Sunday, May 8, 2016

Chính Nghĩa Quốc Gia



CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA

Quốc gia là lãnh thổ trong đó ngườI dân có chủ quyền. Quốc, hay là nước (ý nói lãnh thổ), là đơn vị địa lý chính trị của thế giớI; giống như gia, hay là nhà (ý nói ngườI dân), là đơn vị của xã hộI (trong một nước). Quốc gia được thành lập từ những bộ lạc, phát triền văn minh và văn hóa, thu phục được các bộ lạc tương tự chũng tộc bằng sự đồng thuận, tự quyết và cộng hòa.

Trong thờI quân chủ đế chế, chủ quyền quốc gia được thiết lập bằng sức mạnh quân sự mạnh được yếu thua. Triều đạI được dựng lên bằng chiến tranh và duy trì bằng đạo đức. Trong thờI gian này, vì nước mạnh thôn tính nước yếu bằng sức mạnh quân sự cho nên địa lý chính trị của thế giớI thay đổI mau chóng. Cho đến khi lãnh thổ lãnh hảI quốc gia được quy định bằng luật pháp quốc tế và chính trị dân chủ thì sự thay đổI mau chóng này không còn nửa.

Chính nghĩa quốc gia là quyền quốc gia (nation rights) và sự phát triển lòng yêu nước vớI mục đích bảo vệ lãnh thổ quốc gia và quyền lợI của ngườI dân; ngườI theo chính nghĩa quốc gia thì được gọI là “ngườI quốc gia”. Vì quốc gia bao gồm lãnh thổ, lãnh hảI và người dân, nên chính nghĩa quốc gia là vắn tắt của chính nghĩa quốc gia dân tộc, hay là “chính nghĩa dân tộc”. Nhưng vì nhân loạI có nhiều chũng, chũng có nhiều tộc và tộc có nhiều họ; và vì ngườI dân trong một nước có thể đa chũng (như Hoa Kỳ) hay đa tộc (như Trung Hoa); nên “chính nghĩa dân tộc” được gọi chính thức và đầy đủ là chính nghĩa quốc gia.

Cần phải phân biệt chính nghĩa quốc gia với chủ nghĩa quốc gia quá khích, hay còn được gọI là chũ nghĩa dân tộc cực đoan (fascm, racism).  Chủ nghĩa quốc gia nếu có , là sự lợI dụng chính nghĩa quốc gia để xâm lược hay thống trị. Chủ nghĩa quốc gia quá khích có 3 đặc tính: một là chũng tộc xiêu đẵng, hai là sự sợ hãi và hận thù giã tạo, và ba là lòng yêu nước tuyệt đốI và mù quáng. Trong lịch sử nhân loạI, chũ nghĩa quốc gia quá khích điễn hình là ba nước trong khốI “phe trục” (Đức, Ý và Nhật) trong thờI chiến tranh thế giớI thứ hai. Một vấn đề cần lưu ý, Sự bành trướng quốc gia bằng sức mạnh quân sự trong thờI đạI quân chủ đế quốc, đa số chỉ dựa vào quy luật mạnh được yếu thua mà thôi và không nhất thiết là do chủ nghĩa quốc gia quá khích.

Chính nghĩa quốc gia là quan trọng và cần thiết để đốI phó vớI ngoạI bang xâm lược và các chủ nghĩa quốc tế tội ác. Chính nghĩa quốc gia không những chỉ bảo vệ lãnh thổ và lãnh hảI mà còn bảo vệ quyền lợI kinh tế và văn hóa của ngườI dân chống lạI xâm lược kinh tế và sự hũy diệt văn hóa dân tộc của chủ nghĩa quốc tế hay của ngoại bang xâm lược thông qua bè lũ tay sai. Tuy Nhiên, chính nghĩa quốc gia không chống lại độc tài quốc gia. NgườI dân trong một nước thiếu dân chủ tự do có chiến tranh nội bộ chống độc tài nội bộ thì không cần và không nên theo chủ nghĩa gì cả. Trong một nước độc tài nộI bộ (như quân phiệt Miến Điện), ngườI dân đấu tranh cho dân chủ tự do không vì chủ nghĩa ( như chủ nghĩa xã hộI, chủ nghĩa tư bản hay chính nghĩa quốc gia) vì quân phiệt Miến Điện không phảI là tay sai ngoại bang hay chủ nghĩa quốc tế. Nếu sự thống trị là của bè lủ tay sai ngoạI bang hay chủ nghĩa quốc tế thì cuộc đấu tranh, trước hết, phảI là cuộc đấu tranh cho quốc gia của chính nghĩa quốc gia.

“Đất nước còn trong tay ngườI quốc gia là còn tất cả, đất nước rơi vào tay cộng sản (tay sai quốc tế cộng sản) là mất tất cả…” lờI của tổng thống VNCH, Nguyến văn Thiệu, đã tóm tắt ý chính của sự quan trọng và cần thiết của chũ nghĩa quốc gia. Quốc gia không còn thì dân chủ tự do để làm gì và để cho ai? Trong trường hợp của nước Việt Nam ngày hôm nay dướI sự thống trị của bè lủ việt cộng, đang trụ hình làm tay sai tàu cộng vốn là tàn dư của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, thì dân chủ tự do ngay cả có thật cũng không còn ý nghĩa khi trên 20 phần trăm dân số Việt Nam là ngoạI bang giàu có. Ý chính là đất nước phảI thuộc về ngườI quốc gia thì lãnh thổ lãnh hãi và quyền lợi của người dân mới được bảo vệ và dân chủ tự do mớI có ý nghĩa.

Cộng sản là một tổ chức tộI ác kinh tế chính trị xã hộI quốc tế, một hệ thống đế quốc mạnh được yếu thua, vô pháp vô nhân, điên cuồng chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa quốc tế hoang tưởng và độc ác, thi hành bởI một lủ vô sản côn đồ quốc tế chống lạI chính nghĩa quốc gia và dân chủ tự do. Mục đích của cộng sản là tiêu diệt chính nghĩa quốc gia và dân chủ tự do để phục vụ chũ nghĩa cộng sản quốc tế; vì bản chất chính của cộng sản là chống lạI quốc gia, là phản quốc, cho nên chủ nghĩa cộng sản là kẻ thù của chính nghĩa quốc gia.

Việt cộng là tay sai của cộng sản quốc tế, trước đây là Liên Sô, sau này là Tàu cộng. Việt cộng thi hành mệnh lệnh của quốc tế cộng sản cướp nước, tiêu diệt chính nghĩa quốc gia và quốc tế hóa Việt Nam. Việt cộng cướp nước Việt Nam bằng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chúng lường gạt dân Việt Nam vào 4 cuộc chiến tranh quốc tế (Pháp, Mỹ, Miên và Tàu) theo chỉ thị bành trướng lãnh thổ của quốc tế cộng sản bằng vủ khí cung cấp bởI quốc tế cộng sản. Việt cộng ám sát thủ tiêu những lãnh tụ quốc gia chân chính như ông Ngô Đình Khôi, ông Phạm Quỳnh, đức Huỳnh Phú Sổ, giáo sư Nguyễn văn Bông… và hàng ngàn cán bộ nhân viên chính phủ quốc gia để gây sợ hãi hận thù và rốI loạn, chúng tuyên truyền đánh phá bôi nhọ chụp mũ vu khống chính phủ quốc gia để tạo điều kiện cho chúng dể dàng cướp nước VIệt Nam.

Việt cộng tiêu diệt chính nghĩa quốc gia chân chính và quốc tế hóa nước Việt Nam bằng cách tiêu diệt văn hóa, kinh tế và lich sử quốc gia và thay thế bằng sản phẩm quốc tế ngoạI bang. VIệt cộng tiêu diệt văn hóa dân tộc bằng cách bôi nhọ chụp mũ vu khống văn hóa VIệt Nam là đồI trụy và phản động, chúng đốt sách, giết thầy và nhồI sọ học trò; sau đó chúng vật chất hóa văn hóa Việt Nam bằng giáo dục tuyên truyền nhồI sọ và chúng quốc tế hóa văn hóa Việt Nam bằng văn hóa ngoạI lai, lai căng chúng vác về từ bên tàu. Việt cộng tiêu diệt kinh tế quốc gia trước bằng chủ nghĩa xá hộI, sau bằng chủ nghĩa tư bản, chúng đuổI dân Việt Nam đi và rước ngoạI bang vào như tàu cộng, tư bản quốc tế và “việt kiều đô la” để cùng chúng vơ vét tài nguyên, bóc lột ngườI dân, thống trị và quốc tế hóa kinh tế Việt Nam.

Sử gia chân chính không lọc lựa những cái đúng mà chỉ ghi chép trung thực những gì xảy ra. Lịch sử quốc gia Việt Nam khởI đầu luôn luôn có câu chuyện truyền thuyết con rồng cháu tiên. Truyền thuyết không phảI là sự thật nhưng nó có giá trị lịch sử và tinh thần mà sử gia quốc gia có bổn phận phảI ghi chép lại. Việt cộng thóa mạ, bôi bẩn, bóp méo và xóa bỏ lịch sử quốc gia và tinh thần dân tộc con rồng cháu tiên của ngườI Việt Nam; thay vào đó chúng thêu dệt huyền thoạI tôn thờ lãnh tụ đãng việt cộng và lãnh tụ cộng sản quốc tế; chúng nhồI sọ dân Việt Nam rằng lịch sử VIệt Nam khởI đầu từ phong trào cách mạng và giảI phóng của cộng sản quốc tế, còn trước đó là phong kiến tộI ác. Nói tóm lạI, việt cộng tìm mọI cách tiêu diệt lịch sử quốc gia để quốc tế hóa lịch sử Việt Nam.

TộI ác của đãng cộng sản có hai phần rỏ rệt: một là phản quốc và hai là phản dân chủ. Yếu tố phản quốc căn bản của việt cộng là tiêu diệt quốc gia phục vụ quốc tế, hay nói tắt là quốc tế hóa. Trong khi cách mạng dân chủ đấu tranh chống chính trị độc tài và các chủ nghĩa kinh tế theo chức năng thì chính nghĩa quốc gia chống quốc tế hóa theo bản năng, giống như chủ nghĩa gia đình chống xã hộI hóa. Cộng sản đã tìm mọI cách để khoát chiếc áo quốc gia dân tộc giã tạo để ngườI dân không thể phân biệt được đâu là quốc tế đâu là quốc gia, và luận điệu “chống tất cả độc tài” hay là “bọn này độc tài hơn cộng sản” là luận điệu hù dọa, bôi nhọ lẩn lộn kiểu lộng chân thành giả, lộng giả thành chân làm lợI cho cộng sản. Xin phân biệt rằng độc tài quốc gia khác với độc tài quốc tế (tay sai đế quốc) và chính nghĩa quốc gia không chống độc tài quốc gia. Chống cộng sản là chống quốc tế hóa là bảo vệ quốc gia, có quốc gia thì mớI có dân chủ, cho nên “quốc gia trước dân chủ sau”, đó là nguyên tắc căn bản của chính nghĩa quốc gia.

Tinh thần và chính nghĩa quốc gia VIệt Nam đã có từ lâu bất chấp thể chế chính trị là gì. NgườI Việt quốc gia chống ngoạI bang xâm lược kể từ thờI Hồng Bàng lập quốc. TrảI qua bốn ngàn năm lịch sử, kẻ thù xâm lược Việt Nam đã nhiều lần bị đánh bạI qua những giai đoạn lịch sử dân tộc. Nhưng đến ngày hôm nay thì Việt Nam đang trong một giai đoạn đen tốI nhất của lịch sử vì đế quốc cộng sản không đơn giản chỉ là đế quốc tàu . ĐạI họa mất nước của dân tộc đang xảy ra vì lũ bán nước - hiện thân tay sai của đế quốc cộng sản quốc tế vô cùng gian manh và độc ác - đang thống trị Việt Nam.

Theo dòng lịch sử, Việt Nam có 3 kẻ thù đó là đế quốc tàu, thực dân Pháp và VIệt cộng - tay sai quốc tế cộng sản hiện nay đang thống trị Việt Nam. Trong giai đoạn chống thực dân, một điều quan trọng cần nói là chỉ có ngườI Việt quốc gia mớI chống thực dân, việt cộng không bao giờ chống thực dân, đây là sự thật mà có rất nhiều ngườI không dám hiểu. Một sự thật khác là Việt cộng gian manh , xảo trá và độc ác hơn thực dân nên đã có nhiều ngườI dân thà sống vớI thực dân hơn là sống dướI bạo quyền việt cộng. Thực dân Pháp cướp nước Việt Nam năm 1887 và trả lạI độc lập cho VIệt Nam năm 1947. VIệt cộng cướp chính quyền Việt Nam năm 1945 và tuyên bố “kháng chiến chống thực dân pháp” ngày 19 tháng 12 năm 1946- trước khi “kháng chiến” việt cộng đã cấu kết vớI “thực dân” đánh giết ngườI Việt quốc gia cho tớI khi pháp trở mặt đánh lạI chúng. Sau khi tuyên bố “kháng chiến”, chỉ có ngườI quốc gia mớI thật sự tiếp tục đánh pháp cho tớI khi pháp trả lạI độc lập thì lúc đó việt cộng mớI “kháng chiến” – có nghĩa là việt cộng chỉ đánh phá độc lập của VIệt Nam. NgườI VIệt quốc gia đã chống thực dân pháp ngay từ lúc thực dân bắt đầu cướp nước Việt Nam. Tài liệu lịch sử sau đây tóm tắt các cuộc đấu tranh kể từ đầu thế kỷ 20 của ngườI Việt quốc gia chống pháp.

Chính nghĩa quốc gia nhất là đối với người Việt cho dù bị chinh quyền Bảo hộ cố vùi lấp, vẩn là tiếng gọi vang vọng. Cuộc khởi nghĩa của Đề Tham ở vùng Phu Thọ và Phú Yên kéo dài đến năm 1913 mới bị dập tắt. Trong khi đó luôn có những âm mưu đánh đuổi người Phap như vụ Ha Thanh đầu độc (1908), vụ nổ bom ở Bắc Kỳ do Việt Nam Quang phục Hội thực hiện (1913), việcvua Duy Tan bôn tẩu (1916), vụ mưu sát Toàn quyền Merlin của Tam Tam Xa (1924), cuộc Khởinghĩa Yen Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930) làm chính phủ Bảo hộ phải luôn tìm cách trấn áp.

Vào thế kỷ 20, ở Việt Nam có xuất hiện hai phong trao hiện đại hóa song song. Phong trào đầu tiên là Đông Du ("Go East"). Phong trào bắt đầu vào năm 1905 bởi Phan Bội Châu. Kế hoạch của cụ Phan la gửi sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản để học các kỹ năng hiện đại, do đó trong tương lai họ có thể lanh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống Phap thành công. Với Hoang tử Cường Để, ông bắt đầu hai tổ chức tại Nhật Bản: Duy Tân Hội va Việt Nam Công Hiến Hội. Nhưng do áp lực ngoại giao của Pháp, Nhật Bản sau đó bị trục xuất cụ Phan.

Ông Phan Châu Trinh, người ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hoa, bất bạo động để giành độc lập, dẫn đầu phong trào thứ hai, phong trào Duy Tân (Hiện đại), trong đó nhấn mạnh giáo dục cho quần chúng, hiện đại hóa đất nước, bồI dưỡng sự hiểu biết và khoan dung giữa người Pháp và người Việt, và chuyển tiếp quyền lực trong hòa bình. Phần đầu của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển của mẩu tự La tinh làm chử Quốc Ngữ cho ngôn ngữ tiếng Việt. Người Việt Nam yêu nước đa nhận ra tiềm năng của Quốc Ngữ như một công cụ hữu ích để nhanh chong giảm mù chữ và giáo dục quần chúng. Cac văn bản truyền thống Trung Hoa hoặc chữ Nôm được xem là quá cồng kềnh va quá khó để học. Việc sử dụng của văn xuôi trong văn học cũng trở nên phổ biến với sự xuất hiện của nhiều tiểu thuyết; nổI tiếng nhất là những người từ nhóm văn chương Tự Lực Văn Đoàn.

Khi Pháp đàn áp cả hai phong trào yêu nuớc này, và sau khi chứng kiến các cuộc cách mạng trong hành động ở Trung Hoa và Nga, cách mạng Việt Nam bắt đầu chuyển sang con đường triệt để. Cụ Phan Bội Châu đã tạo ra Việt Nam Quang Phục Hội tại Quảng Châu, ông lên kế hoạch kháng chiến vũ trang chống Pháp. Trong năm 1925, các mật vụ của Pháp đã bắt được ông ở Thượng Hải và áp tải ông về Việt Nam. Do sự phổ biến va danh tiếng của ông, cụ Phan Bội Châu đã được tha khỏi án tử hình và bị quản thúc tại nhà cho đến khi ông qua đời vào năm 1940.

Trong năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Đảng Dân tộc Quốc Gia Việt Nam), mô hình theo Quốc dân đảng ở Trung Hoa, được thành lập, tổ chức vũ trang Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 ở Bắc Kỳ thất bại và đã dẫn đến việc Chủ tịch Nguyễn Thái Học và nhiều nhà lãnh đạo khác, bị bắt và bị hành quyết bởi máy chém của thực dân Pháp.

Tương tự như chống thực dân Pháp, công cuộc đấu tranh chống việt cộng – tay sai quốc tế cộng sản (còn được gọI là cuộc chiến quốc cộng) của ngườI Việt quốc gia đã khởI đầu rất sớm, kể từ khi việt cộng cấu kết vớI thực dân như được giải thích sau đây: Tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Việt Minh chỉ điểm cho Pháp bắt bớ tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Tháng 7-1946 Võ Nguyên Giáp chỉ huy tấn công lực lượng Việt Nam Quốc Dân đảng các tỉnh Thượng du, như Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bằng Giang, chúng giết cả tù binh, tàn sát dã man các thương binh, đó là những ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh Quốc - Cộng. Việt Minh được Pháp tiếp tế đạn dược đầy đủ nên đã đè bẹp các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách, tàn quân của Quốc gia còn độ một nghìn người chạy trốn sang Tầu.

Cuộc chiến quốc cộng không phảI là nộI chiến vì việt cộng không phảI là một đãng phái trị của Việt Nam mà là của quốc tế cộng sản. Kể từ đó trờ đi, trên 3 triệu ngườI Việt Nam đã phảI hy sinh, nhưng những anh hùng quốc gia vẩn tiếp tục truyền thống của cha ông xã thân cho nước. Từ ông Ngô Đình DIệm, ông Nguyển văn Thiệu… cho tớI anh hùng Trần văn Bá, và tất cã những chiến sỉ vô danh đấu tranh quân sự hay chính trị ở trong nước Việt Nam hay khắp nơi trên thế giớI, đã hy sinh hay vẩn tiếp tục công cuộc đấu tranh để giái phóng VIệt Nam thoát khỏI gông cùm cộng phỉ và bá quyền tàu cộng, vẩn tiếp tục tranh đấu; và chính nghĩa quốc gia Việt Nam vẩn sáng ngờI chính nghĩa quốc gia đấu tranh cho dân tộc sinh tồn.

Đối Lập Là Gì


(Bài viết của GS Nguyễn văn Bông)

I. Định Nghĩa Và Các Quan Niệm Về Đối Lập

Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A. Định Nghĩa

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.
1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.
2. Là một sự bất đồng về chính kiến. Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc Tài, Cộng Sản. Đó không phải là đối lập.
Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.
3. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa. Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chính đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập. Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Vì đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật.

B. Các Quan Niệm Về Đối Lập

Một khi đã ý thức được danh từ "đối lập" và nhận định tầm quan trọng của nó trong cuộc sinh hoạt chính trị, vấn đề then chốt được đặt ra là xác định vị trí của đối lập trong các chính thể. Nếu tinh túy của dân chủ là lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị, thì lẽ tất nhiên lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị ấy được thể hiện trên bình diện chính trị, qua những quyền của đối lập và sự hiện diện của đối lập chỉ là kết quả của sự thừa nhận tự do chính trị. Đối lập chỉ có giá trị và hiệu quả trong một chế độ mà triết học chính trị là Dân Chủ Tự Do. Vì đối lập dựa trên tinh thần khoan dung, trên sự chính đáng của bất đồng chính kiến. Vì thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chính trị.
 Một quan niệm đối lập như thế, dựa trên Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Thể Độc Tài không thể chấp nhận được. Trong chính thể này, chính quyền là tất cả, còn đối lập chẳng những vô ích mà còn nguy hiểm nữa. Vô ích vì những nhà độc tài luôn cho rằng ý thức hệ của mình là bất di bất dịch và vai trò của cơ quan công quyền không phải tìm lấy một ý chí đi sát với nguyện vọng của quốc gia mà trái lại chỉ có nhiệm vụ áp dụng mệnh lệnh của chính đảng nắm quyền lãnh đạo. Chẳng những vô ích, đối lập còn nguy hiểm nữa. Nguy hiểm cho sự thực hiện nguyện vọng của quần chúng, vì hành động của đối lập phân ly quần chúng. Bởi thế, đối lập cần phải được thanh trừng và những cái mà người ta gọi là Dân Chủ, quyền tự do công cộng, những lợi khí mà đối lập dùng để hoạt động, lợi khí ấy cần phải được cấm nhặt.
 Bị khước từ bởi những chính thể Độc Tài, đối lập chỉ được thừa nhận trong chính thể Dân Chủ, chẳng những trên bình diện triết lý chính trị, đối lập còn được chứng minh qua khía cạnh cuộc điều hành thực tiễn của định chế. Chính sự hiện diện của đối lập phản ảnh tính cách chân chính của ý chí quốc gia. Trong những chế độ mệnh danh là "nhất tề - nhất trí", trong những chế độ mà người ta chỉ nghe 99 phần trăm, đành rằng không phải không thể có được, nhưng sự vắng mặt của đối lập làm cho người ta lắm lúc phải hoài nghi. Chỉ trên bình diện thực tại, vai trò của đối lập chứng tỏ rằng, mặc dù bị loại ngoài hệ thống chính quyền, đối lập cần có mặt và phát biểu.
 Một quan niệm quá ư rộng rãi về Dân Chủ, lẽ tất nhiên - dựa trên một sự đối lập chân thành, xây dựng. Nhưng ý niệm đối lập ngày nay quá biến chuyển. Một hiện tượng mới đã xảy ra, một đối lập, không phải trong chính thể, mà chống chính thể Dân Chủ, một sự đối lập hoàn toàn phủ nhận nguyên tắc Dân Chủ, một sự đối lập về ý thức hệ. Tất cả vấn đề là thử hỏi, trước một sự đối lập như thế, thái độ của chính thể Dân Chủ phải như thế nào. Một vấn đề hết sức phức tạp, tế nhị và trên bình diện quốc tế, những giải pháp bảo vệ chính thể Dân chủ tùy thuộc hoàn cảnh thực tại chính trị của mỗi nước.
 Dù sao, để trở lại vấn đề đối lập trong chính thể Dân Chủ, không ai có thể chối cãi tính cách chính đáng của sự hiện diện của đối lập. Nhưng đối lập, chẳng những phải có mặt mà còn phải có thể phát biểu nữa. Mà đối lập phát biểu để làm gì và hành động của đối lập sẽ có tác dụng gì trong guồng máy chính trị quốc gia? Và theo thủ tục nào, dưới hình thức nào, với những bảo đảm nào, đối lập có thể mạnh dạn và thành thực phát biểu ý kiến?
 Đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng, vấn đề vai trò của đối lập và vấn đề qui chế của đối lập, hai vấn đề căn bản mà chính thể Dân chủ cần phải giải quyết một cách phân minh để ổn định cuộc sinh hoạt chính trị và để đối lập làm tròn sứ mạng của nó.

II- Vai Trò Của Đối Lập

Trong chính thể Dân Chủ thật sự, hiện diện của đối lập là một điều hết sức chính đáng. Chính đáng vì thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Chẳng những chính đáng, đối lập lại còn cần thiết nữa. Cần thiết cho phẩm tính, đối lập còn cần thiết cho sự hiện hữu của chính quyền nữa. Trong cuộc sinh hoạt chính trị ổn định, đa số ở đâu ra, chính quyền hiện tại ở đâu ra, nếu không phải là sự kết tinh của sự tranh chấp với đối lập? Trên khía cạnh này, đối lập đóng vai trò căn bản, vai trò hợp tác với chính quyền, đó là hai khía cạnh của vai trò đối lập.

A. Vai Trò, Hạn Chế Và Kiểm Soát Chính Quyền

1- Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đó là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Trước hết, ở giai đoạn tuyển cử đối lập có mặt, có thể phát biểu ý kiến, đối lập có quyền phủ nhận làm cho chính quyền bỏ bớt thái độ cứng rắn, những chương trình mỵ dân, những hứa hẹn hão huyền. Đối lập chận đứng lại những tư tưởng hẹp hòi, những quan điểm thiển cận, tư tưởng và quan điểm không phải của một chính phủ quốc gia mà hoàn toàn lệ thuộc vào mệnh lệnh của đảng phái.
2- Đối lập bảo đảm tính cách đích xác công khai của những quyết định của nhà nước. Thật vậy, khi mà chúng ta nói đến ý chí của toàn dân, ý chí của quốc gia, cần phải nhận định rằng đó chỉ là ý chí của đa số. Ý chí của đa số là ý chí của quốc gia, cái phương trình ấy chỉ có giá trị khi nào quyết định của đa số được chấp thuận trong một bầu không khí cởi mở, sáng tỏ và tự do. Chính đối lập bảo đảm tính cách đích xác của quyết định của đa số và bắt buộc đa số nắm chính quyền phải tham dự một cuộc tranh luận công khai. Vẫn biết rằng, trong chế độ Tổng Thống hay trong chế độ Đại Nghị mà chính phủ có đa số ở Quốc Hội, đối lập không thể ngăn cản chính quyền hành động theo ý của họ. Nhưng, tự do chỉ trích, đối lập bắt buộc địch thủ phải tiết lộ dự định của họ, những lý do của một quyết định của họ. Và như thế, đối lập bảo đảm rằng, khi một biện pháp hay chính sách được chấp thuận, những lý lẽ chống đối hay bênh vực biện pháp, chính sách ấy, đều được công khai đưa ra dư luận. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền, đối lập đảm đương một cách thiết thực hơn nữa trên diễn đàn Quốc Hội.
3 - Với phương tiện nào đối lập đóng vai trò của nó trên bình diện nghị viện? Đành rằng cơ cấu chính phủ nước này không giống nước kia, nhưng trong bất cứ chính thể Dân Chủ nào, người ta cũng tìm thấy từng ấy phương tiện cho phép đối lập phát biểu công khai ý kiến của họ. Trong những lúc bàn cãi và biểu quyết ngân sách quốc gia, sự hiện hữu của đối lập bắt buộc chính quyền bỏ hẳn chương trình mỵ dân, thái độ cứng rắn, và nhứt là chính quyền hết sức dè dặt khi bắt buộc toàn dân phải hy sinh quá độ. Cuộc đối thoại giữa chính phủ và quốc hội - chung qui giữa chính quyền và đối lập - qua những cuộc tranh luận, những câu hỏi, những cuộc tiếp xúc với ủy ban hay giữa phiên họp công khai là những dịp mà các vị Dân Biểu đối lập nói lên những lạm dụng của cơ quan hành chánh, hay nhận được - qua cuộc trình bày của các vị Bộ Trưởng - tin tức về một vấn đề nhất định hay câu trả lời đích xác. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền được biểu hiện một cách thiết thực nữa qua nguyên tắc trách nhiệm chính trị. Chúng ta biết rằng trong chế độ Đại Nghị, chính phủ bắt buộc phải từ chức khi đa số ở Quốc Hội biểu quyết chống chính phủ. Yếu điểm này sẽ là một ảo mộng nếu không có một đối lập thực sự.
 Vậy qua từng giai đoạn của sự khởi thảo chương trình và trong hành động hàng ngày, chính quyền luôn luôn để ý đến lập trường của đối lập, tự kiểm soát lấy mình và trong việc ấn định kế hoạch quốc gia, lắm lúc phải nhận lấy chủ trương của đối lập. Thái độ này không nhằm làm vui lòng đối lập mà cho toàn dân, vì để ý đến lập trường của đối lập trong việc xác định đường lối chính trị, chính quyền hướng về nguyện vọng của quốc gia.
 4 - Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Vai trò tối quan trọng này, không phải đối lập luôn luôn đảm đương với tất cả hiệu quả thật sự. Không, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là ở khía cạnh tâm lý của toàn dân. Vấn đề là mỗi công dân có thể chắc chắn rằng, ngoài Quốc Hội hay trên diễn đàn Quốc Hội, có những người đại diện có thể phát biểu ý kiến của mình, không phải theo đường lối của chính quyền mà khác hẳn chính quyền. Và dù rằng ý kiến không được chấp thuận đi nữa, họ có cảm giác rằng sự kiện ấy do nơi quyền lợi tối cao của quốc gia, chứ không phải vì tính thị hiếu nhất thời, chuyên chế. Cần phải nhận định rằng, đối lập không những là tượng trưng cho một khuynh hướng chính trị, đối lập còn có giá trị tự bản chất nó nữa. Vì chỉ có đối lập và bởi đối lập mà việc kiểm soát của toàn dân mới có tính cách chân thành và hiệu lực trong một chế độ thương nghị, không những hạn chế, kiểm soát chính quyền, đối lập còn cộng tác với chính quyền nữa.

B. Vai Trò Cộng Tác Với Chính Quyền

Cho rằng đối lập cộng tác với chính quyền, đó là một khẳng định có hơi mâu thuẫn. Tuy nhiên chính đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lập. Và chúng ta có thể quả quyết rằng cái lợi của chính quyền là dung túng đối lập.

1 - Qua những cuộc tranh luận trong một bầu không khí cởi mở, những ý tưởng khích động tinh thần, những định kiến bớt phần cứng rắn, những ý kiến được chọn lọc và uy quyền sáng tỏ. Bất cứ một chính quyền nào cũng có khuynh hướng tự giam mình trong tình trạng cô đơn, chỉ nghe lời của đồng chí và lấy quyết định phù hợp với ảo vọng hoang đường qua những nhận xét riêng biệt của mình về thời cuộc. Đối lập có mặt, nhắc lại cho đoàn thể ở chính quyền tính cách phức tạp của thực tại chính trị, đem lại những màu sắc chính trị và đôi khi phản kháng lại những truyền tin báo cáo đơn phương của chính phủ. Qua những hành vi tích cực ấy, chính quyền thâu lượm được những dấu hiệu quý giá về tình trạng tinh thần của dư luận. Chẳng những trong lãnh vực thông tin, vai trò cộng tác với chính quyền của đối lập nổi bật lên nữa qua khía cạnh nghị viện.
 2 - Tất cả những công việc thuộc về thiết lập chương trình nghị sự, về những vấn đề cần phải được thảo luận, những dự án ưu tiên, những cuộc tiếp xúc v.v..., tóm lại, vấn đề liên hệ đến việc tổ chức công tác của Quốc Hội, sự thỏa thuận giữa đối lập và chính quyền là điều kiện cốt yếu của một tình trạng chính trị ổn định. Và lịch sử đã chứng minh rằng, trong những trường hợp đặc biệt, trong những tình trạng khẩn cấp, tối cần, trong những trường hợp mà sinh tồn của quốc gia được đặt ra, trong những trường hợp ấy, lịch sử đã chứng minh rằng đối lập từ khước độc lập và lắm lúc lại ủng hộ chính quyền để bảo vệ uy thế của chính quyền lúc phải đương đầu với mọi cuộc ngoại xâm.
 3 - Hướng dẫn chính quyền tham gia vào cuộc điều hành công tác Quốc Hội, một sự đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là chủ trương một chính sách để thay thế cho chính sách chính quyền. Cần phải nhấn mạnh đặc điểm này. Trong những xứ mà tình trạng chính trị chưa ổn định, trong những xứ mà đối lập vắng mặt, người ta luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị quốc gia. Ai sẽ thay thế nhà lãnh tụ hôm nay? Viễn tượng những cuộc cách mạng đẫm máu, những cuộc chính biến, viễn tượng những gián đoạn chính trị đầy hậu quả làm cho cuộc sinh hoạt chính trị kém phần tích cực. Đối lập, trong chính thể Dân Chủ, cho phép Quốc Gia xoay chiều, đổi hướng trong khung cảnh của định chế và không tổn thương đến sự liên tục của cuộc sinh hoạt chính trị. Đối lập là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền.
 Một sự đối lập hữu hiệu là một lực lượng tích cực. Cần phải nhận định rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền. Đối lập và chính quyền là hai yếu tố căn bản của thế quân bình chính trị trong chính thể Dân Chủ.
 Hạn chế và kiểm soát chính quyền, cộng tác với chính quyền, một khi đã hiểu như thế, vai trò của đối lập, vấn đề được đặt ra bây giờ là thử hỏi trong điều kiện nào đối lập có thể làm tròn sứ mạng của nó trong một bầu không khí khoan dung, khi mà một số quyền hạn của đối lập được xem là bất khả xâm phạm và đồng thời đối lập thông suốt nhiệm vụ của mình. Kê khai những quyền hạn ấy, ấn định nghĩa vụ của đối lập, tức là bàn đến vấn đề quy chế của đối lập.

III - Qui Chế Của Đối Lập

Vấn đề ấn định qui chế của đối lập tùy thuộc mỗi quan niệm riêng về đối lập. Nếu đối lập chỉ được xem là một quyền đối lập, nó chỉ là hậu quả tất nhiên của thể chế chính trị Dân Chủ Tự Do. Đối lập tức là có quyền xử dụng tất cả những tự do hợp pháp. Trái lại, nếu đối lập được đưa lên hàng một chức vụ rất cần thiết cũng như chính quyền, nếu đối lập được xem không phải là một việc bất đắc dĩ, mà là một liều thuốc kích thích chính quyền, thì theo quan niệm này, quy chế chẳng những bảo đảm tự do của đối lập mà còn chú ý tới công hiệu của nó nữa. Tổ chức đối lập, định chế hóa đối lập đó là quan niệm thứ hai của đối lập.

Nhưng dù có được định chế hóa hay không, đối lập để có thể đảm đương vai trò chủ yếu của nó, phải là một đối lập tự do và xây dựng. Nói đến đối lập tự do là phải nghĩ ngay đến quyền hạn của nó; nói đến đối lập xây dựng là nghĩ đến ngay nghĩa vụ của nó.

A - Một Trong Những Quyền Hạn Của Đối Lập

1 - Là quyền không thể bị tiêu diệt. Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ Nghĩa Độc Tài. Đối thoại trở thành độc thoại.
 2 - Quyền thứ hai của đối lập là quyền phát biểu. Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.
 Chúng ta có nói rằng thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử.
 Trên bình diện đại nghị, đối lập cần phải được đặc biệt bảo vệ. Trường hợp Dân Biểu đối lập bị bắt bớ hay tống giam không phải là những trường hợp hiếm có. Vì thế mà quyền bất khả xâm phạm của Dân Biểu là một thực tại.
 Những quyền hạn mà chúng tôi đã sơ lược kê khai không phải chỉ dành riêng cho đối lập. Đó là quyền bảo vệ tất cả công dân trong chính thể Dân Chủ. Nhưng phải thành thật mà nhận định rằng tự do phát biểu, tự do tuyển cử, quyền bất khả xâm phạm v.v... là những điều kiện quí giá cho đối lập luôn luôn bị chính quyền đe dọa.
 Đó là điều kiện tối thiểu. Một quan niệm cấp tiến đã đi đến chỗ định chế hóa đối lập. Đối lập trở thành một thực thể có hiến tính. Đó là trường hợp của Anh Quốc vậy.
 Ở nước Anh, đối lập có một tước vị chính thức "đối lập của Nữ Hoàng". Và đối lập của Nữ Hoàng có cả chính phủ riêng của họ, một nội các bóng trong Hạ Nghị Viện. Vị lãnh tụ đối lập của Nữ Hoàng là một nhân vật cao cấp đầy uy thế, luôn luôn được mời đến cùng vị Thủ Tướng tham dự những buổi lễ chính thức và luôn luôn được tham khảo ý kiến về những vấn đề chính trị trọng đại. Và xin nhắc lại một điều rất lý thú là "nhà nước lại phải trả lương cho vị lãnh tụ đối lập".
Nhưng dù sao, định chế hóa hay không, quyền sinh tồn và những điều kiện thuận tiện để tự do phát biểu, chỉ có ý nghĩa khi nào đối lập tin tưởng có quyền nắm lấy chính quyền. Chính sự bình đẳng trong vận hội ấy làm cho cuộc sinh hoạt chính trị thêm phần phấn khởi.
Đối lập có vài quyền hạn để đảm đương vai trò của nó. Nhưng đối lập không phải chỉ có quyền. Một số nghĩa vụ hạn chế hoạt động của đối lập, nghĩa vụ nhằm mục tiêu tôn trọng tinh thần Dân Chủ.

B - Những Nghĩa Vụ Của Đối Lập

Một trong những nghĩa vụ của đối lập là thừa nhận qui luật đa số. Những ai quan tâm đến cuộc bầu cử đều rõ rằng có thể xảy ra trường hợp mà vị Tổng Thống đắc cử hay một chính đảng chiếm đa số ở Quốc Hội trong lúc phiếu của mình lại kém địch thủ thất bại. Nhưng đó chỉ là hậu quả kỹ thuật của luật tuyển cử. Và công lý là một chuyện, mà hợp pháp là một chuyện khác nữa. Trường chính trị là một cuộc tranh đấu công nhận qui luật đa số, tức là thẳng thắn tham gia cuộc đấu tranh bởi đó là luật lệ của nguyên tắc dân chủ.
 Nghĩa vụ thứ hai của đối lập là hoạt động một cách ôn hòa xây dựng và có tinh thần trách nhiệm. Những chỉ trích vớ vẩn, những vu khống không có căn bản chính trị của những kẻ tự cho là chính khách, những phê bình chỉ đem lại hoài nghi và bất mãn, đó là những tệ đoan của sự đối lập không xứng đáng với danh hiệu của nó. Vì đâu lại có một hiện tượng bất thường như thế? Ngoài tham vọng cá nhân, hiện tượng này phát sinh từ một hệ thống chính đảng nhất định và liên quan đến khía cạnh ý thức hệ của một vài chính đảng.
Trong một xứ, một hệ thống đa đảng là một thực tại chính trị, khi mà không một chính đảng nào chiếm đa số hay ưu thế trên sân khấu chính trị. Chính phủ luôn luôn là một chính phủ liên hiệp. Mà liên hiệp tức là tập hợp những khuynh hướng mâu thuẫn, dung hòa những chính sách tương phản. Chính cái viễn tượng không bao giờ tự mình chiếm được hoàn toàn quyền và thực hiện những chương trình hứa hẹn làm cho chính đảng thiếu ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm. Tính cách rời rạc và chia rẽ của đối lập, chỉ biết phá hoại biến đổi hẳn mối tương quan truyền thống giữa đa số và thiểu số. Đối lập không còn là đối lập ngoài và chống chính phủ, đối lập ở đây là đối lập trong chính phủ.
Chẳng những thế, khía cạnh ý thức của một vài chính đảng là nguyên do thứ nhì của sự thiếu tinh thần xây dựng. Đối lập chỉ có nghĩa trong một khung cảnh chính trị nhất định. Nếu chúng ta đồng ý về một nguyên tắc căn bản, nếu chúng ta thừa nhận chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân quyền, tự do chính trị, nếu chúng ta tôn trọng nhân vị, sự độc lập của Thẩm Phán hay quyền tự do phát biểu, thì cuộc tranh chấp chính trị chỉ nằm trên lãnh vực thực tiễn qua những nguyên tắc thứ yếu. Trái lại, nếu đối lập nhằm chống lại, không phải một khuynh hướng chính trị hay một chính sách nhất định, mà chính cả nền tảng của xã hội, nghĩa là chống cả chính thể, thì khẳng định rằng đối lập là chính phủ tương lai không còn giá trị nữa. Vì đặc tính của đối lập về ý thức hệ là chiếm chính quyền để rồi thủ tiêu quyền đối lập.
 Trong một tình trạng như thế, trước tình trạng mà đối lập không thi hành nghĩa vụ của nó, những quyền hạn không còn lý do tồn tại nữa. Và "Chính Thể Dân Chủ" cần phải có những biện pháp thích nghi để đối phó. Sa thải những phần tử bất chính trong hành chính, bắt buộc đối lập phải có một chương trình và có năng lực nắm chính quyền trước khi lật đổ chính phủ, sửa đổi luật bầu cử, đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng quá khích, đó là một vài ví dụ cụ thể về biện pháp được áp dụng để bảo vệ Chính Thể Dân Chủ.

IV - Đối Lập Trong Các Quốc Gia Chậm Tiến

Phác họa như thế, vai trò và "qui chế đối lập" trong "chính thể dân chủ" qua sự biến chuyển của ý niệm trong xã hội cận đại, chúng ta không khỏi tự nhủ rằng đó là lý tưởng. Và tự hỏi rằng lý tưởng ấy có phù hợp với những quốc gia trên đường phát triển, với hiện tình những nước vừa thu hồi độc lập.

Thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng, đối lập nếu không hoàn toàn vắng mặt, thì chỉ được dung túng một phần nào, một phần nhỏ nào, trong những nước mới này, những nước mệnh danh là Dân Chủ và đồng thời cũng được xem là những chính thể không độc tài. Tại sao lại có một sự kiện oái oăm như thế?
Lý do thứ nhất mà người ta đưa ra là sự đe dọa trầm trọng của độc tài Cộng Sản. Những nước mới này, là những nước bị nạn Cộng Sản đe dọa và có nước đang chiến đấu một mất một còn với Cộng Sản. Dung túng đối lập tức là cho Cộng Sản cơ hội núp sau lá cờ đối lập để phá hoại nền dân chủ. Đối lập Cộng sản là đối lập về ý thức hệ, và chúng ta biết rằng đối lập về ý thức hệ là đối lập chống chính thể Dân Chủ.
Lý do thứ hai là trình độ giáo dục của quần chúng. Người ta cho rằng dân chúng chưa có một trình độ giáo dục về chính trị khá đầy đủ để cho có thể xử dụng một cách hoàn hảo những quyền tự do công cộng. Và như thế, đối lập chỉ có hại vì nó sẽ là bức bình phong của những tham vọng cá nhân của những kẻ không cơ sở chính trị chỉ dựa trên cuộc chính đồ sinh hoạt. Hơn nữa, thì giờ gấp rút, nâng cao mực sống của toàn dân là một việc tối cần, lúc kiến quốc không phải lúc bàn cãi, phê bình hay chỉ trích.
 Những lý do mà chúng ta vừa nêu ra rất là chính đáng. Nhưng chính đáng không có nghĩa là phải chấp nhận. Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.
 Vả lại, vì thiếu đối lập mà Cộng Sản và những phần tử phản Dân Chủ nắm mất chính nghĩa đối lập và lợi dụng khai thác những bất mãn, than phiền của quần chúng.
 Vậy để tránh mọi sự ngộ nhận giữa chính quyền và nhân dân, để cho trạng thái tinh thần khủng hoảng của dư luận được thể hiện một cách ôn hòa, để cho phần tử phiến loạn hết cơ hội lợi dụng tuyên truyền và khai thác, vấn đề đối lập tự do và xây dựng cần phải được đặt ra. Và như thế không những trong những nước tiền tiến, mà chính ngay trong những tân quốc gia, công cuộc kiến quốc và cứu quốc, công cuộc xây dựng nền Dân Chủ phải là kết tinh của hoạt động song phương giữa chính quyền và đối lập.
 
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông

Saturday, March 19, 2016

NGỤY BIỆN


  "Ôi, cái luỡi không xuơng, nhiều đuờng lắc léo…” ca dao Việt nam


Ngụy biện là lập luận sai để luờng gạt. Ngụy biện có hai đặc điểm quan trọng: Thứ nhất, ngụy biện rất phỗ biến và khá thuyết phục đối với người bình thường. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ về ngụy biện trong lý luận và thông tin của việt cộng. Thứ hai là, đôi khi rất khó để thấy lập luận ngụy biện. Một lập luận có thể rất yếu, hơi yếu, hơi mạnh mẽ, hoặc rất mạnh mẽ. Một lập luận cũng có thể có nhiều giai đoạn hoặc nhiều phần; có phần mạnh mẽ và có phần yếu. Bằng cách tìm hiểu các phương pháp ngụy biện, bạn có thể tăng cường khả năng lý luận của riêng bạn và hiểu các lập luận sai của người khác. Mục tiêu của bài đọc này là giải thích cho bạn hiểu các thể dạng của ngụy biện để bạn nhận ra những luờng gạt trong lập luận (đặc biệt là của việt cộng); và để giúp bạn nghiêm túc trong lập luận của riêng bạn và chuyển chúng đi từ hướng yếu tới mạnh mẽ.


1) Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận
Ngụy biện này là loại tấn công người lý luận thay vì tấn công lý luận của nguời. Ví dụ như cho rằng lý luận của Von Daniken, tác giả của cuốn sách về các nhà du hành vũ trụ cổ, là vô giá trị bởi vì ông là một nguời mạo danh đã bị kết án biển thủ; (tuy đó là đúng, nhưng đó không phải là lý do tại sao cuốn sách vô giá trị). Ví dụ khác là loại tam đoạn luận sau đây, ám chỉ tới bệnh đồng tính luyến ái của Alan Turing:

Alan cho rằng máy móc biết suy nghĩ
Nhưng Alan là bê đê
Như vậy máy móc không biết suy nghĩ

Việt cộng thường hay bội nhọ, tấn công cá nhân người việt quốc gia và các nhà đấu tranh dân chủ bằng những trò gian xảo và bỉ ổi như vậy. Ví dụ như chúng bôi nhọ ông Cù Huy Hà Vũ về việc cá nhân hợp pháp của ông ta (vụ án condom). Chúng gán tội hình sự bịa đặt cho nạn nhân để giam cầm hay hành quyết họ.

Những biến thể phổ biến khác của ngụy biện “Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận” là :

Tấn công vào sự chân thành: Ví dụ như hỏi rằng làm thế nào bạn có thể tranh luận cho việc ăn chay khi bạn đi giày da, kiểu ngụy biện này tuơng tự như tin rằng hai sai làm thành một đúng.

Lập luận tổng quát: Đây là dạng tấn công một tập thể dựa vào một vài truờng hợp. Ví dụ cho rằng thuyết sinh vật tiến hóa chỉ là một công cụ nham hiểm của bọn duy vật vô thần (ngụy biện là ở bọn duy vật lợi dụng thuyết tiến hóa, không phải lỗi của thuyết tiến hóa); hoặc nói rằng tất cả các khoa học gia đều nghiện ruợu (dựa vào những nghiêng cứu lá cải) . Việt cộng thuờng hay xài ngụy biện này, ví dụ như chúng bôi nhọ VNCH là tham nhũng, hoặc tuớng lãnh hèn nhát hoặc là chúng cho rằng tất cả nguời Việt hải ngoại ăn trợ cấp xã hội…

Nói bóng gió: Nghĩa là tấn công nguời lý luận một cách gián tiếp qua những lờ bóng gió. Ví dụ như “ tại sao khoa học gia không nói hết những gì họ biết? chắc họ sợ làm mọi nguời hoang mang…”. Hoặc là “để tỏ ra lịch sự, tôi không lưu ý đến vấn đề nghiện ruợu của ông…”. Hoặc nữa là làm bộ công bằng để tấn công cá nhân như nói rằng “mặc dầu nhiều nguời nói bà rất ngoan cố nhưng tôi không sợ…”. Nói bóng gió có nhiều biến thể khác, như là tấn công cá nhân nhẹ nhàng với mục đích làm giảm giá trị của nguời lý luận:

..bà có vẻ xúc động quá
..ông có vẻ đổ mồ hôi nặng nề…
..bà đã quên những gì đã nói tuần truớc
..lúc bé tôi cũng nghĩ ngu xuẩn như vậy
..lúc bé, ông không đuợc bú sữa mẹ phải không?
..cái gì đã thúc đẩy ông xuy nghĩ như vậy?

Đặt câu hỏi về sự thông minh của nguời lý luận như là “nếu bà thông minh thì bà mới hiểu tôi…” hoặc là “ngay cả ông cũng có thể hiểu ý tôi…” là ngụy biện. Nguợc lại, cho rằng nguời lý luận thông minh hơn trình độ chung nên bị từ khuớc cũng là ngụy biện, loại ngụy biện này được gọi là miễn nhiệm vì khác biệt hay là đổi chủ đề.


2) Lòn lách và chọc tức
Đây là cách cố gắng làm cho người lý luận tức giận, mà không cần cố gắng để giải quyết các tranh luận truớc mắt. Đôi khi cách này là một chiến thuật trì hoãn. Lòn lách và chọc tức có thể trở thành Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận nếu bạn xỉ nhục đối thủ của bạn. Bạn cũng có thể xỉ nhục người khác hay cái mà nguời lý luận đang biện hộ. Việt cộng thường hay dở trò này để phá những diển đàng đấu tranh dân chủ. Chúng thường dùng cách chọc tức như chửi bới, chọc ghẹo, nói ngang, tung hô khẩu hiệu, thách thức, khêu khích, kêu căng, miệt thị, khoe khoang, phô trương...để tạo cho diển giả bị phân tâm.


3) Bôi bác và thêm thắt

Là tấn công nguời lý luận bằng cách thêm thắt hoặc bôi bác ý nghĩa hay vị trí của họ. Ví dụ như tuyên bố rằng thuyết tiến hóa có nghĩa là con chó sinh ra con mèo. Một ví dụ khác là câu nói này “thời buổi này ai mà chống cộng , chỉ có bọn lảnh trợ cấp ganh tị với cộng sản mới chống cộng sản mà thôi”. Thật là lố bịch, vì có ai ganh tị với ăn cướp? Trên internet, có nhiều nguời bôi bác đối thủ bằng cách thêm thắt rồi so sánh đối thủ với Hitler.

4) Thổi phồng vấn đề

Lập luận rằng “vì các học giả tranh luận về một điểm nào đó nên ta có quyền nghi ngờ là họ không biết gì, và toàn bộ lĩnh vực kiến ​​thức của họ đang trong cuộc khủng hoảng hoặc không tồn tại”, lập luận ngụy biện này là thổi phồng vấn đề.
Vấn đề ngụy biện ở đây là thổi phồng những chi tiết tranh cải để che dấu tội ác, việt cộng thường hay ngụy biện kiểu này. Ví dụ như lập luận rằng “vì chưa ai biết rỏ ai thảm sát hàng chục ngàn thường dân Huế trong cuộc đánh lén tết Mậu Thân 1968, nên có thể nghi ngờ về sự thật của thảm sát này”. Hay là “vì hai nhà sử học tranh luận về số nạn nhân Hitler đã giết chết, năm triệu hay sáu triệu người Do Thái, nên có thể nghi ngờ về sự hiện hữu của thảm sát này”.
Nguợc lại, việc thiếu tuớng Loan xử tử (bắn) một tên khủng bố việt cộng tại mặt trận đã bị việt cộng và cơ quan tuyên truyền cộng sản thế giới thổi phồng sự mạnh bạo của nó với mục đích bôi nhọ và chụp mũ VNCH là ác độc. Đây là ngụy biện thổi phồng vấn đề để bôi nhọ đối phuơng và để che dấu tội ác khũng bố của việt cộng. Quyền xử lý bọn khủng bố tại mặt trận là quyền tự vệ chính đáng; và tên khủng bố việt cộng bị xử tử vì hắn đang bắn giết thuờng dân vô tội ( hắn vừa mới sát hại một gia đình gồm cả trẻ em). Nếu không tìm hiểu nguyên nhân và truờng hợp mà tung tin một chiều về việc xử tử này là ngụy biện thổi phồng vấn đề để bôi nhọ VNCH.

5) Hù Dọa và mơ tuởng
Nói rằng đối thủ nói sai bởi vì nếu hắn nói đúng, thì những điều xấu sẽ xảy ra. Ví dụ như: việt cộng nói rằng chúng phải cai trị, bởi vì “nuớc Viet Nam không có việt cộng thì sẽ hỗn loạn và nguy hiểm”. Hoặc là : bị cáo giết vợ phải bị buộc tội, bởi vì nếu không thì những người chồng khác sẽ được khuyến khích để giết vợ của họ.
Việt cộng thuờng hay ngụy biện bằng hù dọa, ví dụ như việt cộng giải thích lý do chúng đàn áp tôn giáo để “bảo vệ những nguời không tôn giáo” (nghĩa là chúng hù dọa rằng tôn giáo sẽ đàn áp nguời vô thần). Hoặc là trong thời chiến tranh chúng tuyên truyền rằng nếu không theo chúng thì sẽ bị mỹ ngụy giết. Một hình thức phổ thông của hù dọa là chụp mũ mà việt cộng thuờng dùng để trù dập nguời vô tội bằng cách gán cho họ những tội danh hoàn toàn bịa đạt. Chụp mũ cũng đuợc việt cộng dùng để bôi nhọ đối phuơng, ví dụ như chúng rêu rao rằng chống cộng là vì muốn tranh dành quyền lực với chúng, hay là chống cộng là vì thù hận.
Lý luận dựa vào mơ tưởng là một loại ngụy biện có liên quan chặt chẽ đến ngụy biện hù dọa. Mơ tuởng là tin vào những việc tốt sẽ xảy ra bất chấp sự thật, ví dụ như việt cộng lý luận mơ tuởng rằng con đuờng làm tay sai cho tàu cộng sẽ giúp cho Viet Nam phát triển bất chấp sự thật về bản chất lưu manh của tàu cộng.

6) Một chiều
Ngụy biện một chiều là xử dụng những lý luận xu huớng và che dấu hoặc cấm đoán những lý luận nguợc lại. Lý luận một chiều là bản chất suy nghĩ của việt cộng; toàn bộ thông tin tư tuởng của việt cộng là phải “đi theo lề phải” và những ai dám suy nghĩ khác là ‘phản động’ . Tư tuởng một chiều là tư tuởng ngục tù, hủy hoại tiến bộ, đưa đến ngu dân. Một ví dụ ngộ nghĩnh là lời ngụy biện một chiều của Uri Geller, một ma thuật gia, để biện minh cho sự thất bại của hắn rằng “ vì có sự hiện diện cũa những nguời không tin nên ông ta không thể xuất hồn biểu diễn đuợc”, có nghĩa là ma thuật chỉ xảy ra cho những kẻ tin vào ma giáo.

7) Cực đoan

Lý luận cực đoan là quyết đoán rằng chỉ có hai lựa chọn trong khi thực tế có nhiều. Cộng sản là một chủ thuyết xã hội cực đoan và lý luận của cộng sản là lý luận cực kỳ cực đoan. Tư tuởng cộng sản giống như thị giác của loài chó, chó chỉ nhìn thấy hai màu đen trắng và chúng không có giác quan về máu sắc. Cộng sản không hiểu đuợc màu sắc dân chủ tự do mà chỉ thấy màu đen của những chủ nghĩa cực đoan (quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa khũng bố, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xả hội…). Tư tuởng cộng sản giống như dòi bọ trong đống phân vì chúng tin rằng xã hội loài nguời không cộng sản là một đống phân; điều trớ trêu là chính chủ nghĩa cộng sản là một con dòi to nhất trong cái đống phân đó.. Ví dụ như việt cộng nói rằng chỉ có chúng mới yêu nuớc và những ai không phục tòng chúng là không yêu nuớc, không có lựa chọn thứ ba. Một ví dụ nữa về cực đoan là giả định sự lựa chọn của dân Việt Nam phải chống tàu cộng xâm luợc truớc hay chống việt cộng truớc, mà thật ra con đuờng thứ ba mới đúng. Đó là phải chống cả hai, vì không thể chống xâm luợc mà không chống tay sai của bọn xâm luợc.

8) Hòa hợp giả tạo
Hòa hợp giả tạo là ngụy biện ngược lại của ngụy biện cực đoan. Có nghĩa là có những vấn đề chỉ có hai cách lựa chọn, và hòa hợp giả tạo là cố chọn con đường thứ ba trong những vấn đề mà chỉ có hai cách lựa chọn. Trên phương diện lý luận, hòa hợp giả tạo cũng có nghĩa là chấp nhận lý luận chính giửa của những ý kiến khác nhau. Ví dụ như có người cho rằng trái đất được tạo ra khoảng 20000 năm nay và có người cho rằng trái đất đã có khoảng 10000 năm nay, vậy thì sự thật phải là trái đất đã được tạo ra khoảng 15000 năm nay.
Chủ nghĩa cộng sản là chũ nghĩa xả hội cực đoan, cộng sản chỉ cho hai cách lựa chọn: một là theo cộng sản hai là phản động. Hòa hợp với cộng sản là cố chọn con đường thứ ba với cộng sản là hòa hợp giả tạo.

9) Nghịch đảo chứng cớ

Tuyên bố rằng “bất cứ điều gì chưa được chứng minh sai là phải đúng sự thật (hoặc ngược lại)” là ngụy biện. Về cơ bản, bạn tuyên bố rằng bạn thắng theo quy định nếu đối thủ của bạn không có thể thiết lập một trường hợp đủ mạnh. Nhưng có ba vấn đề ở đây: đầu tiên là làm sao chứng minh quyền ưu tiên của bạn? Hai là vấn đề kiên nhẫn để tìm sự thật. Và thứ ba là “sự vắng mặt của bằng chứng không phải là bằng chứng về sự vắng mặt (của chứng cớ)”

10) Nghịch đảo suy luận
Tin rằng “nếu A dẩn tới B thì B dẩn tới A” là ngụy biện nghịch đảo suy luận, ngụy biện này là lý luận tương đương mà không cần chứng minh. Ví dụ như cho rằng vì tất cã những người họ nguyễn là người việt nam, cho nên tất cã người việt nam đều có họ nguyễn. Cái trò đồng hóa việt nam với cộng sản là ngụy biện theo kiểu nghịch đảo suy luận này. Tội ác do đãng việt cộng gây ra bị việt cộng suy luận nghịch đảo thành do dân gây ra, ví dụ như đãng tham nhũng vì dân muốn đãng tham nhũng. Hoặc là cộng sản cai trị việt nam vì dân việt nam muốn cộng sản cai trị.

11) Vận dụng câu hỏi

Hỏi những điều mà không có một câu trả lời dể dàng. (hay là, không có câu trả lời gọn gàng để khán giả có thể hiểu) và đối thủ của bạn chỉ có một trong hai sự lựa chọn: một là bị yếu thế hai là bị “quê”. Ví dụ như hỏi rằng “làm thế nào các nhà khoa học có thể mong chúng ta tin rằng những vật phức tạp như một tế bào sống có thể đã phát sinh từ kết quả của các quá trình ngẫu nhiên tự nhiên?”. Thật ra, hầu hết câu hỏi đều có hiệu ứng này phần nào và câu trả lời thỏa đáng thì rất dài. Một biến thể của vận dụng câu hỏingụy tạo câu hỏi. Ví dụ như việt cộng thuờng dùng câu hỏi ngụy tạo này “bạn đã làm gì cho đất nuớc?” mà chúng ăn cắp từ câu nói nổi tiếng của tổng thống mỹ, Kenedy, “đừng hỏi nuớc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho nuớc”. Việt cộng đặt câu hỏi này sai vì nó không phù hợp với hoàn cảnh thối nát, độc tài, lạm quyền, tham nhũng, quan liêu, phi dân chủ, phản nhân quyền ở Việt Nam. Câu hỏi này chỉ đúng ở các quốc gia dân chủ mà thôi, nơi mà những hy sinh của nguời dân đuợc thật sự phục vụ cho nguời dân, không phải cho bọn cầm quyền.

12) Lái câu trả lời

Soạn câu hỏi để lái câu trả lời theo ý mình. Ví dụ như “ ai đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam chiến thắng ba bốn quân thực dân đế quốc xâm luợc…?” để buộc câu trả lời là “đãng việt cộng”. Nhưng cái ngụy biện của câu hỏi này ở chổ là những cuộc chiến này có cần thiết hay không vì nó đem lợi cho ai? và có thật sự họ là thực dân đế quốc hay không? Một thí dụ khác là câu hỏi “đất nuớc đang thanh bình và phát triển, vậy có nên có chiến tranh với tàu cộng hay không?” để buộc câu trả lời là “không”. Câu hỏi ngụy biện này phục vụ cho một tập đoàn tay sai, chó săn của tàu cộng đang “phát triển” cự kỳ giàu có ở Việt Nam. Bọn việt cộng đang vơ vét vô cùng khấm khá nên chúng rất hèn nhát và trơ trẽn. Không có một chính quyền “thật” nào mà lại so đo chọn lựa sự “thanh bình phát triển” với chủ quyền biển, đảo và sinh mạng ngư dân.
Câu hỏi người Việt hải ngoại đã làm gì cho đất nước là câu hỏi sai; vì người Việt hải ngoại, trên nguyên tắc, không còn trách nhiệm gì nửa cả. Bổn phận bảo vệ và phát triển VN là của bọn cầm quyền. Trên nguyên tắc người dân chỉ lo làm ăn nhưng làm ăn như thế nào? Hảy nhìn cái gương của người tàu Đài Loan, bọn tư bản đài loan trở vào lục địa trung hoa không phải để phát triển mà là để cấu kết với đãng cộng sản táu bóc lột. Cấu kết với quân tham ô bán nước bóc lột có phải là làm gì cho đất nước hay phá hoại đất nước? Câu trả lời thỏa đáng là người Việt hải ngoại đang làm một việc rất quan trọng cho đất nước Việt nam, đó là kiên trì đấu tranh giải thể bọn quỷ đỏ việt cộng.

13) Đơn giản hóa quá độ

Mặc dầu nguyên lý của sự vật rất đơn giản và như Einstein đã nói, “mọi việc nên đuợc đơn giản hóa tối đa”. Nhưng không có nghĩa là đơn giản hóa quá độ, nghĩa là chỉ nói một phần của sự thật. Ví dụ như nói rằng “thu thuế là ăn cắp” hay là “”việt cộng cuớp đuợc miền nam là nhờ dân ủng hộ”; nói như vậy gọi là đơn giản hoá quá độ. Việt cộng nói rằng ở đâu cũng có người nghèo, tham nhũng và đỉ điếm; đó là chỉ nói phân nửa sự thật, là đơn giản hóa quá độ. Ở các nước dân chủ tự do, tuy cũng có vài trường hợp tham nhũng nhưng không phải ở đâu cũng có bộ máy tham nhũng “em mượn tạm, không thấy ai nói, em mượn tiếp” như ở Việt Nam. Ở đâu cũng có người nghèo nhưng ở nước VN, có hơn 90% dân nghèo theo tiêu chuẩn của liên hiệp quốc (trong đó có hơn 50% dân cực kỳ nghèo). Và ở đâu cũng có đỉ điếm nhưng không phải ở đâu cũng có hàng ngàn gái trinh trần truồng cho ngoại bang khám cơ thể như những con vật đem về mua vui rẻ tiền.

14) Biện minh theo nguồn gốc
Ngụy biện theo nguồn gốc là cho rằng nếu một lý luận hoặc một nhân vật xuất xứ từ một nơi ”địa linh nhân kiệt” , thì ắt phải có giá trị. Ý chính ở đây là những ai có nguồn gốc, hoặc tầng lớp xã hội đặc biệt, thì có giá trị thanh cao hay hèn mọn (người nghèo hoặc nguời giàu có thể được coi là thanh cao). Biện minh như vậy thì những chi tiết đều bị bỏ qua , và sự thật hay sự giả dối thì không cần phải đuợc lắng nghe hoặc suy gẩm. Một ví dụ của ngụy biện theo nguồn gốc là cho rằng “nguời sinh truởng ở làng Nghệ An, Thanh Hóa là yêu nước” hoặc “sản phẩm nội địa không bằng hàng ngoại”.

15) Biện minh theo tuổi tác
Cho rằng giới trẻ việt cộng là cấp tiến và giới già là thủ cựu là ngụy biện. Loại ngụy biện này gọi là biện minh theo tuổi tác. Hơn nửa là giới trẻ của việt cộng; sản phẩm của chủ thuyết cộng sản điên cuồng, duy vật hoang tuởng, cộng với cái xã hội đua đòi tư bản chũ nghĩa giả tạo và đồi trụy; không có giá trị gì cả . Nguợc lại, cho rằng nguời già giỏi hơn nguời trẻ cũng là ngụy biện theo tuổi tác. Kinh nghiệm của nguời già và những cấp tiến của giới trẻ có giá trị hỗ tuơng chứ không phải kình chống hơn thua.

16) Biện minh vào Tuơng lai
Ngụy biện bằng cách thêu dệt những việc sẽ xảy ra, ví dụ như việt cộng huyênh hoang rằng GDP của Viet Nam sẽ lên cao tận cùng mây xanh, dựa vào những dử kiện láo lếu của kinh tế hiện tại. Đây là một loại ngụy biện hoang tuởng gọi là biện minh vào tuơng lai. Kinh tế của việt cộng là thứ kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt chước rập khuông tàu cộng, một thứ kinh tế luật rừng mạnh được yếu thua, độc chiếm thị trường. Kinh tế thị trường mà độc tài toàn trị, một nồi cám heo kinh tế tư nhân và quốc doanh ăn hại, chỉ đưa đến thiểu số giàu có và đa số đói nghèo. Tuy cái bong bóng địa ốc vì nhân mãn và đầu tư bóc lột đã tạo cơ hội cho bọn độc tài việt cộng làm trung gian buôn dân bán nước tha hồ vơ vét làm giàu, nhưng thực chất nước Việt Nam vẩn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu không có tương lai. GDP của kinh tế tư bản đỏ viêt cộng không có nền tãng thật sự để phát triển, nên tiên đoán hàm hồ về GDP là ngụy biện để lường gạt người dân.

17) Biện minh vào quy luật chung
Giả định một quy luật chung chung là đúng trong mọi truờng hợp, ví dụ như nói rằng tất cả ghế có bốn chân. Sự thật là ghế lúc lắc chỉ có hai chân, ghế đẩu chỉ có một chân và có thứ ghế không có chân nào. Đôi khi cả pháp luật cũng phải bị vi phạm vì nhu cầu cần thiết hay vì những ngoại lệ, ví dụ như xe cứu thuơng đuợc quyền chạy quá tốc độ.

18) Ngụy cảm
Sử dụng những từ ngữ kích thích cảm xúc để kích động tình cảm của khán giả thay vì lý trí của họ. Cảm xúc như giận dữ, khinh bỉ, ghen tị, khiêm nhuờng v…v…rất hữu ích cho ngụy biện này. Việt cộng đã tận dụng cảm tính yêu nước, hận thù xâm luợc để luờng gạt dân Việt Nam vào chiến tranh để phục vụ cho chúng và cộng sản quốc tế.
Tư duy rập khuôntung hô khẩu hiệu là những biến thể của ngụy cảm, đặc biệt là nếu bạn có thể kích thích khán giả tung hô khẩu hiệu. Những nguời dựa theo cách kích động này thuờng dùng cò mồi để cuời, vổ tay, reo hò hoạc ca tụng đúng lúc. Xử dụng cò mồi trong trình diễn sống cũng giống như thêm thắt vào dĩa hát, trắc cuời và trắc nhạc. Thời nay, các thuyết trình viên có những dụng cụ truyền hình và truyền thanh giúp họ truyền đạt tới khán giả những khúc nhạc hoặc những hình ảnh gây cảm xúc. Ý tuy cũ nhưng vẫn vậy: phải có phần trình diễn của chuyên nghiệp cổ vũ tung hô. Nếu ngụy cảm bằng cò mồi không đủ sức mạnh thì ngụy cảm bằng thơ hay bằng tâng bốc khán giả cũng không hại ai cả. Nói chung là lái khán giả theo cảm tính để luờng gạt họ.

19) Mê hoặc
Mê hoặc ở đây là xử dụng xắc đẹp để quyến rũ khán giả; bạn sẽ thành công hơn nếu bạn đẹp trai (hay đẹp gái) hơn. Duyên dáng cũng là một yếu tố của mê hoặc; vì duyên dáng tạo cảm giác tin tuởng, tạo cho khán giả cái uớc muốn được “theo kẻ chiến thắng”, hay là uớc muốn làm vui lòng diễn giả.

20) Động lòng thương hại
“Xin đừng buộc tội hắn vì lúc bé hắn là trẻ mồ côi…”, luận điệu ngụy biện này gọi là Động lòng thương hại. Có nguời còn biện minh cho lý luận của họ rằng họ đã gánh chịu nhiều đau khổ vì niềm tin của họ. Một biến thể của Động lòng thương hại là việc tránh né giải thích hay trả lời những thắc mắc chính đáng dựa vào lý do là nguời hỏi không lịch sự, hoặc là vì nguời hỏi đã làm buồn lòng họ. Những cách tránh né này đều là ngụy biện theo kiểu Động lòng thương hại.

21) Dựa vào bạo lực
Việt cộng dùng bạo lực để làm việc ác vì tàn ác là một bản chất của cộng sản (bản chất khác là gian xảo). Việt cộng dựa vào bạo lực nếu chúng luờng gạt không đuợc và phuơng thức của bạo lực là hù dọa và khủng bố (nếu chúng luờng gạt không được thì chúng hù dọa và cuối cùng là chúng khủng bố). Trong lịch sử nhân loại, những kẻ nói lên sự thật trái ý với bọn độc tài, để rồi bị đe dọa và bách hại, đã xảy ra nhiều. Riêng ở Việt Nam, nguời ta có thể viết một cuốn sách dầy cộm về tội ác này của việt cộng.

22) Lý luận vòng tròn
Là kiểu lý luận mà kết luận của nó lập lại tiền đề như là “trứng nở ra gà, gà đẻ ra trứng”. Ngụy biện này có nhiều biến dạng, nhưng đặc điểm chung của nó là lập lại giả thiết chứ không suy diễn gì cả. Ví dụ như nói rằng “đãng (việt cộng) là của nhân dân bởi vì nhân dân tin tưởng vào đãng” là nói láo theo kiểu lý luận vòng tròn.
Nếu ngụy biện lý luận vòng tròn đuợc dùng để bác bỏ một ý tưởng thì còn được gọi là ăn cắp ý tưởng. Dùng khoa học để chứng minh khoa học là sai hoặc là xử dụng tự do để đánh phá tự do, là những phương thức thường được dùng bởi những bọn lưu manh tư tưởng như việt cộng.

23) A dua theo quyền lực
Cho rằng “bác Hù nói gì cũng đúng” là ngụy biện a dua theo quyền lực. Câu chuyện giáo khoa “nhà vua cởi truồng” là một ví dụ về sự lố bịch của a dua theo quyền lực. Thần thánh hóa lãnh tụ để tạo ra một quyền lực a dua giả tạo là phương pháp lường gạt của bọn độc tài, nhất là bọn cộng sản. Ví dụ như việt cộng dùng huyền thoại HCM làm bùa hộ mạng để chúng a dua lường gạt dân Việt nam.

24) Dựa vào quyền hành
Nghĩa là ra lệnh chứ không phải lý luận. Ví dụ như bộ chính trị việt cộng ra lệnh cho dân việt nam phải học theo đạo đức và tư tưởng của HCM. Sự thật là HCM không có một tư tưởng gì cả (tất cả là ăn cắp tư tưỡng của người khác); và HCM cũng không có đạo đức gì cả (điều này nếu không tin thì hảy lập một ủy ban truy cứu tội ác của HCM).

25) So sánh sai
Cho rằng hai trường hợp hay hai vật thể giống nhau trong khi sự thật chúng không giống nhau. Ví dụ như so sánh hệ mặt trời với hệ nguyên tử hay là “ tư tưởng giống như giòng sông, càng rộng thì càng cạn…”. Ví dụ nửa là so sánh chiến tranh Việt Nam với chiến tranh Triều Tiên để kết luận rằng  việt cộng cướp được miền nam việt nam vì VNCH tham nhũng và hèn nhát. So sánh đúng là phải phân tích điểm tương đồng và điểm khác biệt. Muốn so sánh chiến tranh VN và chiến tranh Triều Tiên đúng thì phải nhận ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt sau đây:

Điểm giống nhau:
  1. Cả hai cuộc chiến là giửa hai khối tự do và độc tài cộng sản quốc tế mà cả hai nước bị lôi cuốn vào, không phải là nội chiến.
  2. Đối với hai dân tộc, cả hai cuộc chiến là giửa người quốc gia chống bọn chộng sản xâm lược.
  3. Tương quan địa lý giửa Việt Nam và Trung Cộng giống như tương quan giửa Triều Tiên và Trung Cộng (cả hai nước đều tiếp giáp với nước tàu).
  4. Cả hai nước đều thoát từ thuộc địa: Việt nam là thuộc địa của Pháp và Triều Tiên là thuộc địa của Nhật bản.
  5. Cả hai miền nam đều đựơc mỹ trợ giúp quân sự chống cộng sản xâm lược.

Điểm khác nhau:
  1. Triều tiên là bán đảo, cộng sản chỉ có thể xâm lược từ miền bắc xuống qua vỉ tuyến 26. Trong khi ở Việt Nam, bọn cộng sản bắc việt xâm lược có gần 2000 cây số biên giới lào - việt, và miên - việt để chúng dùng làm hậu phương xâm lăng miền nam. Đây là lợi điểm quân sự của việt cộng.
  2. Hoàn cảnh chính trị vô cùng bất lợi cho VN. Trong khi thực dân Nhật bị thất trận sau đệ nhị thế chiến và họ rút ra khỏi nước Hàn thì thực dân Pháp lại thuộc về khối tự do thắng trận và họ quay lại đông dương để chiếm lại thuộc địa. Đây là lợi điểm chính trị của việt cộng vì chúng đã dùng luận điệu chống thực dân để lường gạt dân VN một cách dể dàng
  3. Chính sách quân sự của mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ngăn chận, họ chỉ giúp miền nam VN chống cộng sản bắc việt xâm lăng chứ không tấn công giải phóng miền bắc. Trong khi trong cuộc chiến Triều Tiên, mỹ và nam hàn không bị cản trở bởi chính sách này.
  4. Từ những điểm khác biệt trên, Triều Tiên đã chỉ xảy ra những trận đánh trận địa chiến rất thích hợp cho hỏa lực tối tân của mỹ và rất dể dàng cho người dân Triều Tiên chiến đấu bảo vệ tự do của họ vì hậu phương của họ không bị lũng đoạn; trong khi cuộc chiến VN, ở hậu phương, bọn cộng phỉ đã trà trộn vào dân qua chiêu bài chiến tranh nhân dân; chúng đem dân VN ra làm con tin để khũng bố phá hoại và sách động du kích chiến (đánh lén). Trong khi đó ở tiền tuyến, bọn cộng sản bắc việt xâm lược chui rút trong rừng đánh lén làm tiêu hao lưc lượng quân đội trãi mõng của mỹ và VNCH và đồng thời kéo dài thời gian để làm nản lòng nhân dân mỹ và thế giới tự do.
Người dân miền nam đã anh dũng chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy và họ không bao giờ ngưng nghĩ; nhưng than ôi, thế giới đã bị đầu độc bởi những thông tin lường gạt và những tư tưởng mù mờ. Những sai lầm này đã khiến cho dân VN phải trả một giá rất đắc.
26) Dị đoan
Tin tưởng nguyên nhân của một sự việc dựa theo thứ tự xảy ra, đó là dị đoan. Thí dụ như tin rằng ra ngỏ gặp gái là xui; có nghĩa là bạn tin rằng cô gái đó gây ra những việc không may xảy ra cho bạn. Có những dị đoan vô hại nhưng cũng có những dị đoan rất nguy hiểm. Thí dụ như tục lệ dị đoan tế thần bằng trinh nử để dân làng được bình yên. Vấn đề ở đây là việc xảy ra sau một việc xảy ra trước, không nhất thiết có liên quan; hoặc nói ngược lại là một việc xảy ra bây giờ chưa chắc là lý do của việc xảy ra sau đó. Sự liên quan nếu có, phải được suy luận khoa học không phải dị đoan vì dị đoan chỉ là niềm tin không khoa học.

27) Đổ thừa
Họ đổ tên thừa là danh hiệu riêng của việt cộng. Chúng tìm mọi cách để gán tội ác hay thất bại cho kẻ thù hay người khác. Ví dụ như chúng chạy tội bán nước của chúng với luận điệu “VNCH làm mất Hòang Sa”. Sự thật là chỉ có VNCH mới anh dũng chiến đấu bảo vệ Hòang Sa và trận hải chiến 1974 chỉ là khởi đầu. Đầu sỏ việt cộng thường hay đổ thừa cho bọn đàn em và tay sai của chúng gây tội ác và chúng không chịu trách nhiệm ( ví dụ như tội ác thảm sát dân Huế tết mậu thân, hoặc tội giết dân làng Tân Lập, Ba Chúc …). Sự thật là trách nhiệm là của bọn cầm quyền dù trực tiếp hay gián tiếp. Đổ thừa là một hành động không những ngụy biện mà còn hèn hạ và đây là một phương pháp đê tiện bình thường của đãng cộng sản việt nam.

28) Rập khuôn
Rập khuôn là không có tư duy riêng mà chỉ bắt chước người khác. Việt cộng rập khuôn theo tàu cộng vì chúng không có tư duy. Có quá nhiều ví dụ để chứng minh sự rập khuôn này, hảy qua tàu cộng thì sẻ thấy việt cộng; trên phương diện tư tưởng, thiết nghĩ một ví dụ cụ thể nhất là cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà bọn việt cộng đang vác mai chạy quýnh theo quan thầy tàu cộng. Một ví dụ hí hỏm khác là “ nếu tàu cộng cởi truồng diểu binh thì việt cộng sẻ cởi truồng diểu binh”, bảo đảm như vậy.

29) Chó hùa
Chó hùa là a dua theo đám đông, không phải theo lựa chọn cá nhân. Trong quá khứ, việt cộng đã tạo ra những xu hướng sai lạc rồi kích động đám đông xuống đường biểu tình phá hoại hoặc cướp chính quyền. Ngày nay, với hệ thống giáo dục toàn trị (nhồi sọ và tẩy nảo), cộng với các phương tiện thông tin mị dân toàn bộ; việt cộng đã kéo dân trí việt nam xuống rất thấp để chúng dể dàng điều khiển trí tuệ của đám đông. Do đó, ở việt nam, a dua theo đám đông là làm theo lệnh việt cộng vì những gì dân việt nam tin tưỡng đều là những rác rưởi do việt cộng thải ra (“thiểu số phục tòng đa số” chỉ có giá trị ở các quốc gia dân chủ, ở việt nam, đa số bị việt cộng lường gạt).

30) Lẩn lộn
Lẩn lộn ở đây là giửa phần tử và tổng hợp. Ví dụ như cho rằng xe hơi thải khói ít hơn xe buyt, nên chạy xe hơi ít tạo ô nhiễm hơn đi xe buyt. Thật ra, tuy xe hơi thải khói ít hơn xe buyt nhưng số lượng xe hơi quá nhiều thì tổng hợp lại, xe hơi gây ô nhiểm nhiều hơn.
Tổng thể thường có những tính chất mà phần tử không có, hoặc ngược lại. Do đó suy diển bản tính của tổng thể dựa theo phần tử, hoặc ngược lại, là sai. Ví dụ như nói rằng sự việc đảo chánh nền đệ nhất cộng hòa của miền nam việt nam đã chứng tỏ rằng chế độ đệ nhất cộng hòa hoặc nền tảng dân chủ tự do là không tốt. Kết luận như vậy là lẩn lộn giửa những phần tử xấu với thể chế tốt. Một thể chế tốt có thể có những phần tử xấu hoặc ngược lại.
Vấn đề thứ nhất là hỏi thể chế tự do dân chủ tốt hay xấu?; câu trả lời là TỐT vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều theo dân chủ tự do (không phải a dua mà do lựa chọn). Vấn đề thứ hai là hỏi nền đệ nhất cộng hòa có dân chủ tự do hay không?; và câu trả lời là CÓ; vì nếu nền đệ nhất cộng hòa không có dân chủ tự do thì làm sao Phật giáo dám đem bàn thờ xuống đường biểu tình? Đơn giản chỉ có vậy thôi.

31) Lấp liếm sự thật
Lẩn lộn giửa những điều có thật và những điều không có thật, ví dụ như nói rằng “vì tôi bất lực nên tôi không có tội hiếp dâm”, lý luận ngụy biện chạy tội của tên dâm tặc việt cộng nguyễn trường tô. Việt cộng biện minh sự khiếp nhược của chúng với tàu cộng bằng cách so sánh sự hèn hạ của chúng với việc triều cống nước tàu của các triều đại VN. Đây là lấp liếm vì sự thật là các vua VN chỉ triều cống tàu sau khi đã giử yên bờ cỏi. Có nghĩa là VN triều cống để người tàu khỏi mất mặt vì đã bị việt nam đánh bại, một hành động khôn ngoan để tránh chiến tranh xâm lược. Trong khi việt cộng thì khác. Chúng sợ quan thầy tàu cộng như sợ cọp. Nước VN đang bị tàu cộng xâm lược, muốn bắt chước vua VN thì phải đánh tàu trước, lấy lại lảnh thổ, chủ quyền và danh dự, rồi mới cầu hòa.
Việt cộng lấp liếm mọi sự thật để lường gạt dân Việt Nam. Chúng dàn dựng những thây ma chủ nghĩa như chủ nghĩa thực dân, quân chủ phong kiến, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, chũ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xả hội… để khích động lòng hận thù. Thật ra các chủ nghĩa tàn ác ấy đã chết từ lâu vì chúng không phù hợp với văn minh nhân loại nửa. Chỉ có chủ nghĩa quốc gia không quá khích là tồn tại theo tiến hóa của loài người; cho nên thế giới tổ chức liên hiệp quốc như là một nền tản pháp lý dân chủ cho sự tương quan giửa các quốc gia.
Một quốc gia dân chủ là một quốc gia không theo chủ nghĩa nào cả. Trong một quốc gia dân chủ, ba hệ thống hổ tương là chánh quyền, xã hội và tư bản độc lập không triệt hạ nhau. Ngược lại ba hệ thống do dân dựng nên này phục vụ cho nhau: chánh quyền lo cho xã hội, xã hội lo cho tư bản và tư bản lo cho chánh quyền. Mỹ là quốc gia dân chủ, mỹ không phải là quốc gia tư bản chủ nghĩa, và quyền lợi riêng của mỹ không xâm phạm đến quyền lợi nước khác. Ngược lại, mỹ chỉ xử dụng sức mạnh dân chủ của mỹ để bảo vệ tự do. Mỹ không lập lên quỷ đạo riệng vì quỷ đạo của nhân quyền, dân chủ, tự do là quỷ đạo chung của thế giới tự do. Do đó cái trò lấp liếm sự thật về cái gọi là “quỷ đạo của mỹ” hoặc là “quyền lợi của mỹ” chỉ là ngôn từ lừa bịp của bọn ma cô tư tưởng để hù dọa và lường gạt người ngu.

32) Nói láo
Nói láo là có nói không, không nói có. Trong toàn bộ lịch sử việt cộng, chúng không hề nói thật bao giờ. Tất cả những gì việt cộng rêu rao với cái bộ máy tuyên truyền đóng kịch thô bỉ, hoàn toàn là trắng trợn nói láo, cố tình nói láo, dựng chuyện nói láo. Có những việc chúng đóng kịch thô bỉ như việc tự nâng bi mình của HCM. Có những việc chúng che dấu lấp liếm như chuyện bán biển và đảo TS HS của Việt nam. Chúng nói láo từ cái tên gọi của đãng cho tới cái căn cước của lảnh tụ. Chúng nói láo từ lý thuyết như chủ nghĩa cộng sản; đến hành động như việc phát triển đất nước và bảo vệ lảnh thổ Việt Nam. Chúng nói láo để tâng bốc lảnh tụ, chúng nói láo để bôi nhọ lẻ phải, chúng nói láo để lường gạt người dân, chúng nói láo để cũng cố quyền cai trị…nói chung chúng nói láo 100%.

33) Lọc lựa thông tin
Lựa những tin có lợi để tuyên truyền, ví dụ như việt cộng tuyên truyền rằng chúng chạy theo tư bản mỹ vì “mỹ bây giờ khác”; có nghĩa là chúng nói rằng “vì mỹ đã thay đổi nên việt cộng chơi với mỹ”. Sự thật là mỹ không thay đổi gì cả. Chính bọn việt cộng mới thay đổi như con tắc kè để tồn tại. Việt cộng thay đổi chủ nghĩa nhưng không thay đổi bản chất, chúng bắt chướt theo quan thầy tàu cộng với cái trò hề “mèo trắng mèo đen, mèo nào cũng bắt chuôt cả”. Nhưng mèo vẩn hoàn mèo, cộng vẩn hoàn cộng và bản chất côn đồ vẩn không thay đổi. Thật ra mỹ chỉ đổi chính sách chiến lược để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản mà thôi. Thay đổi chính sách khác với thay đổi chủ nghĩa; mỹ vẩn là quốc gia dân chủ tự do. Trong khi đó bọn cộng sản phải thay đổi chủ nghĩa để tiếp tục sinh tồn. Chúng biến dạng xả hội chủ nghĩa thành tư bản chủ nghĩa, một sự lật lọng 180 độ. Chúng trở mặt từ làm anh hùng Robinhood tới làm tên cướp bạch hải đường, từ những tên vô sản côn đồ tới những tên đại gia tư bản quỷ đỏ. Chúng lường gạt người dân bằng cái câu tối nghĩa là chúng đang “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong lúc chúng vơ vét tài sản vào túi riêng một cách trắng trợn.

34) Lọc lừa dử kiện
Dùng dử kiện củ hoạc giả tạo không thích hợp nửa để chứng minh. Ví dụ như việt cộng tuyên truyền rằng vì một số các tướng lảnh VNCH đã từng phục vụ cho thực dân pháp - là những người đã từng có “tội ác với nhân dân” - nên VNCH là xấu. Ngụy biện này là lọc lừa dử kiện, vì nếu những người đã từng gây tội ác biết phục thiện trở về với chính nghĩa quốc gia, thì vì nhu cầu bảo vệ đất nước, họ vẩn nên được tha thứ và xử dụng. Nếu so sánh những người đã từng gây tội ác trước đây mà hướng thiện về sau, với những người ngược lại; có nghĩa là những người trước đây hiền lương và văn hóa (ví dụ như tên ác quỷ văn nô việt cộng tố hửu hay là xuân diệu…), rồi sau theo cộng sản, cướp của giết người không gớm tay, phục vụ cho quỷ đỏ quốc tế giết hại người dân VN, thì ai xấu hơn ai? Hảy coi sự biến đổi này qua hai câu thơ man rợ của tên văn nô tố hửu:
Giết giết nữa cho bàn tay không ngưng nghĩ. Cho ruộng đồng đất tốt lá thêm xanh.

35) Biện minh vào sự phức tạp hay sự ngu dốt

Dựa vào lý do là vì vấn đề phức tạp và không có ai hiểu hay là chưa có ngành học nên phải chấp nhận lý lẻ của bạn là đúng. Ví dụ như cho rằng không có thượng đế vì không ai chứng minh sự hiện hửu của thượng đế. Hay là vì con người rất phức tạp nên con người phải do thượng đế tạo ra. Cả hai đều là ngụy biện theo kiểu biện minh vào phức tạp hay sự thiếu hiểu biết.

36) Biện minh vào cảm giác chung
Cảm giác chung là những hiểu biết thông thường dựa vào sự quan sát và sự cảm nhận của nhiều người. Ví dụ như trái đất thì tròn mặt trời thì nóng. Nhưng thật ra đôi khi dựa vào cảm giác chung, nhiều người cảm nhận sai. Ví dụ như, trước khi có sự khám phá thế giới, mọi người đều nghĩ rằng trái đất thì dẹp và mặt trời thì rất nhỏ và quay chung quanh trái đất.
Nói rằng “người cùng một nước thì không có vấn đề xâm lược” là nói ngụy biện dựa vào cảm giác chung. Người cùng một nước mà nhận vũ khí của ngoại bang để phục vụ cho mộng bá quyền của ngoại bang và để áp đặt chủ nghĩa điên cuồng, tước đoạt tự do của người dân, thì đó là xâm lược. Hảy lấy Triều Tiên làm ví dụ: nếu bắc hàn đánh nam hàn thì có xâm lược hay không? Bọn cộng sản bắc việt, tay sai của cộng sản quốc tế xâm lược miền nam Việt Nam tự do bằng vủ khí nga tàu; chúng ngụy biện bằng mỹ từ giải phóng. Nhưng thực chất là một cuộc xâm lăng bởi vì người dân miền nam không cần giải phóng. Vừa ăn cướp vừa la làng, lũ xâm lược việt cộng hô hào rằng mỹ xâm lược Việt Nam, thật ra mỹ chỉ giúp dân VN chống cộng sản xâm lược theo hiệp ước liên minh Á Châu Thái Bình Dương (SEATO) mà thôi.

37) Hai cái sai thành một cái đúng
Có nghĩa là việt cộng tha hồ tàn ác vì VNCH cũng tàn ác vậy. Đây là ngụy biện theo kiểu hai cái sai thành một cái đúng để biện minh cho bản chất tàn ác của việt cộng. Thật ra, không ai có thể chứng minh rằng VNCH tàn ác. Không có một bằng chứng trung thực nào chứng tỏ VNCH giết dân vì sự thật là VNCH không bao giờ giết hại dân lành (VNCH không có chính sách giết dân như việt cộng). VNCH chỉ tiêu diệt việt cộng để tự vệ và bảo vệ tự do cho dân Việt Nam, và nếu có một vài trường hợp tàn ác với việt cộng cũng chỉ là cá nhân và ngoại lệ. Những chứng cớ mơ hồ, giả tạo dùng để bôi nhọ VNCH và lường gạt thế giới chỉ là những tuyên truyền xảo trá của một bộ máy chuyên nghiệp ngậm máu phun người của việt cộng. Chỉ có việt cộng giết dân việt nam hàng loạt mà thôi.

38) Lý luận bù nhìn
Là tạo nên một phiên bản yếu hơn hoặc sai lệch hơn của đối phương để tấn công. Ví dụ như tạo nên cái nhìn lệch lạc về xã hội Thái Lan, việt cộng khoe khoang cái sự “ổn định” của xã hội việt nam bằng cách so sánh với sự bất ổn của xã hội dân chủ Thái Lan. Nhưng vì xã hội việt cộng giống như một nhà tù và xã hội Thái Lan giống như một cái chợ, lẻ dĩ nhiên là nhà tù thì phải ổn định hơn. Xã hội nhà tù việt cộng được ổn định là nhờ vào bạo lực và lường gạt. Hệ thống công an của việt cộng rình rập từng khu phố; thậm chí chúng còn chui vào gầm giường của người dân để rình rập, bắt bớ , tù đày, đánh đập, bắn giết tất cả những ai dám chống lại chúng. Cộng với một hệ thống thông tin giáo dục tẩy nảo, nhồi sọ và lường gạt; người dân việt nam đã trở thành những con kiến, chỉ biết tuân lệnh và phục vụ. Kết quả của sự “ổn định” này là tất cả quyền lợi đều bị thâu tóm vào tay bọn cai ngục việt cộng và người dân việt nam chỉ là những tù nhân nghèo đói và nô lệ. Trong khi đó xã hội tự do của Thái như là một cái chợ có tổ chức; người dân Thái được quyền biểu tình chống đối hay đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Vì tình trạng kinh tế bóc lột của tàu cộng làm ảnh hưởng suy thoái tận đến kinh tế nước Thái nên dân Thái biểu tình đòi hỏi chính phủ Thái phải giải quyết vấn đề. Trong hoàn cảnh phải đối phó với sự tràn ngập hàng hóa rẻ tiền từ hệ thống kinh tế tư bản bóc lột lưu manh của tàu cộng, hầu hết cả thế giới kinh tế đều bị ảnh hưởng như vậy. Lý luận bù nhìn ở đây là việt cộng làm như các xã hội dân chủ có vấn đề, mà thực chất là chính chúng mới là vấn đề; và thế giới tự do đang cũng cố bộ máy dân chủ toàn cầu để đối phó với bọn chúa ngục đang lộng hành ở nước tàu.
Trên phương diện xã hội, việt cộng rêu rao rằng ở các nước “tư bản” người dân bắn giết nhau hàng loạt một cách tàn ác trong khi ở xã hội “ổn định” của chúng thì người dân không giết người hàng loạt. Đây là lý luận bù nhìn sai lệch về tự do, chấp nhận dân chủ tự do là chấp nhận rủi ro và tự do càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Nhưng có tự do mới có tiến bộ, và xã hội độc tài thì an toàn hơn, nhưng không có tiến bộ. Tuy nhiên chúng ta không biện luận cho sự bắn giết tàn ác này với sự tiến bộ; chúng ta chỉ giải thích vì sao người dân ở các nước dân chủ tự do chấp nhận sự rủi ro. Vấn đề là sự tàn ác của những rủi ro này thì rất nhỏ so với tàn ác của độc tài cộng sản. Trong khi những cá nhân điên khùng trong một nước tự do có thể sách súng giết hàng chục, thậm chí hàng trăm người; so với sự tàn ác giết dân hàng loạt của bạo quyền cộng sản, thật không thấm thía. Người dân giết người dân vẩn ít hơn là chính phủ giết dân; ví dụ như cộng sản tàu giết hàng ngàn người dân tàu ở Thiên an môn, việt cộng giết nhiều trăm ngàn người để “cải cách ruộng đất”, 3 ngàn người ở làng Ba Chúc và nhiều nữa trong suốt chiều dài lịch sử vấy máu của chúng. Như vậy thì cái tội ác ghê tởm giết người hàng loạt của ai đáng ghê tởm hơn?

39) Bỏ thuốc độc xuống giếng
Bỏ thuốc độc xuống giếng là bôi bác cơ sở lý luận của đố phuơng; đây là một dạng biến thể của tấn công nguời lý luận. Ví dụ như việc việt cộng bôi nhọ tôn giáo và tạo thành kiến xấu về tôn giáo (nhất là Hòa Hảo, nhì là Thiên Chúa Giáo). Từ thành kiến tới kỳ thị tới hận thù, bọn việt cộng đã nhồi sọ, luờng gạt đuợc số đông thế hệ trẻ hận thù tôn giáo qua phuơng pháp ngụy biện bỏ thuốc độc xuống giếng nham hiểm này.

40) Mâu thuẩn
Mâu thuẩn là nói câu trước đá câu sau, nói hai điều ngược nhau cùng một lúc. Miệng lưởi mâu thuẩn của việt cộng thối tha và trơ trẻn đến thế nào? Xin hảy đọc đoạn văn trích dẩn sau đây của một người dân miền bắc về sự tâng bốc Mao xếnh xáng của việt cộng:

Câu chuyện Mao chủ tịch bơi vượt sông đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến tụi trẻ nhà quê chúng tôi. Chuyện kể rằng, vào ngày 16 tháng 7 năm 1966, mặc dù Bác Mao đã ở tuổi 73, nhưng Bác đã bơi 15 km chỉ trong vòng 65 phút, vượt qua sông Dương Tử, dòng sông hùng vĩ nhất Á châu. Bằng một ý chí phi thường Mao chủ tịch đã chống chọi với sóng gió, khống chế được dòng nước chảy; bằng một sức khoẻ vô song, Mao chủ tịch đã làm chủ được thiên nhiên; bằng một kỹ thuật bơi điêu luyện, Mao chủ tịch đã thiết lập lên một kỷ lục bơi lội mới, bỏ xa những tay bơi đường dài hàng đầu của thế giới… Rồi những câu chuyện về những thành tựu vĩ đại của nền kinh tế Trung Quốc qua những chiến dịch “Đại nhảy vọt” “Diệt chim sẻ” hay “Luyện thép” do Mao chủ tịch khởi xướng. Người dân miền Bắc khi đó từ cụ già đến trẻ con đều được bảo rằng: “Trung Quốc là hậu phương bao la của Việt nam, với dân số 700 triệu, chỉ cần mỗi người nhịn một bữa, là đủ lương thực 1 năm cho Việt nam. Thế nên chúng ta không sợ đói, cứ yên tâm mà đánh Mỹ, đánh cho đến ngày thắng lợi, dù còn một người cũng đánh.”


Và hảy đọc đoạn văn trích dẩn sau đây cũng của người dân này về sự mạt sát Mao xếnh xáng của việt cộng, không lâu sau đó:

Cán bộ tuyên huấn xuống tận từng chi đoàn, từng lớp, phổ biến các tài liệu về tội ác của Mao. Trên dưới 40 triệu người Trung Hoa đã bị giết trong “Cách mạng văn hóa”. Mao đã bí mật thủ tiêu hoặc đày đoạ Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ. Do những chính sách sai lầm của các chiến dịch “Đại nhảy vọt”, “Diệt chim sẻ”, “Luyện thép” của Mao, mà hàng chục triệu người chết đói vào những năm đầu thập kỷ 60. Tất nhiên, sự kiện Mao 73 tuổi, bơi 15 cây số trong vòng 65 phút vượt qua sông Dương Tử ở Vũ Hán vào ngày 16 tháng 7 năm 1966 cũng được phơi bày. Sự thực, Mao chỉ nhảy xuống nước ở điểm xuất phát, trình diễn mấy màn bơi, hướng dẫn cho một phụ nữ cách bơi ngửa, rồi kín đáo lẻn chui vào trong khoang kín một chiếc tầu đã được ngụy trang cẩn thận, đậu gần đó. Tầu từ từ tiến đến đích, cách đích vài thước, Mao tụt xuống nước trình diễn màn bơi ngửa, bơi bướm, bơi tự do, trong tiếng hò reo như sấm dậy của đám hồng vệ binh.


Miệng lưởi mâu thuẩn của việt cộng thối tha và trơ trẻn đến thế đấy. Cái trò phun ra liếm lại, ăn chính đống phân chúng thãi ra, là lẻ thường trong hệ thống tư tưởng rác rưởi cộng sản.


41) Dựa vào ý kiến riêng

Nếu bạn tranh luận vào một vấn đề mà bạn chỉ dùng kiến thức cá nhân mà không có một sự tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề đó, thì bạn đang ngụy biện. Dạng ngụy biện này gọi là dựa vào ý kiến riêng. Không phải là bạn không có quyền có ý kiến riêng, nhưng vấn đề ở đây là bạn tranh luận với một kiến thức rất ít về nó nên kết luận của bạn trở nên sai vì nông cạn. Một người không có kiến thức về một lảnh vực, ý kiến cá nhân của người đó chỉ để đóng góp chứ không phải để tranh luận.


42) Cứu cánh biện minh cho phương tiện
Cứu cánh biện minh cho phương tiện là ngụy biện nhân danh mục đích cao cả. Nghĩa là người ta chấp nhận nói láo chỉ vì mục đích của nó đúng. Nói cách khác là người ngụy biện coi mục đích của lý luận là quan trọng chứ không phải lý luận đúng là quan trọng. Ví dụ như việc ông thủ tướng Tony Blair cũa nước Anh đã bị cáo buộc về tội giả tạo chứng cớ về việc iraq có vũ khí giết người tập thể; ông Blair đã dựng chuyện nói láo về bằng chứng này vì ông tin rằng việc tiêu diệt độc tài Sadam Hussein là quan trọng hơn việc nói láo của ông.
Cứu cánh biện minh cho phương tiện là nền tảng lý luận của cộng sản. Tất cả những gian manh và ác độc của cộng sản đều dựa trên nền tãng Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tất cã những tội ác cá nhân hay giệt chũng của cộng sản đều được chúng thản nhiên biện minh bằng ngụy biện Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Trên phương diện lý luận, nói láo là nói láo và nói láo là sai, bất chấp cứu cánh là gì. Huống gì, khốn nạn thay là cứu cánh của cộng sản cũng không đúng gì. Mục đích của cộng sản là thiết lập một thế giới đại đồng, công bằng kinh tế. Mục đích này hoàn toàn sai lầm, ảo tưởng vì nó chống lại bản năng của con người. Nó hủy diệt cạnh tranh và quyền tư hửu vốn là hai động năng của sự phát triển của loài người. Xã hội là quan trọng, nhưng xã hội cũng chỉ là một phần tử, không phải là tất cả. Vấn đề ở đây là bản chất quỷ đỏ đã được hình thành từ hai nguyên tố này, đó là một cứu cánh ngu đần biện minh cho những phương tiện cực kỳ điên cuồng tàn ác.

43) Tuyên truyền và nhồi sọ
Tuyên truyền là xử dụng tất cả các phương tiện truyền thông để lái sự suy nghĩ của người khác theo ý bạn. Ngoài sách báo, truyền thanh truyền hình và internet, các phương pháp truyền miệng như rĩ tai, lãi nhãi phóng thanh, sách động hô hào, biểu ngữ tung hô, phô trương cờ xí rợp trời đều là tuyên truyền. Nhồi sọ là nói láo lập đi lập lại cho đến khi cái láo thành cái thật. Tuyên truyền và nhồi sọ là hai phương pháp thông tin và giáo dục của việt cộng. Mục đích của tuyên truyền và nhồi sọ là lường gạt và kết quả của lường gạt là ngu dân. Ngôn từ tuyên truyền và nhồi sọ giống hệt nhau, thí dụ như:
Tại Hội nghị, sau khi quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Ban Bí thư, các đại biểu đã thảo luận, bàn triển khai hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, tập trung vào những công việc chủ yếu: Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tiếp tục xây dựng và thực hiện những chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay; xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị; Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên của tổ chức Đảng, gắn với thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Xi của Đảng, giải quyết những vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong ngành, địa phương, đơn vị...
    

          Nói chung, chỉ có hai điểm mà cái đoạn văn tuyên truyền nhồi sọ điển hình này muốn nói: đó là học tập theo gương HCM và tuân lệnh đãng việt cộng. Than ôi, đạo đức và trí tuệ của HCM có đáng tin cậy hay không? và đãng việt cộng là ai mà dân phải tuân lệnh? Thật là khốn nạn cho một dân tộc phải im lặng chịu đựng những tuyên truyền nhồi sọ đểu giả như vậy.
         Nhồi sọ bằng giáo dục và tuyên truyền bằng báo đài chưa đủ, việt cộng rất khóai phô truơng cờ xí, băng rô, biểu ngữ rợp trời tòan quốc không khác gì một gánh hát xiệc khổng lồ mà trong đó, như lủ súc vật làm trò cuời để kiếm ăn, lủ việt cộng làm trò cuời để tuyên truyền tẩy nảo nguời dân. Những biểu ngữ, bích chuơng của chúng rập khuôn những lời lẻ hổn láo, xấc xuợt (như chúng dạy dân phải có văn hóa, phải sống văn minh...), độc tôn và tự tôn (như đãng việt cộng “quang vinh muôn năm” hay là chủ tịt hồ chí minh sống mãi trong “quần chúng”...), giáo điều và tự suớng (như “nhiệt liệt chào mừng” thành tích, công trạng, đại biểu, lể lộc...). Khôi hài mà nói tuy gánh hát xiệc phô truơng bản chất 
"tự đủ thứ" của chúng như tự cao, tự hào, tự đại, tự tiểu, tự tôn, tự ti, tự tiện, tự ái, tự phụ, tự thú, tự phê bình, tự kiễm điễm, tự tha thứ, tự phê (xì ke), và tự sướng... Nhưng có một "tự" mà quỷ đỏ việt cộng không bao giờ phô truơng vì chúng không có, đó là TỰ DO.
          Hai chủ đề việt cộng rất khóai tuyên truyền đó là thêu dệt thành tích của chúng và quãng bá chủ nghĩa xã hội. Một truờng hợp điển hình mà việt cộng thuờng lãi nhãi tuyên truyền trên báo đài là cái trò bịp “chủ nghĩa xã hội” như sau:
Đồng chí Lê thị Lú là một tấm guơng sáng của đạo đức cách mạng... Cả đời đồng chí Lú noi gương “bác” sống khiêm tốn... đồng chí Lú đã cho xã hội căn nhà lớn mà đồng chí đã phải làm lụng cực khổ để gầy dựng và chỉ ở trong một căn nhỏ chật hẹp... Khi được phỏng vấn, đồng chí Lê thị Lú đã phát biểu rằng “mình phải biết lo cho xã hội, mình không nên tham lam, mình phải dẹp lòng tham và chủ nghĩa cá nhân...”...
         Nghe qua thì quá hay và nặc mùi đạo đức, nhưng nghe kỹ sẻ thấy cái ngu xuẩn của cái trò bịp xã hội chủ nghĩa cố hửu của chúng. Đồng chí Lê thị Lú sai ở chổ nào? Một nguời bình thuờng, nhất là nguời sống trong bộ máy tẩy nảo của việt cộng không thể thấy ba cái sai căn bản của đồng chí Lê thị Lú:
  1. vi phạm nhân quyền: tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội là tạo mặc cãm tội lổi cho quyền “mưu cầu hạnh phúc cá nhân” chính đáng đuợc quy định trong điều một của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà chính việt cộng đã ký kết. Xử dụng truyền thông công cộng để tuyên truyền chủ nghĩa xã hội mà không cho phép quãng bá chủ nghĩa cá nhân hay dân chủ tự do (không chủ nghĩa) là vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong điều 19 của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (vì nguời dân bị bắt buột phải nghe đạo đức một chiều).
  2. Làm hại xã hội: Sự thật là cá nhân càng lo cho xã hội càng giãm lo cho cá nhân là càng làm hại xã hội. Lo cho xã hội không phải là chức năng của nguời dân, chức năng của nguời dân là lo cho chính mình. Lo cho cá nhân và không lo cho xã hội không phải là tham lam hay là chủ nghĩa cá nhân mà là quyền (right) và là chức năng ưu tiên của cá nhân. Xã hội là tổng hợp của cá nhân (đơn vị của xã hội là gia đình), và xã hội chỉ giàu mạnh khi cá nhân giàu mạnh. Nguời dân phải lo cho chính mình một cách chính đáng trong một xã hội công bằng và pháp trị để đuợc giàu mạnh và chỉ cần đóng thuế để chính quyền lo cho xã hội. Chức năng lo cho xã hội là của chính quyền và của tôn giáo, và nguời dân chỉ có bổn phận đóng thuế mà thôi (đối với cá nhân, xã hội là một bổn phận, không phải là một chức năng). Quãng bá chủ nghĩa xã hội là tạo nên sự ỹ lại và sự ăn hại của xã hội, làm hại xã hội và cá nhân.
  3. Làm hại chính bản thân: Hành động chia sẻ cho xã hội của đồng chí Lú trong một xã hội đạo đức (giả) trị và vô pháp trị là một hành động ngu xuẩn làm hại bản thân và thông đồng với tội ác. Nguồn gốc của sự nghèo đói của dân VN duới sự thống trị của việt cộng là cái hệ thống tư bản (đỏ) chủ nghĩa đầy tội ác và một tập đòan buôn dân bán nuớc miệng hô hào chủ nghĩa xã hội tay vơ vét đô la theo chủ nghĩa cá nhân. Tại sao đồng chí Lú chịu nghèo lấy tiếng ngu trong khi đồng chí đại gia Nguyễn văn mánh vơ vét làm giàu? Tại sao đồng chí Mánh không chia sẻ cho xã hội? Xã hội việt cộng chỉ có khôn và ngu, ai ngu thì bị mắc lừa việt cộng, chỉ có vậy thôi.

44) Lộng ngôn xáo ngử
Lộng ngôn xáo ngử là dùng những mỹ từ rổng tuếch, văn hoa chít chòe, nói lung tung dài dòng để tuyên truyền hay đánh lạc hướng. Việt cộng chuyên môn về lộng ngôn sáo ngữ để lường gạt. Đây là một ví dụ:
Phát huy sức mạnh của thế kiềng ba chân "Nhà nước - cộng đồng - đối tượng”, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sự hỗ trợ từ cộng đồng là vô cùng quan trọng và nỗ lực của gia đình chính sách có vai trò quyết định…
Đó chính là những nhiệm vụ chính trị hết sức nặng nề và cao cả, nhưng lại cần phải giải quyết một cách căn bản, tạo nền tảng quan trọng chỉ trong một khoảng thời gian không dài nhằm đáp ứng đòi hỏi bức thiết của lịch sử đưa đất nước tiến kịp thời đại. Nhiệm vụ to lớn đó đã và đang tiếp tục đặt ra đối với cả hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới…
Việt cộng nói lung tung theo cái ý tưởng lương lẹo của chúng mà ý nghĩa thực chất rất nghèo nàn. Đoạn văn trên chỉ là một mớ ngôn từ văn hoa chít chòe tối nghĩa điển hình cho toàn bộ văn chương tuyên truyền, tẩy nảo, nhồi sọ của việt cộng.

45) Lạm dụng châm ngôn
Ngạn ngữ và châm ngôn là những câu nói “hay”, mang tính chất đạo đức và giáo dục. Nhưng không phải châm ngôn và ngạn ngữ là đúng trong mọi trường hợp. Nói châm ngôn như con vẹt theo kiểu công thức là lạm dụng châm ngôn. Việt cộng thường lạm dụng châm ngôn để lường gạt. Ví dụ như nói những câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, v…v… để kêu gọi đối thủ bỏ súng trong khi việt cộng thủ chặt cây AK. Xử dụng ngạn ngữ hay châm ngôn để biện luận một chiều là ngụy biện.

46) Uyễn ngữ
Uyễn ngữ là dùng từ ngử hoa mỹ để che dấu âm mưu đen tối. Bọn lưu manh tư tưởng việt cộng thích xử dụng chiêu này. Những mỹ danh như MTGPMN, kinh tế mới, cãi cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, bước tiến nhảy vọt, học tập cãi tạo, cách mạng văn hóa…, hoặc những mỹ từ như dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, cách mạng, giải phóng…được bọn việt cộng “triệt để” xử dụng để che đậy và lường gạt. Để cướp của giết người, chúng dựng đứng lên một phong trào và lấy một mỹ danh. Để xâm lược, chúng dựng đứng lên một bọn tay sai và lấy một danh xưng rất đẹp. Ví dụ như MTGPMN (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) của bè lủ tay sai lê đức thọ và nguyển thị bình, thực chất của tổ chức cộng phỉ này có thể được diển tả qua bốn câu thơ sau đây:
          Rắn đâu có đẻ ra rồng
Mặt trận giải phóng cũng dòng cộng nô
Cũng phường khát máu tham ô
Độc tài vô đạo mưu đồ hại dân

47) Mơ hồ và lạc đề

Mơ hồ là giải thích một đằng rồi sau đó giải thích nẻo khác không liên hệ, hoặc là một chử có nhiều nghĩa không rỏ ràng. Lạc đề là tiền đề và kết luận không liên hệ hay là tiền đề dẩn tới một kết luận khác. Ví dụ như nói rằng “dân Việt Nam không thể có nhân quyền vì lý do địa lý, văn hóa và lịch sử Việt Nam khác với các nước có nhân quyền”. Đây là ngụy biện lạc đề vì nhân quyền và địa lý, văn hóa hay lịch sử không có liên hệ lý luận gì với nhau cả. Bọn ngụy biện việt cộng hảy đọc điều 2 trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà chính chúng đã ký kết khi chúng xin sỏ quyền lợi của Liên Hiệp Quốc:
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

48) Thảm hóa
Thảm hóa là dựng những trường hợp tồi tệ để bài bác một vấn đề. Ví dụ như lý luận cũa những người chống lại hợp pháp hóa mariwana là “nếu cho phép họ hút mariwana họ sẻ đòi hợp pháp hóa cocain”. Tương tự như vậy, những người chống lại an sinh xã hội bị lọt vào cái lý luận thảm hóa này vì họ lẩn lộn giửa những chương trình an sinh xã hội của thể chế dân chủ với chủ nghĩa xã hội của cộng sản. Việt cộng dùng thảm hóa để hù dọa, chúng thảm hóa rằng nước Việt Nam sẻ loạn nếu dân Việt Nam có tự do. Có nghĩa là khi dân việt nam có tự do thì các đãng phái sẻ cấu xé nhau tranh dành quyền lực. Sự nói láo này một phần là do bản chất gian dối của chúng, phần khác là do “suy bụng ta ra bụng người” của bọn vô sản côn đồ chuyên nghiệp cướp chánh quyền. Hảy nhìn các quốc gia dân chủ tự do ở trong vùng; khi chúng thảm hóa về tự do, việt cộng đã khinh bỉ dân tộc việt nam thua xa Thái Lan hay Mã Lai. Rõ là một lủ kêu căng ngu dốt.



Kết luận
Những phương pháp ngụy biện phổ thông nêu trên chỉ là ở một mức độ chi tiết tương đối và lớp lang tương đối. Bạn có thể phân loại, xếp lớp chúng theo ý bạn, và bạn có thể thêm vào danh sách những phương pháp ngụy biện khác mà bạn biết. Mục đích là nhận dạng nói láo và tránh nói láo, vì nói láo như việt cộng chỉ đưa đến chậm tiến và nô lệ.
Sau đây là 4 câu nói ngụy biện của việt cộng; đố bạn biết chúng thuộc dạng ngụy biện gì và ngụy biện như thế nào. Giống như làm bài tập, câu đầu tiên sẻ được giải thích và 3 câu sau thì xin bạn giải thích dùm.


Câu hỏi
1) “Ở đâu cũng có tội ác”
2) “Không thể áp dụng dân chủ cho Việt Nam được vì dân trí Viet Nam còn thấp”
3) “Chính trị là gian manh xảo trá, chống cộng là làm chánh trị”
4) Tuyên ngôn dựa theo tuyên ngôn cách mạng pháp của HCM: “mọi người sinh ra đều được bình đẵng về quyền lợi


Trả lời
1) “Ở đâu cũng có tội ác”
Việt cộng ngụy biện cho tội ác tràn lan cũa chúng bằng câu “Ở đâu cũng có tội ác”. Đây là ngụy biện loại đơn giản hóa quá độlấp liếm sự thật. Đơn giản hóa quá độ vì chúng chỉ nói có một phần sự thật. Ở đâu cũng có tội ác nhưng tội ác ở việt nam nghiêm trọng hơn rất nhiều vì nền tãng đạo đức xã hội việt nam rất xuy đồi và luật pháp giả tạo của việt cộng không có giá trị. Điều quan trọng hơn là chúng lấp liếm sự thật về kẻ gây tội ác. Ở các quốc gia dân chủ, kẻ gây tội ác là người dân. Trong khi đó ở việt nam, kẻ gây tội ác nghiêm trọng là chính quyền. Một xã hội công an trị chặt chẻ như việt cộng thì không thể lấp liếm, che dấu cho tội phạm chính quyền bằng cách đổ thừa cho người dân được.