hoặc “Tin Tức".

1) Về hai chữ “'Thông tin” (sự loan truyền tin tức), ở cẩp xã ngày xưa chúng ta có “Phòng Thông Tin, ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có “Bộ Thông tin" và các “Phòng Thông Tin Quốc Ngọai”’ tại các tòa đại sứ. Chữ “Thông Tin” ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông tin là một “Động từ" (verb). Nếu nó là “Danh từ” (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngãy xua chúng ta thường nôi “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức hay tin (news) có nghĩa là cái gì chúng ta muốn gửi đi, Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gứi đi bản thông tin (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm đuợc. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hòan tòan khác nhau).
Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
Tin hàng đầu (heạdlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cẩp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngòai, tin ngọai quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc, Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhãm nhí chứ không phải thông tin nhãm nhí, khi chúng ta nói thông tin nhãm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tẩn đó chuyên loan tin nhãm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏì) chứ không phải thông tin vui
Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đánh ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang, thông tin hành lang là đi săn tin ở ngòai hành lang, nghe lỏm, không qua phỏng vẩn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hòan toàn khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe căn chó.
Khi chúng ta nói “thông tin chó căn xe” có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán chiếc xe! Như thể là sai, mà phải nói là “tin chó cán xe”.

Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?". Nểu chúng ta nói “Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rẵng:

1. Ngườì này nó muốn hỏi mình “có đi loan truyền tin tức gì không?”.
2. Hoặc thằng cha này chắc ờ ngòai Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngử của VC!

Dùng hai chữ “Thông Tin” để thay cho chữ “Tin” hoặc “Tin Tức” chẳng khác nào nói

-Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưỡng.

-Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin.

-Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.

-Bú mồm thay cho hôn.

-Khẩn trương để thay cho nhanh lên

-Xưỡng đẽ thay cho nhà bảo sanh

-Cái đài thay cho máy thu/phát thanh

-Nhà ỉa thay cho cầu tiêu/nhà vệ sinh

-Chùm ảnh để thay cho những hình ảnh, một vài hình ảnh

-Chùm ảnh (cuốn Album) để thay cho tập hình ảnh

-Món ăn hoành trắng để thay cho món ăn ngon, món ăn sang.

-Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.

-Tham quan đề thay cho du ngoạn, thăm viếng

-Giá kinh tế thay cho giá rẻ

-Cự ly thay cho khoảng cách

-Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc

-Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên

-Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.

-Căn hộ thay cho căn nhà.

-Tư liệu thay cho tài liệu

-Phía Nam thay cho Miền Nam (VC rất kỵ dùng hai chữ Miền Nam)

-Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.

- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.

-Kênh phát sóng thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN...

-Phi khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cãng Tân Sơn Nhất (Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phì trường được)

-Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì “hôm nay trời có thể mưa”

-Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa - thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa"

-Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)

-Lính gái thay cho nữ quân nhân

-Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) thuế lợi tức (income tax)

-Vietnam Air Traffic Managcement ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng VN!!! thật điên đầu và không hiểu gì cả!

-Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Lối Ra và Lối Vào.

-Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ/ để lại hình ảnh khó quên

-Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.

-Các anh đã quán triệt chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ, thông suốt chưa?

-Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày Cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quãn, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bẵc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sần xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu: ăn tốt, đái tốt, ngủ tổt, ỉa tổt nửa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

-Doanh nghiệp để thay cho công ty. (Công ty lã một hình thức tổ hợp, hùn vổn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp lã nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán; nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Vìệt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thể cho hai chữ Công Ty. Sau đây là một mẩu tin ngắn của tờ thời Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngãy, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dư.”

-Tiêu dùng thay vì tiêu thụ

-Cây xanh thay vì cây (Cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ nẩy chúng ta thấy có khá nhiều cây lá màu nâu hay nâu đậm. Nểu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ỡ hãi ngọai đứng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh.)

-Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đòan thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một sổ quan chức ỡ Bộ Ngọai Giao.”

-Xử lý thay vĩ giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v... Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lỷ. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói lã xử lý. Giãi quyết giầy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi lã xử lý. Bỏ tù người dân “mút mùa lệ thủy” chúng gọi là xử lý thích đáng!

- Bài nói thay vì bài diễn văn.

-Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.

-Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất nhanh/mạnh

-Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiểng Mỹ căng như sợi đây căng là (stretch) còn tình hình căng thằng là (intense situation)

-Cú shock thay vì bàng hoàng, kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên.

-Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hộì Điện Ảnh Canes.

-Ô tô con, xe con để thay cho xe du lịch.

-Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.

-Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.

-Động thái để thay cho động tác, hành động.

-Đề xuất để thay cho đề nghị.

-Mủa hiện đại (Yoga) thay cho Yoga

-Múa đôi thay cho khiêu vũ

-Trung tâm nghe và nói thay cho đài truyền hình

-Trung Văn thay cho Tiếng Tàu

-Tổ lái thay cho phi hành đòan. Nế vậy thủy thủ đòan có gọi lã tổ lái không?

-Cái xe này trình độ lắm để thay cho cái xe này chạy bền, tốt lắm

-Cực kỳ cái gì cũng cực kỳ, chẳng hạn như giá rẻ cực kỳ để thay cho giá thật rẻ, rất rẻ, rẻ mạt...

-Nói chuyện trực tuyến thay vì nói chuyện trực tiếp (Dùng chữ trực tuyến - danh từ của Hình Học- làm người nghe có cảm tưởng đây là đường thằng (trái với đường cong).

-Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gĩ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

Đấy, ngôn ngữ của VC là như thế đấy! Đó là thứ ngôn ngũ của lớp người chuyên vác AK, đeo mã tẩu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ để cuớp VN, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chổ đề giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biển dạng theo.

Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kể tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hòang của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đòan Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rôì khi chữ Quổc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tãn Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng xuân Hãn, Tự Lực Văn Đòan. Rồi khi “di cư” vào Mìền Nam (Xuôi Nam một dãi biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo như Vũ Hòang Chương, Doãn Quổc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giã như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đòan Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v...Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại. Ngôn ngữ cộng sãn bây giờ là sãn phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói mà tầng lớp lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc gia hành chánh). Hầu hết nhưng người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế, “đội ngủ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sinh sản ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bão vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC, mà còn là để bão vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thể hệ con cháu mai sau.