Wednesday, November 21, 2012

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

-->
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ.
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
Điều 11:
  1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
  2. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.
Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Điều 13:
  1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
  2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 14:
  1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 15:
  1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.
  2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.
Điều 16:
  1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
  2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
  3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
Điều 17:
  1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Điều 20:
  1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
  2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều 21:
  1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
  2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
  3. Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.
Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Điều 23:
  1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.
  3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác.
  4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.
Điều 25:
  1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.
  2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau.
Điều 26:
  1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
  2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.
Điều 27:
  1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
  2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.
Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.
Điều 29:
  1. Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.
  2. Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.
  3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

CON QUÁI VẬT


Con quái vật xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường
Kể từ thời đại của đặng tiểu bình, nước tàu đã đi thẳng từ chuyên chính vô sản đến tư bản bóc lột. Khởi đầu chỉ là một nổ lực vá víu để cứu gở một hệ thống kinh tế bao cấp chết đói bằng cách chạy theo kinh tế thị trường tư nhân để kích thích nông dân sản xuất. Để rồi từ một quyền tư hữu hạn chế trong một hệ thống cồng kềnh quốc doanh hợp tác xã; một động năng tư bản chủ nghĩa toàn cầu đã đẩy cái hệ thống kinh tế thổ tả này thành một hệ thống tư bản đỏ bóc lột chuyên nghiệp kiểu mới.
  Người ta nói rất nhiều về phép lạ kinh tế của tàu cộng. Nhưng người ta thản nhiên bỏ qua sự thật là cái xứ to lớn này đã từng có cơ hội tư bản hóa (kỷ nghệ hóa) dân chủ lành mạnh. Kể từ khi nước tàu bị các thế lực thực dân bức hiếp vào khoảng giửa thế kỷ thứ 19, và sau khi thực dân nhật xâm lăng năm 1930, thì cái đà tư bản hóa dân trung hoa đã có thể tiếp diễn nếu không có sự thất trận của nhật và sự thắng trận của cộng đãng tàu thắng quốc dân đãng trung hoa năm 1949. Tuy nhiên cách mạng cộng sản trung hoa đã không giống như cách mạng cộng sản nga sô trước đó. Cách mạng cộng sản nga sô đã được tiếp nối một thời gian dưới sự lãnh đạo của lenin, khi mà người công nhân nga được hưỡng quyền lực dân chủ phần nào. Nhưng công nhân tàu không hề có quyền này vì cộng đãng tàu đã đi theo mô hình của stalin để cai trị.
  Chính sách cai trị của stalin là một hệ thống độc tài, đãng trị, quan liêu, lũng đoạn. Và cũng như stalin, tàu cộng cũng đã phát triển kinh tế, nhưng với một giá rấy đắt về nhân vật lực. Trong thập niên đầu, kinh tế tăng trưởng vào khoảng 9% với cái giá kinh khủng của cái gọi là bước tới vĩ đại, cãi cách ruộng đất hay là cách mạng văn hóa. Năm 1974, một cuộc khủng hoảng kinh tế hậu chiến đầu tiên trong hệ thống tư bản xảy ra. Trong lúc toàn dầu GDP xuống 1% thì trung hoa tăng khoảng 10% từ năm 1957 tới năm 1970. Tăng trưởng kinh tế này đã biến dạng xã hội trung quốc và đã có thể tạo ra  một nền tảng căn bản để trung hoa phát triển kinh tế. Nhưng mãi tới năm 1980, kinh tế tàu cộng vẫn ỳ ạch lếch theo xa sau các nước kỷ nghệ.
Vào khoảng thời gian này tàu cộng quyết định mở cửa kinh tế cho tư bản quốc tế đầu tư. Đây là một bước đi cần thiết để cứu sống kinh tế hấp hối của chúng. Nhưng tiếc thay, thay vì tàu cộng hướng về dân chủ xã hội thật sự dựa vào sức mạnh kinh tế thị trường chó táp phải ruồi này, thì bọn chúng đã tiếp tục ám víu vào cái chủ nghĩa độc tài đãng trị, quan liêu, bè phái stalinist; nên kết quả của sự đổi mới này chỉ là một trò bịp của cái gọi là “xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường”.
  Trong cuốn sách “Cách Mạng Phản Bội”, Trotsky, một văn hào cộng sản đã viết rằng “trong hệ thống tư bản, động lực sản xuất dựa trên căn bản của quyền tư hửu và tự do cạnh tranh để hướng dẫn kinh tế thị trường. Ngược lại, chủ nghĩa cộng sản chuyên chế trao quyền lảnh đạo hướng dẫn kinh tế tập trung cho giai cấp công nhân; và tất cả tài sản quốc gia trong tay chính quyền cũng được làm chủ bởi giai cấp công nhân”. Điều này có nghĩa là trên lý thuyết khi chưa đạt đến cái thiên đường cộng sản; nơi mà nhu cầu vật chất của mọi người đều được thỏa mãn và quyền tư hửu trở thành không cần thiết ; thì quyền lảnh đạo hướng dẩn kinh tế tập trung cộng sản nằm trong tay của gia cấp công nhân.
  Nhưng không giống như nga sô, đãng cộng sản tàu chưa bao giờ tôn trọng gia cấp công nông. Bọn quan liêu lạm quyền tàu cộng đã lủng đoạn quyền hành ngay cả trước khi họ cướp được chính quyền. Từ cái đà quan liêu lũng đoạn quyền hành có sẳn, cộng đãng tàu đã càng ngày càng ham mê quyền lực của đồng tiền kiếm được từ cái bộ máy mà chúng gọi là chủ nghĩa tư bản. Trotsky đã giải thích về vấn đề bọn tàu cộng đã lạm dụng quyền hành để biến của cải chung thành tài sản riêng như sau: “Cái sự chuyển của cãi chung này vào tay tư hửu cũng đã xảy ra ở đông âu sau khi hệ thống cộng sản xụp đổ. Nhưng nó xảy ra một cách chậm rãi hơn ở trung hoa vì ở trung hoa, tất cả tất cả quyền lực vẩn nằm trong tay của một đãng. Thật ra bọn quan liêu độc đãng tầu cộng đã hủ hóa tài sản quốc doanh dựa vào cái gọi là kinh tế thị trường trước khi đông âu xụp đổ; và sau này chúng mới rút tỉa thêm những bài học tư hửu hóa của đông âu. Đây là một thắng lợi của đặng tiểu bình.
  Băng đãng tàu cộng đã bàn cải về việc mở cái bức màn tre cho tư bản ngoại bang đầu tư vào khoảng năm 1977 –78; một thời gian ngắn sau khi cái gọi là phe nhóm bốn tên bị bắt ngày 6 tháng 10 năm 1976 vì họ đòi hỏi sự tiếp tục cách mạng văn hóa và cải cách ruộng đất của mao. Họ Đặng đề nghị sự thành lập bốn vùng kinh tế đặt biệt chung quanh hongkong và macao. Tàu cộng đặt biệt kêu gọi nguời tàu hải ngoại, gồm 60 triệu người hoa ở đài loan, thái lan, mã lai, indo và ngay cả ở hoa kỳ tiếp tay đầu tư, tư bản hóa trung hoa. Nhưng tiến trình đó đã xảy ra một cách chậm rải và đầy mâu thuẩn. Vào khoảng đầu năm 1980, đất đai của hợp tác xã nông nghiệp được cho nông dân thuê dài hạn và sự kiểm soát giá cả hàng hóa và phục vụ thì được phế bỏ.
  Từ đó sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng và đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào. Nhưng nạn lạm phát cũng bắt đầu. Từ năm 1980 – 85, 100 triệu TV được bán. Từ năm 1985 – 90, 50 triệu máy giặt và 40 triệu tủ lạnh được bán. Cũng trong thời gian này, con cái của đãng viên cao cấp tàu cộng bắt đầu qua Mỹ và Anh du học với sự trợ cấp học bổng của các nước này.
Thị trường chứng khoáng đầu tiên được mở tại Shen Zen năm 1988 và thị trường thứ hai ở thuợng hải. Trong lúc đó thảm xát thiên an môn xảy ra; quân đội tàu cộng giết hàng ngàn sinh viên và công nhân tàu ở bắc kinh ngày 3, 4 tháng 6 năm 1989. Thãm sát thiên an môn là sự ngăn chận phong trào tự do dân chủ của người dân chống lại giá cả tăng vọt và tệ nạn tham nhũng của băng đãng tàu cộng. Phong trào phản kháng này có sự tham gia của hàng triệu học sinh, công nhân và ngay cả có sự cảm tình của một số đãng viên cộng sản. Một bí thư thường vụ, ông hảo vi nhân, đã ra mặt chỉ trích đặng tiểu bình và kêu gọi sự thay đổi chính trị cũng đã bị bắt và bị kết án tù tại gia cho tới khi ông ta mất.
Đặng tiểu bình đã không ngần ngại đàn áp, đè bẹp bất cứ phong trào phản kháng nào dám chống lại cái cốt lỏi của chủ nghĩa stalin. Sau cả năm bàn cải, ông ta vẩn không chấp nhận lời kêu gọi làm chậm lại việc chạy theo cái gọi là chủ nghĩa tư bản; và ồ ạt mở cửa nước tàu cho tư bản nước ngoài vào cấu kết với băng đãng của ông ta toàn quyền thao túng. Không những vậy, ông ta còn cố gắng tháo gở những tắt nghẻn kinh tế do đàn áp tạo ra. Ông ta quyết định mở cửa tất cả các tỉnh ven vùng biểnvà thành phố bắc kinh cho tư bản đầu tư, khai thác và bóc lột. Trên đảo pudong ở thượng hải, một chương trình đã được thiết lập để biến đảo này thành một mã nhật tân của tàu. Hôm nay đảo này đã trở thành trung tâm thương mãi quan trọng với bốn triệu thước vuông nhà cao tầng, xây trong vòng mười năm.
Vào năm 1991, số người thất nghiệp ở vùng nông thôn là hơn 100 triệu. Họ phải sống nhờ vào gia đình vì họ không có trợ cấp thất nghiệp và hưu bổng. Trong khi đó đầu tư nước ngoài là sáu tỉ đô la (khoảng 20% từ đài loan). Vào tháng 10 năm 1992, tại quốc hội khóa 16 của tàu cộng, cái tên chủ nghĩa xã hội kinh tế thị trường được chính thức tuyên bố. Năm 1993, GDP tăng trưởng 13.7% và trung bình là 8% mổi năm kể từ đó. Với một văn kiện gọi là “quyết định về những nghi vấn liên quan đến việc gây dựng một hệ thống xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường” được chấp thuận bởi ủy ban trung ương đãng ngày 14 tháng 10 năm 1973; tàu cộng nổ lực tư bản hóa băng đãng cộng sản trung quốc và gia tăng truất hửu tài sản quốc gia vào tay của đãng viên.
Năm 1996 tất cả những di tích còn lại cũa hệ thống kinh tế tập trung đã bị hủy bỏ; và sự phản kháng cuối cùng về việc hủy bỏ này đã bị bóp cổ trong năm 1998 và 1999 với một quyết định chính thức giảm thiểu và hủy bỏ các hãng xưởng và doanh nghiệp quốc doanh. Các hãng xưởng doanh nghiệp quốc doanh bị phá vở, đảo lộn hoặc bị trộn chung với nhau với mục đích là để tách ly những doanh nghiệp lỗ lã và tư nhân hóa các những doanh nghiệp làm ra tiền để đưa vào tay các đãng viên. Việc sa thải công nhân, lột sạch cơ quan quốc doanh song song với sự mở cửa hơn nửa cho tư bản ngoại bang đầu tư nhưng không đếm xỉa gì đến cạnh tranh lành mạnh và cải tổ chính trị, đã đưa đến kết quả là một số đãng viên CS trở nên chủ nhân giàu có và khoảng 70 triệu công nhân quốc doanh bị mất việc trong vòng 6 năm. Vào ngày 01 tháng 07 năm 2001, tàu cộng đã chính thức cho phép đãng viên làm giàu. Vào tháng 10 cùng năm, tàu cộng được vào WTO. Có 4 lý do giải thích sự thành công này của tàu cộng.
1) Sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một thiểu số tư bản đỏ giàu khủng khiếp; Tuy nó cũng có nâng cao mức sống của hàng trăm triệu người quá nghèo (giai cấp vô sản) đến từ nông thôn, thành phần nồng cốt giàu có vẫn chỉ là bọn đãng viên cộng sản và thân nhân của chúng. Một nhóm giàu có khác là người tàu ở đài loan hoặc hoa kiều định cư ở các nước tư bản (ở thượng hải có hơn 600 ngàn người tàu đài loan).
2) Nhờ vào những đầu tư sản xuất khỗng lồ trong hơn 20 năm nay (hơn 600 tỉ đô la của 480 công ty và những chương trình học bổng rộng rải của  tư bản) mà nước tàu có những khoa học kỹ thuật tân tiến để sản xuất. Thêm nữa là những đầu tư khỗng lồ vào hạ tầng cơ sở: 35 ngàn kilometre đường xe hơi trong thời gian 1994 – 2004 (dự tính là 85 ngàn kilometre trong tương lai). 84 thành phố đang xây dựng đường xe lửa ngầm, đuờng hỏa xa, phi trường v..v…
3) Vai trò của hoa kiều và sự thu nhập hongkong vào trung quốc. Người hoa nước ngoài về nước đầu tư bóc lột rất nhiều. Năm 2003, 2/3 tổng đầu tư là hoa kiều, phần đông từ đài loan.Vai trò của hongkong cũng quan trọng vì nó giúp GDP tăng trưỡng ở vùng kinh tế phụ thuộc.
4) Sự thao tác tiền tệ và kiểm soát ngân hàng đã cho phép tàu cộng vượt qua khũng hoảng tiền tệ đông nam á châu 1997 vì những món nợ không có tiền trả của họ. Nhờ vào sự dành dụm của người tàu (khoãng 35% lợi tức) và thặng dư mậu dịch (tàu tích lủy khoãng 1000 tỉ đô la dự trử nước ngoài), tuy rằng nợ có tăng trưỡng nhưng vẩn nằm dưới 25% của GDP và được trang trãi bằng tiền để dành.
Như vậy, thay vì sự mở cửa đầu tư là để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, bọn tàu cộng đã đi ngược lại. Kinh tế thị trường của tàu cộng đã biến đổi giai cấp chuyên chính vô sản (đãng viên cộng sản) thành giai cấp tư bản bóc lột, giàu có, hưỡng thụ, cực kỳ xa hoa  trong lịch sử nhân loại. Theo thống kê thì khoảng 20% dân tàu tiêu thụ khoảng 50% tổng lợi tức quốc gia. Trong vòng 2 năm qua, trung quốc là thị trường tiêu thụ xe BMW nhiều nhất thế giới. Vào tháng 8 năm 2004, tiền thuế đăng ký xe tăng từ 2600 euro lên 4500 euro. Khoảng ½ GDP là từ doanh nghiệp sản xuất tư nhân; và những doanh nghiệp quốc doanh thường hay bị bán rẻ cho đãng viên tàu cộng làm giàu.
            Thật rỏ ràng để thấy rằng trung quốc đã trở thành trung tâm bóc lột chất xám và sức lao động của thế giới cho sản xuất rẻ tiền. Đây là hành động vi phạm nhân quyền và phá hoại kinh tế tự do toàn cầu có hệ thống. Mặc dầu thế giới đang kêu gọi sự trừng phạt chống lại sự bóc lột và chống lại sự tràn ngập của hàng hóa rẻ tiền từ trung quốc, để bảo vệ việc làm và hàng hóa nội địa; sản xuất rẻ tiền bóc lột của tàu cộng vẩn tiếp tục tăng trưỡng. Vì hơn 60% của sự tăng trưởng này là sản phẩm được chế tạo bên tàu bởi các hãng đầu tư của mỹ, âu châu, nhật bản, đài loan, đại hàn…để nhập cãng trở lại thị trường của nước họ. Cho nên những nổ lực mới đây của liên hiệp âu châu nhằm hạn chế nhập cãng hàng hóa trung quốc vẩn bị sự chống đối của các thành viên trong liên hiệp âu châu (như bỉ, lục xâm bảo, đan mạch…). Tư bản của các nước này đang hưởng lợi trong việc khai thác nhân công rẻ mạt ở trung hoa.
            Cấu kết với tư bản quốc tế, băng đãng tàu cộng trường phái stalin đang khai thác nước tàu như một thuộc địa theo kiểu thực dân mới. Bọn vô sản tàu cộng trường phái stalin đã tự biến dạng từ quốc tế vô sản tới tư bản đỏ thúi tha vào bậc nhất. Bọn chúng làm được việc này là nhờ 2 yếu tố: một là tiền và chất xám tràn ngập  của tư bản quốc tế, và hai là lao công rẻ mạt từ những vùng thôn quê. Sự bóc lột dã man mà chính chũ nghĩa cộng sản đã lên án vào khoảng thế kỷ thứ 19, nay đang được thi hành triệt để bởi chính băng đãng cộng sản biến thái này. Thành phần lao động trung quốc, giai cấp công nhân nghèo nhiều nhất trên trái đất và tiếp tục gia tăng 20 triệu mỗi năm, đang bị bóc lột dã man. Họ không có công đoàn, không có quyền lợi được công nhận, họ thường xuyên bị bức hiếp, trả lương trể. Họ bị đàn áp từ hai phía, tư bản chủ nhân và nhà nước cộng sản.
            Hảy tưởng tượng một đôi giày boot hiệu Timberland bán ở âu châu với giá 150 euro mà chỉ trả 45 xu cho một đứa bé 14 tuổi làm việc sản xuất đôi giày này ở thành phố Hoa Nam.  Đứa bé phải làm việc 16 tiếng một ngày và hoàn toàn không có một phúc lợi khác. Nhưng cũng hảy tưởng tượng sự phẩn nộ khi nó nhận thức được sự đàn áp bóc lột này. Người nô lệ chỉ có một đường để đi đó là đấu tranh dành quyền lợi và sinh tồn. Thật sự họ đã bắt đầu. Hàng trăm ngàn cuộc phản kháng đã xảy ra. Hảy mượn lời của Napoleon, chúng ta có thể nói rằng: “khi giai cấp công nhân lao động của trung quốc vùng lên, tư bản quỷ đỏ tàu cộng sẻ bị lật đổ”, và con đường nước tàu phải đi không có lựa chọn nào khác hơn là con đường tự do dân chủ.

Chủ Nghĩa Xã Hội


Trước khi đi sâu vào chủ nghĩa xã hội, khái niệm chủ nghĩa, xã hộiphục vụ cần phải được hiểu rỏ. Chủ nghĩa (ideology) là học thuyết (có tiền đề, suy diễn và kết luận) đề cao một sự việc hơn cái đối nghịch với nó hay hơn các thứ khác. Ví dụ như “chủ nghĩa cá nhân” là học thuyết (nếu có) đề cao cá nhân mình quan trọng hơn xã hội và hơn tất cả các cá nhân khác; hoặc “chủ nghĩa ăn uống” là một học thuyết (nếu có) đề cao sự hưỡng thụ ẩm thực quan trọng hơn tất cả các thú vui vật chất hay tinh thần khác. Chủ nghĩa không phải là bản năng, bản năng (nature) là những chức năng (functions) sinh tồn, trong khi chủ nghĩa là học thuyết đề cao một chức năng. Trong thiên nhiên, các sinh vật sống theo bản năng để sinh tồn và tiến hóa, không sống theo chủ nghĩa.

Tuy rằng xã hội là một phạm trù vô thể và phức tạp, định nghĩa về xã hội thì rất đơn giản: xã hội (danh từ) là sự sống chung, hay (tĩnh từ) là thuộc về sự sống chung, ví dụ như cơ sở xã hội hay công ích xã hội. Trong thiên nhiên, các loài sinh vật thể hiện chức năng xã hội (sống cho xã hội) và chức năng cá nhân (sống cho cá nhân) một cách cá biệt. Loài xâu bọ như lòai kiến và loài mối là những sinh vật xã hội trong khi tất cả sinh vật cao cấp hơn xâu bọ đều thể hiện chức năng cá nhân (như lòai gấu, lòai cọp...). Con người là động vật cao cấp có chức năng trí tuệ, và con người là sinh vật rất cá nhân (nên nhớ rằng sống cho cá nhân chỉ là một bản năng, không phải là một chủ nghĩa).

Một số sinh vật cao cấp sống chung để sinh tồn, như lòai cá tuna, lòai chim cánh cụt, lòai chó, lòai khỉ và lòai nguời. Sự kết hợp xã hội này tạo ra sức mạnh, an tòan và phúc lợi cho cá nhân. Tuy nhiên, đối với các sinh vật cao cấp, xã hội tuy quan trọng nhưng xã hội chỉ là một phuơng tiện (một công cụ), một nhu cầu để sinh tồn, không phải là một cứu cánh để sống. Cứu cánh của sự sống của các sinh vật cao cấp, theo bản năng, vẩn luôn luôn là cá nhân. Vì xã hội chỉ là phuơng tiện nên đối với lòai nguời, cá nhân chỉ có trách nhiệm chăm sóc cho xã hội để có phuơng tiện sinh tồn, cá nhân không có chức năng “phục vụ xã hội”. Cần phải phân biệt trách nhiệm (responsibility) và chức năng (function) là hai việc khác nhau.

Phục vụ xã hội là một chức năng, không phải là một chủ nghĩa. Hầu hết các lý thuyết tôn giáo đều coi chức năng phục vụ xã hội như một phương tiện, không phải một cứu cánh. Các thầy tu đều được giáo hóa từ bỏ cá nhân, tự mang chức năng phục vụ xã hội (phuơng tiện) để phục vụ thần thánh (cứu cánh) mà họ tin, hay vì sư cứu chuộc cho chính bản thân họ. Tôn giáo thiết lập những cơ sở phục vụ xã hội với mục đích giúp đở tinh thần và vật chất (kinh tế) những thành phần yếu kém của xã hội bằng sự kêu gọi lương tâm tự nguyện, tình thương, giúp đở và chia sẻ của người khác. Tương tự như vậy, các xã hội gia cũng là những chuyên gia tự mang chức năng phục vụ xã hội. Các xã hội gia nghiêng cứu về những bất công xã hội và họ đấu tranh bằng giáo dục và luật pháp cho công bằng xã hội và những phúc lợi cho an sinh xã hội.

Marx và Engels đã tạo ra một học thuyết xã hội gọi là chủ nghĩa xã hội Marx Engels và đã được coi như là học thuyết chính của Chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội Mark Engels chủ nghĩa hóa trách nhiệm xã hội và chức năng cá nhân để hủy diệt nhau, với mục đích đề cao xã hội và từ chối cá nhân . Chống lại cá nhân là chống lại bản năng của loài người, tức là chống lại quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân được xác định trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Thêm nửa, chức năng cá nhân đồng nghĩa với cạnh tranh, và cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để phát triển và tiến bộ. Chủ nghĩa xã hội Marx Engels chống lại cạnh tranh kinh tế, đây là yếu tố chính yếu cho sự thất bại của Chủ nghĩa xã hội Marx Engels.

Chủ nghĩa xã hội Marx Engels là một hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất được sở hữu tập thể hay được hợp tác điều khiển. Chủ nghĩa xã hội là một hình thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ hợp tác xã hội tự quản lý, quan hệ quyền lực công bằng tương đối, và sự giảm thiểu hoặc loại bỏ sự phân cấp trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và chính trị. Dựa trên sản xuất tiêu thụ, Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trực tiếp phân bổ những cung ứng kinh tế để đáp ứng những nhu cầu kinh tế của con người (cái gọi là giá trị sử dụng); về kế toán thì nó dựa trên số lượng vật lý của các nguồn tài nguyên, hoặc nó đo đạc trực tiếp thời gian lao động của công nhân. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thì được phân phối qua thị trường quốc doanh; và sự phân phối thu nhập thì được dựa trên nguyên tắc công trạng cá nhân hay đóng góp cá nhân.
Chủ nghĩa xã hội Marx Engels lý tưởng rằng tất cả mọi người sẽ được chia sẻ những lợi ích của công nghiệp (đây là công bằng kinh tế). Họ cho rằng người lao động sẽ làm chủ tốt hơn vì công nhân đông hơn chủ và đa số sẽ lảnh đạo. Chủ nghĩa xã hội không phải là một hệ thống chính trị, mà là một chủ nghĩa về phân phối hàng hóa và dịch vụ. Tuy là một hệ thống hoàn toàn kinh tế, chủ nghĩa xã hội lại là một phương thức tệ hại để dùng cho kinh tế quy mô lớn. Nếu hoàn thành một cách lý tưởng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ‘laissez faire’ sẻ giống hệt nhau như là một hệ thống mà trong đó tất cả mọi người sẽ sản xuất chính xác những gì cần thiết cho chính xác những người cần nó. Trong thực tế, cả hai hệ thống này chỉ thành công trong trường hợp kinh tế vi mô (nhỏ), nhưng thất bại thảm hại khi áp dụng chúng cho nền kinh tế quốc gia và quốc tế; và chúng thất bại với cùng một lý do, đó là sự hư hỏng của con người. Quá nhiều người không muốn chơi công bằng, và cả hai hệ thống chỉ thành công khi tất cả mọi người tuân theo các quy tắc như nhau.
Chủ nghĩa xã hội Marx Engels là một nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong đó chính phủ kiểm soát tất cả các phương tiện sản xuất, một sự thất bại bi thảm của thế kỷ hai mươi. Sinh ra từ một cam kết để khắc phục các khiếm khuyết về kinh tế và đạo đức của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội đã vượt xa chủ nghĩa tư bản trong cả hai lảnh vực hủy hoại kinh tế và tàn bạo đạo đức.Trên thực tế nó đã xụp đổ, vậy mà ý tưởng và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội lường gạt này vẩn nán lại thêm ở bên tàu và việt nam . Không biết chủ nghĩa xã hội ở một hình thức cuối cùng nào đó sẽ trở lại như một vủ khí cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của chủ nghĩa tư bản đỏ hay không, nhưng không ai có thể thẩm định chính xác viễn tượng của nó, mà không để ý đến tấn bi kịch đến và đi của chủ nghĩa xã hội đã qua.
Để hiểu rõ hơn về chũ nghĩa xã hội Marx Engels, ba tư tưỡng chính trị khác, và sự tương quan của chúng với chủ nghĩa xả hội, cần phải được giải thích. Đó là chủ nghĩa cấp tiến, chủ nghĩa bảo thũ và chũ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa cấp tiến chính trị là ý tưởng (sai lầm một phần) rằng thay đổi cấu trúc của chính phủ là cách tốt nhất để làm ảnh hưởng đến con người và quyền lực. Chủ nghĩa bảo thủ chính trị là ý tưởng (sai lầm một phần) rằng thay đổi những người nắm quyền lực là cách tốt nhất để làm ảnh hưởng đến cơ cấu và chính phủ của họ. Nói đơn giản hơn: chủ nghĩa cấp tiến muốn quyền quyết định chính trị được lan truyền rộng ra cho nhiều người hơn, tốt nhất là cho tất cả mọi người; trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ muốn quyền quyết định chính trị được thu gọn lại cho càng ít người càng tốt, tốt nhất chỉ là một người.
Trong khi chủ nghĩa xã hộicấp tiến về kinh tế (không phải là một chủ nghĩa chính trị), có nghĩa là nó muốn nhiều người hơn (tốt nhất là tất cả mọi người) được quyền nói về việc kinh tế hoạt động như thế nào; dân chủ (một thể thức chính trị) là cấp tiến về chính trị, nghĩa là nó muốn nhiều người hơn (tốt nhất là tất cả mọi người) được quyền nói về việc chính phủ hoạt động như thế nào. Khi Marx nói “dân chủ là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội”. Ông ta đã sai về cách tương tác giửa kinh tế và chính trị, nhưng ông đã nhìn thấy những điểm tương tự.
Một sai lầm phổ biến là sự nhầm lẫn giửa chủ nghĩa xã hội, một hệ thống kinh tế chủ nghĩa hóa, với chũ nghĩa cộng sản, một hệ thống chính trị chủ nghĩa hóa. Cộng sản là bảo thủ kinh tế và chính trị, có nghĩa là nó muốn it người hơn và càng ít người hơn (tốt nhất là chỉ còn Bí thư Đảng) có quyền nói về việc kinh tế và chính trị hoạt động như thế nào. Tuy cuộc cách mạng kinh tế, chính trị, xã hội của nó đã thất bại thê thãm, bọn cộng sản đã từ chối thừa nhận những gì đã đi sai. Cộng sản chỉ nói miệng một lý tưởng mà chúng không có ý định thực hành (vì nó bất khả thi): đó là thiên đường xã hội chủ nghĩa Marxism thành công đến mức con người chỉ cần làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu và tổ chức chính quyền sẻ trở nên không cần thiết.
Chủ nghĩa cộng sản, tuy tự xưng là chủ nghĩa xã hội khoa học, có rất ít liên hệ với Marx. Chủ nghĩa cộng sản đã được Marx và Engels hình dung là giai đoạn cuối cùng của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Trước chủ nghĩa Cộng Sản, họ hình dung một chính quyền dân chủ (chính trị) song song với một hệ thống kinh tế tập trung (Xã Hội Chủ Nghĩa). Ý nghĩa của từ cộng sản đã thay đổi sau năm 1917, khi Vladimir Lenin và đảng Bolshevik cướp được chính quyền ở Nga. Những người Bolshevik đã thay đổi tên đãng của họ thành Đảng Cộng sản và họ đã cài đặt một chế độ áp bức, độc đãng để họ thực hiện các chính sách xã hội chủ nghĩa để tiến lên thiên đường cộng sản mà họ không bao giờ có thể thực hiện.
Marx tưởng rằng công nhân các nước công nghiệp sẻ đứng lên đoạt quyền làm chủ các phương tiện sản xuất của họ, nhưng việc ngược lại đã xảy ra. Hầu hết các nước theo Cộng sản là các quốc gia nông nghiệp kém phát triển, mà ví dụ điển hình là Liên Xô. Điều tốt nhất để người dân Nga nói về Cách mạng cộng sản Tháng Mười năm 1917 là chính phủ mới đã tốt hơn so với các Sa hoàng. Điều tồi tệ nhất là họ đã tin cậy không đúng người, đặc biệt là Lenin, để lãnh đạo cách mạng. Liên Xô đã chính thức từ bỏ chủ nghĩa xã hội vào năm 1921 khi Lenin lập Chính sách kinh tế mới cho phép đánh thuế, buôn bán địa phương, cho phép thánh lập một số tư bản nhà nước ... và đã trục lợi cực kỳ tốt. Cuối năm đó, ông đã thanh lọc 259.000 đảng viên, và vì vậy đã thanh lọc quyền bỏ phiếu của họ, khiến càng ngày càng ít người tham gia vào việc ra quyết định của nhà nước hơn.
Chủ nghĩa Mác đã trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin, sau đó đã trở thành chủ nghĩa Stalin. Wikepedia định nghĩa chủ nghĩa Stalin như sau: “ từ ngữ ‘chủ nghĩa Stalin’ đã được sử dụng bởi bọn Mác xít chống Liên Xô Stalinists, đặc biệt là Trotskyists, để phân biệt các chính sách của Liên Xô Stalinists với những người họ coi là theo đúng với chủ nghĩa Marx. Trotskyists cho rằng Liên Xô Stalinists đã không theo đúng xã hội chủ nghĩa, nhưng là một nhà nước công nhân quan lại và thoái hóa. Có nghĩa là một nhà nước mà trong đó sự khai thác bóc lột được điều khiển bởi giai cấp vô sản cầm quyền; trong khi chúng không có quyền sở hữu các phương tiện sản xuất và cũng không phải là một tầng lớp xã hội có quyền hạn; chúng gom thu đặc quyền đặc lợi  trên đầu của giai cấp công nhân”.
Bọn cộng sản bảo vệ chủ nghĩa Stalin đã phải dựa vào ngụy biện bất hòa nhận thức rằngSự tồn tại của sự bất hòa tâm lý (tâm lý không thoải mái), thúc đẩy chúng phải làm giảm thiểu sự bất hòa và dẫn đến sự tránh né thông tin có khả năng làm tăng sự bất hòa”, để giải thích cho sự ủng hộ Stalin của họ. Họ không muốn nghe bất kỳ lời chỉ trích nào, và họ sẽ bước ra ngoài con đường của họ để từ chối sự thật. Sự đột ngột phản bội lý tưởng Cộng Sản của Lenin và Marx đã khiến cho bọn xã hội chủ nghĩa bám vào Liên Xô Stalinists, mặc dù họ biết Stalin là một thảm họa. Họ tự gọi mình là Cộng sản mặc dù họ không tán thành quan điểm của Stalin và càng không thích chủ nghĩa xét lại của Lenin. Ở Liên Sô, Lenin vẫn còn là một anh hùng của cuộc Cách mạng Cộng Sản. Và mặc dù đã làm sai bét mọi việc, Stalin vẩn được tôn kính bởi bọn Cộng sản vì có công lật đổ đế chế Third Reich của Đức, không phải là vì những thành quả kinh tế, xã hội và chính trị; và vì tội ác là con đuờng duy nhất để đi trong việc duy trì và bành truớng Chủ nghĩa xã hội Marx Engels.

DÂN CHỦ LÀ GÌ


Định Nghĩa

Dân chủ là thể thức chính quyền dựa vào quyền chính trị của người dân. Khái niệm dân chủ đã có từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới – ngay cả trong thời quân chủ - ví dụ như quan niệm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” đã có rất lâu trong tư tưởng của người Việt Nam. Để hiểu rỏ hơn về dân chủ, có bốn khái niệm cơ bản hơn cần phải được minh định: đó là tự do, bình đẵng, chính trịdân.

Thứ nhất, chính trị là những phương pháp cách thức lấy lòng dân mà không dùng bạo lực và lường gạt. Thông thường, mục đích của chính trị là để được dân đưa lên nắm chính quyền; cho nên tất cả những tổ chức hay quy trình về đãng phái, ứng cử, bầu cử, quản trị và chính quyền dân chủ, đều là chính trị. Thứ hai, tự doquyền, nói cách khác quyền là cụ thể hóa của tự do và càng có nhiều quyền thì càng tự do. Trên phương diện phạm vi, quyền được phân ra làm 4 loại đó là gia quyền, pháp quyền, nhân quyềnthiên quyền. Thêm nửa, quyền phải đi đôi với trách nhiệm (pháp luật để bảo vệ quyền) cơ quan chức trách phải có đủ sức mạnh để áp đặt trách nhiệm vào các đối tượng của tự do.

Khái niệm thứ ba là bình đẳng. Bình đẵng ở đây là bình đãng về tự do. Bình đẵng là tất cả công dân đều có quyền như nhau (đặc biệt là quyền chính trị). Tự dobình đẵng đã được xác định là hai đặc điểm quan trọng của nền dân chủ từ thời Hy Lạp cổ đại. Những nguyên tắc này được phản ánh trong việc mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật và có quyền làm luật như nhau. Ví dụ, trong một nền dân chủ đại diện, mỗi lá phiếu có trọng lượng bằng nhau và không có sự hạn chế không hợp lý nào có thể áp dụng cho bất cứ ai tìm cách ứng cử đại biểu; và sự tự do của công dân thường được bảo đảm bằng cách hợp pháp hóa tự do với những văn kiện luật pháp được bảo vệ bằng hiến pháp.

Vì quyền chính trị là một loại tự do, nên định nghĩa của dân chủ có thể được trừu tượng hóa rằng: dân chủ là thể thức chính quyền dựa vào tự do và bình đẵng. Nói cách khác, phải có tự do và bình đẵng mới có dân chủ. Nhưng dân là ai? khái niệm thứ bốn về “dân” cũng phải được xác định; dân là tất cả mọi người sinh ra trong một quốc gia không phân biệt về bất kỳ một tính chất nào. Tuy định nghĩa đơn giản nhưng lịch sử cho thấy khái niệm này đã phải được tiến hóa theo thời gian và có những trường hợp phải trả bằng máu. Nói tóm lại, dân chủ là thể thức chính quyền của dân, do dân và vì dân; nghĩa là chính quyền do người dân dựng lên, người dân lãnh đạo và người dân quản lý; với mục đích duy nhất là để phục vụ người dân.

Đặc Tính



Dân chủ có vài thể thức (thể dạng và hình thức); có thể dạng cung cấp đại diện tốt hơn hay cho nhiều tự do cho công dân của họ hơn những thể dạng khác.Tuy nhiên, đặc tính quan trọng nhất của dân chủ là phân quyền. Nếu nền dân chủ nào không có cấu trúc để ngăn cấm chính phủ lạm quyền, cản trở người dân trong quá trình lập pháp, hoặc để bất kỳ chi nhánh nào của chính phủ, có khả năng thay đổi sự phân chia quyền hạn cho lợi riêng của mình; thì sẻ đưa đến việc một chi nhánh của hệ thống chính phủ, có thể tích tụ quá nhiều quyền lực và phá hủy nền tảng tự do dân chủ. Trên phương diện thể thức, dân chủ đại diện, dân chủ đồng thuận, và dân chủ hội nghị là những ví dụ chính của các thể thức chính quyền dân chủ có cấu trúc thỏa đáng cho nổ lực áp dụng dân chủ thực tế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân.

Nhiều người sử dụng từ dân chủ như là chử viết tắt cho dân chủ tự do, để bao gồm các yếu tố như đa nguyên chính trị; bình đẳng trước pháp luật; quyền khiếu nại các cơ quan chức trách để đòi bồi thường; quyền bình đẵng pháp trình; quyền tự do dân sự; quyền con người; và các yếu tố của dân sự xã hội ở bên ngoài chính phủ. Tại Hoa Kỳ, sự phân chia quyền lực (tam quyền phân lập) được coi là đặc tính trung tâm của dân chủ; nhưng ở các nước khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, nguyên tắc chính là chủ quyền quốc hội (mặc dù trong thực tế độc lập tư pháp thường được duy trì). Trong vài trường hợp khác, dân chủ có nghĩa là dân chủ trực tiếp. Mặc dù từ ngữ dân chủ thường được sử dụng trong bối cảnh nhà nước, các nguyên tắc dân chủ cũng có thể được áp dụng cho tổ chức tư nhân và các nhóm nhỏ khác.

Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số thường được liệt kê như là một đặc tính của dân chủ. Tuy nhiên, thiểu số cũng có thể bị áp bức bởi sự chuyên chế của đa số trong trường hợp không có sự bảo vệ của hiến pháp, của chính phủ, của các cá nhân hoặc của nhóm bảo vệ quyền lợi thiểu số. Cho nên nguyên tắc của dân chủ được hiểu rộng thêm là “đa số lảnh đạo nhưng phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của thiểu số”. Điểm thiết yếu của một nền dân chủ đại biểu lý tưởng là sự cạnh tranh bầu cử một cách công bằng trên cả cả hai phương diện nội dung và phương thức. Hơn nữa, các quyền tự do (nhất là nhân quyền) rất là cần thiết để người dân có đầy đủ thông tin để họ có thể bỏ phiếu cho lợi ích tốt nhất của họ. Tuy nhiên, tính năng cơ bản của dân chủ vẩn là cái khả năng của mổi cá nhân có quyền tham gia một cách tự do và đầy đủ vào sinh hoạt chính trị trong cuộc sống xã hội của họ.

Lịch Sử Cổ Đại


Tuy nguồn gốc chính thức của Dân chủ là ở Hy Lạp cổ đại, nhưng sự thực hành dân chủ thì đã có trong các xã hội trước thời Hy Lạp cổ đại, bao gồm cả vùng Lưỡng Hà, Phoenicia và Ấn Độ. Các nền văn minh khác đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của dân chủ kể từ thời Hy Lạp cổ đại là La mã, Âu Châu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Khái niệm dân chủ đại biểu đã được phát sinh chủ yếu là từ những ý tưởng và những cơ sở gíao dục trong thời Trung cổ châu Âu, Thời kỳ giác ngộ và trong cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Quyền chính trị trong những cơ chế quyền lực từ các nhóm tương đối nhỏ (chẳng hạn như những nhóm giàu có của một nhóm sắc tộc thời trung cổ Âu châu) đã được mở rộng nhiều hơn theo thời gian. Ngày nay dân chủ đã được coi như là thể thức cuối cùng của chính quyền và đã lan rộng trên toàn cầu. New Zealand là quốc gia đầu tiên cho phép phổ thông đầu phiếu cho tất cả các công dân của nước này vào năm 1893.

Danh từ dân chủ xuất hiện đầu tiên trong tư tưởng chính trị và triết học Hy Lạp cổ đại. Những nhà cầm quyền thành phố Athens của Hy Lạp, dẫn đầu bởi Cleisthenes, thành lập tổ chức dân chủ cho Athens đầu tiên vào năm 507 trước tây lịch. Do đó Cleisthenes được gọi là cha đẻ của nền dân chủ Athens. Nhà triết học dân chủ Plato ở Athens, tương phản hệ thống cai trị bởi những người bị trị với các hệ thống khác như quân chủ (độc tài cá nhân), đầu sỏ chính trị (độc tài nhóm) và tư sản chủ (độc tài tư sản). Hôm nay nền dân chủ cổ điển Athens được nhiều người coi là một nền dân chủ trực tiếp. Từ lúc khởi đầu nền dân chủ trực tiếp này đã có hai tính năng đặc trưng: đầu tiên là sự phân nhiệm người công dân bình thường vào các cơ quan chính phủ và tòa án; và sau là sự hội hợp của tất cả các công dân. Tất cả công dân đều được quyền nói chuyện và biểu quyết trong quốc hội, và được quyền thiết lập pháp luật của thành phố hay nhà nước. Tuy nhiên, công dân Athens đã chỉ được định nghĩa là tất cả các người nam, sinh ra từ những cha mẹ đã được sinh ra ở Athens, và loại trừ phụ nữ, nô lệ, người nước ngoài và nam giới dưới 20 tuổi. Trong số 200.000 đến 400.000 cư dân Athens, ước tính có từ 60.000 đến 30.000 là công dân. Các tướng lãnh của Athens thường được đề cử và họ có sự ảnh hưỡng lớn lao trong quốc hội.
Mặc dù Cộng hòa La Mã đã đóng góp đáng kể vào các khía cạnh nhất định của sự phát triển dân chủ, chỉ có một thiểu số người La Mã đã được quyền công dân với quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử đại diện. Phiếu biểu quyết của họ còn được làm mạnh mẽ hơn và có trọng lượng hơn qua một hệ thống gian lận bầu cử. Vì vậy các quan chức cao nhất, bao gồm cả các thành viên của Thượng viện, đều đến từ những gia đình giàu có và cao quý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đã xảy ra.

Lịch Sử Cận Đại


Kể từ thế kỷ 20, quá trình chuyển đổi đến dân chủ tự do đã liên tiếp xảy ra qua những làn sóng dân chủ khác nhau: kết quả từ những cuộc chiến tranh, cuộc cách mạng chống thực dân, chống đàn áp tôn giáo và bóc lột kinh tế. Chiến tranh Thế giới thứ I và sự giải thể của đế quốc Thổ và đế quốc Áo-Hung cũng đã kết quả trong việc tạo ra nhiều quốc gia châu Âu, hầu hết là dân chủ, ít nhất cũng trên danh nghĩa.

Vào thập niên 1920 dân chủ toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Nhưng cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã mang lại thất vọng đáng tiếc, và một số các nước châu Âu, châu Mỹ Latin, và châu Á đã chuyển sang chuyên chế hoặc độc tài. Chủ nghĩa phát xít, quốc xã, quốc gia cực đoan và chế độ độc tài khác phát triển mạnh mẽ ở nước Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; cũng như những chế độ phản dân chủ phát triển trong vùng Ban Tích, khu vực Ban Khanh, Ba Tây, Cuba, Trung Quốc, và Nhật Bản, là những quốc gia trong số này.

Chiến tranh thế giới thứ II đã mang lại một sự đảo ngược khả quan và dứt khoát của xu hướng này ở Tây Âu. Sự dân chủ hóa thành công của Mỹ, Anh, Pháp và vùng chiếm đóng Đức (Tây Đức), Áo, Ý, và Nhật Bản (chiếm đóng) đã được coi như là một mô hình cho lý thuyết sau này của sự thay đổi chế độ tốt hơn. Tuy nhiên, hầu hết Đông Âu, kể cả khu vực Xô Viết của Đức (Đông Đức) đã bị buộc phải vào khối cộng sản Xô Viết không dân chủ. Tiếp theo chiến tranh là phong trào phế bỏ chủ nghĩa thực dân, và một lần nữa hầu hết các quốc gia độc lập mới đều có trên danh nghĩa hiến pháp dân chủ. Ấn Độ đã nổi lên như là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới và vẩn tiếp tục như vậy cho đến ngày nay.

Đến năm 1960, mặc dù phần lớn dân số thế giới đang sống ở các quốc gia có những cuộc bầu cử giả tạo, và các hình thức giả mạo chính trị khác (đặc biệt là ở các quốc gia Cộng sản và các thuộc địa cũ.) phần lớn chánh quyền các quốc gia trên trên thế giới mang danh nghĩa dân chủ. Sau đó, một làn sóng tiếp theo của dân chủ đã mang lại lợi ích đáng kể cho việc tiến tới dân chủ tự do thực sự cho nhiều quốc gia. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (1974), và một số chế độ độc tài quân sự ở Nam Mỹ đã trở lại chính phủ dân sự vào cuối thập niên 1970 và những năm đầu thập niên 1980 (Argentina vào năm 1983, Bolivia, Uruguay vào năm 1984, Brazil vào năm 1985, và Chile vào những năm đầu thập niên 1990). Tiếp theo đó là các quốc gia ở Đông và Nam Á châu vào những năm giữa đến cuối thập niên1980.

Tình trạng bất ổn kinh tế trong những năm 1980, cùng với sự oán giận về sự đàn áp của cộng sản, đã góp phần vào sự sụp đổ của độc tài cộng sản Liên Xô, đưa tới sự kết thúc chiến tranh lạnh, và sự dân chủ và tự do hóa của các nước khối Đông Âu cũ. Thành công nhất của các nền dân chủ mới này là ở những nước có địa lý và văn hóa gần gũi nhất với Tây Âu, và nay họ là những thành viên hoặc ứng cử viên của Liên minh châu Âu. Riêng về nước Nga, một số nhà nghiên cứu xem xét thấy rằng nước Nga hiện nay vẩn không có dân chủ thực sự mà một hình thức độc tài khác đang diễn ra ở nước Nga.


Xu hướng tự do đã lan rộng tới một số quốc gia ở châu Phi trong thập niên 1990, nổi bật nhất là ở Nam Phi. Một số ví dụ gần đây của những nỗ lực dân chủ hóa bao gồm các cuộc cách mạng của Indonesia năm 1998, cuộc Cách mạng Xe Ủi Đất tại Nam Tư, cuộc Cách mạng Hoa hồng ở Georgia, cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine, cuộc Cách mạng Cây Tùng ở Lebanon, cuộc Cách Mạng Uất Kim Hương tại Kyrgyzstan, và cách mạng hoa lài Tunisia . Hiện nay phong trào cách mạng dân chủ đang nở rộ ở trung đông và bắc phi. Sau sáu tháng đấu tranh đẩm máu với sự hổ trợ không lực của NATO, người dân Libya đã dành được thắng lợi cho cách mạng dân chủ của họ, trong khi đó những cuộc nổi dậy và thãm sát dân chúng ở Sirya đã bắt đầu.

Theo tờ báo Nhà Tự Do, trong năm 2007, thế giới đã có 123 nền dân chủ bầu cử (tăng từ 40 từ năm 1972). Theo Diễn đàn dân chủ của Thế giới, nền dân chủ bầu cử hiện nay đại diện cho 120 trong số 192 quốc gia, và chiếm 58,2% dân số thế giới. Đồng thời các nền dân chủ mà tờ báo Nhà Tự Do thấy hội đũ điều kiện tôn trọng quyền con người cơ bản và các quy định của pháp luật là 85 quốc gia đại diện cho 38% dân số thế giới. Tuy Nhiên, thế giới ngày nay đang phải đối phó với một thế lưc phản dân chủ hung hản cuối cùng đó là hệ thống tư bản đỏ của tàu cộng. Vào đầu thập niên 1970, vì nhu cầu chiến lược của thế giới tự do và nhu cầu kinh tế của trung hoa, tàu cộng đã được tư bản hóa. Nhưng với sự cấu kết của tư bản quốc tế, tàu cộng đã tư bản hóa Trung Hoa theo kiểu đế quốc bành trướng, thực dân, phát xit và tư bản bóc lột. Năm 1989, tàu cộng đã đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân trung hoa trong vụ thãm sát Thiên An Môn. Và kể từ đó chúng tìm mọi cách để đánh phá dân chủ tự do toàn cầu bằng cái thây ma tư bản chũ nghĩa, phá hoại kinh tế các quốc gia tự do và hung hăng xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia lân cận. Tàu cộng là một thế lực ác ôn cuối cùng đi ngược lại trào lưu tiến hóa dân chủ của nhân loại.

Thể Chế

Cả về lý thuyết lẩn thực hành, dân chủ đã được thể hiện qua một số hình thức gọi là thể chế. Các thể chế liệt kê sau đây không phải là độc quyền khác biệt vì nhiều chi tiết đặc trưng về các khía cạnh dân chủ tuy độc lập với nhau, có thể cùng tồn tại trong một hệ thống duy nhất.


Dân Chủ Trực Tiếp


Dân chủ trực tiếp là một hệ thống chính trị, nơi mà mọi công dân tham gia việc ra quyết định chính trị một cách cá nhân, khác với cách dựa vào trung gian hoặc người đại diện. Những người ủng hộ dân chủ trực tiếp biện minh rằng: dân chủ chỉ đơn thuần là một vấn đề thủ tục. Trong một nền dân chủ trực tiếp, người dân có những quyền biểu quyết sau đây:

  1. Thay đổi hiến pháp
  2. Đưa ra các sáng kiến, trưng cầu và đề nghị luật pháp
  3. Kiến nghị và ra lệnh cho các nhân viên công quyền, chẳng hạn như thu hồi họ trước khi kết thúc nhiệm kỳ được bầu của họ, hoặc khởi kiện truy tố những viên chức đã không thi hành lời hứa khi ứng cử.

Cả ba biểu quyết kể trên hầu hết đều được xử dụng trong các nền dân chủ phát triển ngày nay. Đây là một phần của sự thay đổi dần dần hướng tới nền dân chủ trực tiếp. Ví dụ về việc này bao gồm việc sử dụng rộng rãi trưng cầu dân ý tại California với hơn 20 triệu cử tri.

Dân Chủ Đại Diện


Dân chủ đại diện là một loại dân chủ gián tiếp liên quan đến việc lựa chọn các quan chức chính phủ làm đại diện của nhân dân. Nếu người đứng đầu nhà nước cũng được dân bầu thì được gọi là cộng hòa dân chủ. Cơ chế phổ biến nhất là bầu chọn các ứng cử viên dựa vào tính chủ yếu hoặc dựa vào đa số phiếu. Người đại diện có thể được bầu lên hoặc họ là đại diện ngoại giao từ một địa hạt riêng biệt (hoặc khu vực bầu cử riêng biệt); hoặc họ đại diện cho toàn bộ cử tri một cách tỷ lệ. Một số nền dân chủ đại diện cũng kết hợp các yếu tố của nền dân chủ trực tiếp, chẳng hạn như trưng cầu dân ý. Một đặc điểm của nền dân chủ đại diện là trong khi các đại diện được người dân bầu để hành động theo lệnh cử tri, họ vẫn được tự do để hành xử theo ý riêng của họ miển đó cách tốt nhất để thi hành.

Dân Chủ Quốc Hội


Dân chủ quốc hội là một loại dân chủ đại diện khi mà chính phủ được bổ nhiệm bởi đại diện của nghị viện; khác với ‘quy tắc Tổng Thống’ khi mà một vị Tổng Thống, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu của chính phủ, được bầu bởi cử tri. Trong một nền dân chủ nghị viện, chính phủ được lập nên bởi việc quốc hội gởi đại biểu đoàn, đứng đầu là Thủ Tướng, đến bộ hành chánh, và họ phải chịu sự xem xét, kiểm tra và cân bằng bởi quốc hội lập pháp do nhân dân bầu lên. Hệ thống nghị viện có quyền miễn nhiệm một Thủ Tướng Chính phủ tại bất kỳ điểm nào khi họ cảm thấy vị Thủ Tướng ấy không làm công việc của ông hay bà ấy như sự mong đợi của cơ quan lập pháp. Điều này được thực hiện thông qua sự bình chọn “không tin tưởng” khi mà cơ quan lập pháp quyết định có hay không để loại bỏ các Thủ Tướng Chính Phủ theo đa số. Thủ Tướng Chính Phủ cũng có thể gọi một cuộc bầu cử bất cứ khi nào ông hay bà ấy muốn. Thông thường Thủ Tướng Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc bầu cử khi họ biết rằng họ đang được sự ủng hộ tốt của công chúng để có thể được bầu lại.

Tổng Thống Chế

Dân chủ Tổng thống (Tổng Thống Chế) là một hệ thống dân chủ đại diện khi mà một vị đứng đầu cơ quan hành pháp được chọn thông qua bầu cử tự do và công bằng. Tổng thống là người có chức năng phục vụ, đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ, điều khiển quyền hành pháp. Tổng thống phục vụ trong một thời hạn cụ thể và không thể vượt quá số lượng thời gian chỉ định. Vì là do nhân dân bầu, Tổng Thống có thể nói rằng ông là sự lựa chọn của nhân dân và vì dân. Bầu cử thường có một ngày cố định và không dễ dàng thay đổi. Kết hợp hai chức năng đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ, Tổng Thống không chỉ có khuôn mặt đại diện của người dân mà cũng là người đứng đầu chính sách. Tổng thống có quyền kiểm soát trực tiếp nội các chính phủ vì họ đặc biệt được chỉ định bởi Tổng thống. Cơ quan lập pháp không dễ dàng có thể loại bỏ Tổng thống. Ngược lại, trong khi Tổng Thống nắm giữ các quyền hành pháp, ông cũng không thể loại bỏ các ngành lập pháp một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính năng phân chia quyền lực của chính phủ. Nhưng điều này cũng có thể tạo ra tình trạng bất ổn giữa Tổng Thống và cơ quan lập pháp nếu họ là của các đãng phái riêng biệt kình chống nhau. Do đó, Tổng Thống chế là loại hình thức dân chủ không được phổ biến trên khắp thế giới ngày nay vì những xung đột nó có thể dẫn đến.

Bán Tổng Thống Chế


Hình thức dân chủ bán Tổng Thống Chế thậm chí còn ít phổ biến hơn so với hệ thống Tổng Thống chế. Hệ thống này có cả một Thủ Tướng Chính phủ không có thời hạn cố định và một Tổng Thống có thời hạn cố định. Tùy thuộc vào quốc gia, sự phân chia quyền lực giữa Thủ Tướng và Tổng Thống có khác nhau. Trong một ví dụ, Tổng thống có thể nắm giữ quyền lực cao hơn Thủ Tướng chính phủ khiến cho Thủ Tướng phải chịu trách nhiệm trước cả hai cơ quan lập pháp và Tổng Thống. Mặt khác, Thủ Tướng Chính phủ có thể nắm giữ quyền lực nhiều hơn Tổng Thống, hoặc là họ chia sẻ quyền lực. Thủ Tướng Chính phủ có quyền lực riêng biệt từ cơ quan lập pháp trong khi Tổng thống giữ vai trò tổng tư lệnh, kiểm soát chính sách nước ngoài, và là khuôn mặt của người dân. Thủ Tướng Chính phủ dự kiến hình thành các chính sách của Tổng Thống vào cơ quan lập pháp. Bán Tổng Thống Chế là loại chính phủ có thể tạo ra các vấn đề xung đột trong việc phân định quyền hành và trách nhiệm.

Dân Chủ Tự Do


Dân chủ tự do là một loại dân chủ đại diện, trong đó khả năng của người đại diện - được bầu lên để thực thi quyền hành - cũng phải tuân hành vào quy luật của pháp luật. Chánh quyền thường được điều tiết bởi một hiến pháp mà nó nhấn mạnh việc bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân, và hiến pháp này áp đặt những hạn chế về mức độ mà phe đa số có thể thực hiện chống lại các quyền của phe thiểu số (xem tự do công dân). Trong một nền dân chủ tự do, một số quyết định quy mô lớn có thể xuất hiện từ những quyết định cá nhân mà người công dân được tự do để làm. Nói cách khác, công dân có thể bỏ phiếu với đôi chân của họ hoặc bỏ phiếu với đồng tiền của họ, kết quả là trong thể chế dân chủ tự do, người dân lãnh đạo một cách không chính thức nhưng rất đáng chú ý.

Tuesday, November 20, 2012

Bản Chất Tzar của cộng sản


Chủ nghĩa cộng sản là một triết lý chính trị, kinh tế và cách mạng xã hội vô sản Marxism. Trên căn bản, chủ nghĩa cộng sản được gói ghém trong 2 cuốn sách: một là 'tuyên ngôn cộng sản', suất bản đầu tiên vào năm 1848 bởi Karl Marx; và hai là 'nguyên lý chủ nghĩa cộng sản, viết bởi Friedrich Engels. Mục đích của chủ nghĩa cộng sản là tạo ra một chính quyền quốc tế vô sản mà hệ thống kinh tế xã hội của nó sẻ hủy bỏ giai cấp và mang lại một thiên đường thế giới đại đồng, công bằng kinh tế.

Thể theo lời thỉnh cầu của liên đoàn cộng sản (nhóm cổ động cho chủ nghĩa cộng sản mà Marx và Engels là thành viên), Marx và Engels đã hợp tác cùng viết tuyên ngôn cộng sản. Mục đích của tuyên ngôn cộng sản là xách động đấu tranh giai cấp và xúi dục người dân biểu tình nổi loạn chống lại sự nghèo đói, cướp chính quyền và thành lập chính quyền vô sản. Thể theo tuyên ngôn này, chủ nghĩa cộng sản có 10 điểm chính như sau:

. Xóa bỏ quyền tư hửu
. Áp đặt thuế lợi tức khổng lồ
. Xóa bỏ quyền thừa sản
. Tịch thu tài sản
. Lập ngân hàng tập trung
. Quốc hửu hóa thông tin và giao thông
. Quốc hửu hóa kỷ nghệ và nông nghiệp
. Kiểm xoát lao động và tôn giáo
. Thành lập hợp tác xã nông nghiệp
. Kiểm xoát giáo dục

Không những chỉ có việc cải tổ kinh tế và chính trị, theo định nghĩa, chủ nghĩa cộng sản còn đòi phải phá bỏ tôn giáo và những nền tảng đạo đức tuyệt đối của tôn giáo. Mĩa mai thay chủ nghĩa cộng sản vốn là một chủ nghĩa xả hội cực đoan (vì nó hủy bỏ tự do cá nhân), thì đáng lý ra nó phải nâng cao văn minh xã hội. Nhưng ngược lại nó lại tìm cách xóa đi tất cả những nền tảng đạo đức tuyệt đối của tôn giáo, vốn là nề tảng của văn minh xã hội. Hơn nửa, sau khi nó thành lập chính quyền cộng sản thì đãng cộng sản trở nên giai cấp thống trị mới, độc tài toàn trị, gian ác hơn tất cả các thể chế mà nó nguyền rủa. Kết quả là nó đem tới hủy hoại nhiều hơn là những phục vụ mà nó khoe khoang. Đây là sự thật đã được thiết lập qua suốt chiều dài lịch sử ở các quốc gia cộng sản.

Tuy rằng nền tảng của chủ nghĩa cộng sản có khác, nhiều người thấy rằng nó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa Tzar, một thể chế quân chủ độc tài ở nước nga, được thay thế bởi chính chủ nghĩa cộng sản sau cách mạng cộng sản Nga 1917. Trong lúc Âu châu đã có biểu tượng dân chủ hóa qua các luật lệ có khuynh hướng giãm thiểu quyền lực tâp trung, nước Nga đã đi ngược lại cái khuynh hướng hạn chế quyền lực của nhà vua. Sử gia Herold Berman nhận định về những chính sách chính trị của Âu châu đã viết: “như là nguồn cội của tự do, đã có lần một người làm công có thể đến tòa án dưới phố xin được bảo vệ khi bị chủ hà hiếp; một hầu tước có thể van xin tòa án của nhà vua công lý chống lại một bá tước; một thầy tu có thể nhờ tòa thánh bảo vệ sự truy đuổi của vua chúa. Người dân Nga dưới thời Tzar đã không có những sự bảo vệ này để chống lại những luật lệ bất công của Tzar”. Bọn cộng sản cũng vậy. Dưới triều đại của tên đồ tể khát máu cộng sản nổi tiếng Stalin, 40 triệu người công dân Nga đã bị giết, nhân danh lợi ích của nước Nga.

Kết quả thực tế của chủ nghĩa cộng sản là sự khiếp sợ và sự tàn bạo mà người dân phải gánh chịu. Vậy mà những kẻ bưng bô cộng sản vẩn ngoan cố ngụy biện để giải tội cho chúng. Họ nói rằng các lảnh tụ cộng sản đã đi sai đường lối và nguyên lý của Karl Marx. Tuy nhiên, sự thật không ai có thể phủ nhận rằng những tàn ác này là do chính ảnh hưởng trực tiếp của chủ thuyết Marxism; những tội ác cộng sản làm là do chủ nghĩa tạo ra, không phải do kẻ xấu . Đều trớ trêu là chủ thuyết Marx đã bài bác tôn giáo không phải vì học thuyết mà là vì con người. Cộng sản cho rằng “nhân chi sơ tính bổn ác” và người ta sẻ hành động tàn ác theo bản năng tự nhiên. Không ai có thể cáo tội một tôn giáo như Thiên Chúa giáo là một tôn giáo độc ác; và những sai trái tôn giáo làm là do kẻ xấu làm, không phải do giáo lý. Thật ra, để đánh giá một cách khách quan, người ta phải nhìn tổng thể hơn về kết quả của các giáo điều đạo đức của các tôn giáo ảnh hưởng trên xã hội. Cả điều xấu lẩn điều tốt, không phải chỉ những những việc lạm quyền. Thí dụ như đạo Thiên Chúa, tuy đã từng bị người xấu lợi dụng làm những điều xấu; nhưng tính chung thì tôn giáo này vẩn làm những điều phúc lợi cho thế giới nhiều hơn.

Chủ nghĩa cộng sản thì ngược lại, nó chỉ mang tội ác đến cho thế giới. Chủ nghĩa cộng sản đã không đem đến những sự cứu tế cho nhân loại như nó đã hứa hẹn và cũng không chấm dứt đàn áp bất công như mục đích của nó. Đều nó làm chỉ là việc thử nghiệm giải thể những nền tãng đạo lý xã hội và tạo điều kiện cho nhiều tội ác khũng khiếp hơn. Quả là một cuộc thử nghiệm quá đắt.


VẠCH MẶT HỒ CHÍ MINH


VẠCH MẶT HỒ CHÍ MINH

Huy Phong và Yen Anh



Một số phóng viên Mỹ  gọi ông ta là một nhà lãnh đạo của người Việt quốc gia hay là một George Washington của Việt Nam và mô tả rằng ông ta nắm một văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ trong tay khi nói chuyện với họ. Họ nhanh chóng tuyên truyền qua Mỹ, hình ảnh của một người đàn ông phi thường, đóng một vai trò lịch sử trong phần đất đó của thế giới (Đông Dương). Tại Việt Nam, con cháu cộng sản của ông ta bao bọc quanh ông ta  một giáo phái với một sự sùng bái thần tượng điên cuồng. Tất cả mọi thứ về ông ta,  từ lời phát biểu của ông ta, tác phẩm mà chúng tuyên truyền là của ông ta, quần áo và dép của “Người” đã được trân trọng là di tích thiêng liêng. Tuy nhiên, ngươc lại thì một phần lớn rất bao la của người Việt đã và đang chất đống những lời chửi rủa ông ta. Sự  khinh khi, phẫn nộ và hận thù ông ta ăn xâu trong lòng dân này đã tạo ra một  bộ phận phong phú của văn học phổ biến bằng các cụm từ dí dỏm, những lời nói văn chương, những câu đối và bài thơ ngắn, và bằng cách sử dụng sự tinh tế và đặc thù ngôn ngữ của họ như là một vũ khí chính trị. Bộ phận văn học này đã là một phần của ngôn ngữ Việt và sẽ vẫn mãi mãi hiện hửu với dân tộc Việt.



Vì vậy, người Việt cảm thấy xúc phạm sâu sắc khi họ nghe nói rằng UNESCO đã lập kế hoạch để vinh danh ông ta.  UNESCO, động cơ tuyên truyền chính của Liên Hợp Quốc đã cố gắng quốc tế hóa và duy trì sự sùng bái ông ta. Một động thái như vậy cũng không lạ, với bản chất thật sự của Liên Hợp Quốc trong quá khứ, và những hoạt động của UNESCO trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Dù UNESCO có quan tâm đến việc biết sự thật những gì họ đang làm, người Việt vẩn nhất quyết đưa ra sự thật về cái tên anh hùng của UNESCO này.



Tuy nhiên, trong việc tìm kiếm chân lý, người ta lần đầu tiên phải đối mặt với những gì mà Winston Churchill gọi là “một câu đố được bao bọc trong một bí ẩn của một huyền thoại”. Bạn có thể thậm chí không thể gọi ông ta bằng tên mà không là nạn nhân của sự lưa gạt. Ông ta tự xưng là Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc, mà thật ra ông ta không phải những người này. Vì vậy, quả là một nhiệm vụ không nhỏ để đào sới các hồ sơ lịch sử, mang các sự kiện ra ánh sáng và phơi bày sự thật về ông ta.



HỒ SƠ LÝ LỊCH



Những dữ liệu cá nhân nào? Chúng ta thậm chí không biết chắc chắn năm sinh của ông ta. Có đến năm năm sinh được tìm thấy trong sách báo. Bản thân ông ta đã cho hai năm sinh: 1892 trong đơn sinh học trường học thuộc địa Pháp, và 1890 trong cuốn sách của ông ta dưới bút danh Trần Dân Tiên. Dịch vụ kiểm soát và hỗ trợ cho người bản xứ thuộc địa Pháp (Nationales de France) ghi năm sinh là 1894, có lẽ từ lời khai của chính ông ta. Hộ chiếu được thực hiện cho chuyến đi đầu tiên sang Nga của ông ta (1923) cho thấy năm sinh là 1895. Yên Sơn, một nhân viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên bố năm sinh của ông ta là 1891 trong một bài viết tựa đề “Nguyễn Ái Quốc, nhà vô địch sáng ngời của cuộc Cách mạng” trong báo Thông Tin, ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hà Nội.



Theo danh sách các ứng cử viên trong cuộc bầu cử năm 1946 (lần đầu tiên sau khi ông ta nắm quyền kiểm soát), nơi sinh của ông ta là ở tỉnh Hà Tĩnh. Chỉ năm sau đó mọi người tìm ra rằng địa điểm thật nơi sinh của ông ta  là làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.



Trong số rất nhiều cái tên của ông ta, có hai tên được biết đến rộng rãi nhất . Đó là Hồ Chí Minh (Hồ - người  giác ngộ) và Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn - người yêu nước). Tuy nhiên, như sẽ được giải thích sau, những tên này không phải là của ông ta. Ông ta chiếm đoạt từ người khác cho mục đích chính trị. Ở đây chúng ta chỉ muốn gọi bằng tên thật của ông ta, đó là Nguyễn Tất Thành hoặc Thành, ngay cả sau khi ông ta đã trở thành Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc.



Cha của ông ta, Nguyễn Sinh Huy, đạt được học vị phó bảng và đã làm một vị quan nhỏ một thời gian. Thành là con út trong ba người con. Anh trai Nguyễn Tất Đạt của ông ta (hoặc Cả Khiêm) đã không đạt được bất kỳ sự thành công trong học tập và sống một cuộc sống như một thầy địa lý và Y sĩ thuốc nam. Chị gái của ông ta, Bạch Liên hoặc Thanh, không lập gia đình và tự coi mình là một thất bại.



Nguyễn Tất Thành đã được học tại một trường Pháp Việt và sau khi nhận được một giấy chứng nhận của giáo dục cơ bản trong năm 1905 đã đi dạy tại trường tiểu học Đức Thành ở tỉnh Phan Thiết. Trong năm 1911, ông ta sang Pháp theo tàu Admiral Latouche-Tre’ville, trang trải chi phí tàu bằng cách làm việc, có lẽ là một người phục vụ bồi bàn hoặc nhà bếp; hãng Compagnie des Chargeurs Reunis điều hành chiếc tàu.



HÀNH ĐỘNG ĐẦU TIÊN Ở PHÁP



Việc đầu tiên ông ta đã làm sau khi tới Marseille là nộp đơn xin nhập học vào trường thuộc địa. Ngày 15 tháng 9 năm 1911, ông ta đã viết một bức thư gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Tổng thống của nước Pháp. Dịch ra, nó đọc như sau:



Thưa ông Bộ trưởng,
Tôi là Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1892 tại Vinh, con trai của ông Nguyễn Sinh Huy (phó tiến sỉ văn học)… Tôi là học sinh với đặc tính Pháp, Việt Nam và Trung Hoa…


Bức thư kết luận bằng những sáo ngữ liên kết với nhau một cách không mạch lạc, làm cho ngữ pháp không chính xác (trong phiên bản tiếng Pháp). Nhưng điều này cũng không giãm được sự thật mà tổng thể của lá thư phản ánh đó là sự hăng hái chân thành của Thành trong việc tìm cách nhập học vào các trường thuộc địa. Nó mạnh mẽ cho thấy rằng Thành đã đi đến Pháp không phải với ý tưởng của cuộc cách mạng trong tâm trí, nhưng để tìm kiếm một nghề nghiệp như là một viên chức được trả lương của hệ thống hành chính thực dân Pháp tại Việt Nam. Điều này giải thích lý do tại sao Thành không lợi dụng các chương trình Đông Du, được tổ chức bởi Phan Bội Châu và hoạt động khắp nước để tuyển dụng những người thanh niên trẻ với tâm trí cách mạng và với truyền thống lâu dài chống Pháp trong gia đình và gửi họ sang Nhật Bản và Trung Quốc đào tạo. Hơn thế nữa, cha anh và  chị của Thành không thích Phan bội Châu và công cuộc cách mạng của ông (Đặng Thai Mai, Hồi ức, Hà Nội, 1985, trang 234-238).



Sự thật về việc Thành, xin vào các trường học thuộc địa với mục đích tìm kiếm một sự nghiệp phục vụ cho người Pháp, đã được tăng cường hơn nữa bởi sự thật rằng đơn xin này không bao giờ được đề cập đến bởi Nguyễn Tất Thành và những người cộng sản viết về ông ta. Trong thực tế, công chúng đã không biết đến hai lá đơn xin học này cho đến khi chúng bị phát hiện năm 1983 tại văn khố quốc gia Pháp, mục Outre-Mer, Ecole Coloniale, do một nhà nghiên cứu Việt nam. Đối với cộng sản Việt Nam, điều này không gì khác hơn là cái đinh trên đường đi của chúng. Những người thân thiện với Hà Nội, như nhà văn Pháp D. Hemery, đã cố gắng để bôi bác ý nghĩa của những lá thư này. Một số khác cố gắng một cách tuyệt vọng để bảo vệ Nguyễn Tất Thành bằng cách nói rằng Thành chỉ bắt chướt Phan Chu Trinh, đó là hợp tác thân thiện với Pháp để làm họ cải thiện các chính sách thuộc địa của họ. Đúng, Phan Chu Trinh đã xem xét một cách nghiêm trang phương pháp hợp tác trong một thời gian ngắn khi thống đốc Pháp ở Đông Dương có ý tưởng mở cửa cho tư tưởng tự do; nhưng khi ông này được thay thế bởi một người thuộc loại thực dân, Phan Chu Trinh đã nhanh chóng thay đổi thái độ của mình đối với người Pháp. Hơn nữa, nếu Thành đã có ý định đáng khen ngợi là tìm kiếm lợi ích của đất nước thông qua hợp tác thân thiện với người Pháp, thì sau đó ông đã sẻ không bao giờ quên đề cập đến kế hoạch của mình và đã sẻ kễ lễ nó trong cuốn sách của ông.



ÔNG TA CÓ SỐNG Ở LUÂN ĐÔN KHÔNG?



Chúng ta biết rằng Nguyễn Tất Thành đã không được nhận vào trường thuộc địa. Đó là vào năm 1911. Chúng ta cũng biết rằng vào cuối năm 1919, ông ta đã có một địa chỉ thường trú tại Paris. Trong 8 năm, không có bằng chứng chắc chắn nơi ở của ông ta.



Theo cuốn sách của chính ông ta và theo Hồng Hà người sửa mới cuốn sách một lần vài trang, Nguyễn Tất Thành đã đến Luân Đôn để học tiếng Anh, đầu tiên đã làm công việc lặt vặt, sau đó làm việc như là một người rửa chén tại khách sạn Carlton nổi tiếng, sau đó người đầu bếp Pháp thăng chức ông ta lên làm nấu bánh. Những mẩu thông tin được xen kẽ trong nhiều câu chuyện minh họa tinh thần yêu nước của Thành, nhiệt tình cách mạng, sự quan tâm cho người nghèo và độ bền bỉ chịu đựng khó khăn cao. Hồng Hà cũng nói về những hoạt động cách mạng khác của Thành: “Nguyễn Tất Thành đã tham gia các công đoàn lao động nước ngoài và đã tuyển nhiều người Việt yêu nước ở Anh Cùng công nhân Anh, ông ta đã tổ chức các cuộc biểu tình trên bờ kè sông Thames, đòi hỏi tự do, dân chủ và quyền cho người lao động. Với sức mạnh của một thác nước, sự thôi thúc của lòng nhiệt thành đã đẩy ông về phía trước vượt trên tất cả các khó khăn, gian khổ và thiếu thốn (Hồng Hà 1, trang 34).



Trong thời gian này, an ninh Pháp đã được thông báo bởi một người mật thám Việt Nam rằng Phan Chu Trinh (một người Việt quốc gia yêu nước lúc đó sống tại Pháp dưới sự giám sát) có thể là đang liên lạc với một người tên Nguyễn Tất Thành ở Luân Đôn. Thông tin này đã được Pháp yêu cầu Cục tình báo ở Luân Đôn cho biết, và sau những nỗ lực bao quát họ đã không thể xác định vị trí của Nguyễn Tất Thành.



Hồ sơ tại Văn phòng nước ngoài tại Luân Đôn cho thấy như sau: Ngày 23 tháng 6 năm 1925, Văn phòng nước ngoài Luân Đôn nhận được, thông qua Đại sứ quán Pháp, một thông điệp từ Bộ Ngoại giao Pháp yêu cầu sự giúp đỡ trong việc truy tìm tông tích của hai người Việt Nam, Thành và Tất Thành, tình nghi là có thể đang sống ở Luân Đôn. Họ đã cho địa chỉ của mỗi người: Tất Thành là số 8 Stephen Street, Tottenham, Luân Đôn. An ninh nước Anh đã đến làm việc và đã dễ dàng tìm thấy Thành (tên là Joseph Thành, một sinh viên). Họ giữ anh ta dưới sự giám sát trong nhiều năm và cuối cùng đã loại bỏ anh ta ra khỏi danh sách những kẻ tình nghi. Về Tất Thành thì sau nhiều năm điều tra đã không có gì. Tất cả các thông tin trên đến từ một nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh người đã công bố kết quả này trong Tạp chí Đường Mới, số 7 năm 1984, Paris, dưới tiêu đề “Suy nghĩ gì về cuộc sống nghèo đói của Hồ Chí Minh?”.



Cũng theo ông Nguyễn Thế Anh, ông Denis Duncanson, người Anh, chuyên gia về Đảng Cộng sản Việt Nam, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Chính phủ và cách mạng ở Việt Nam”, trong đó ông nói rằng những câu chuyện về cuộc sống của Hồ Chí Minh ở Anh, làm những việc như học nghề làm bánh và đôi khi đi viếng thăm những nơi hội họp của Hội Fabian là những chuyện cố ý bịa đặt.



Vì vậy, tất cả các bằng chứng cho thấy Nguyễn Tất Thành, sau khi bị từ chối nhập học vào trường thuộc địa, đã tiếp tục làm việc cho Reunis Chargeurs, đi từ cảng này qua cảng kia và thỉnh thoảng đến nước Anh nhưng không sống ở đó. Điều này đúng mặc dù thực tế rằng trong cuốn sách của ông ta viết, ông ta có thể đề cập đến một số chi tiết chính xác về cuộc sống ở Luân Đôn. Bởi vì ông ta có thể dễ dàng nhận nhiều thông tin từ những cuộc hội thoại hàng ngày với Phan Văn Trường, một luật sư đã đi học ở Luân Đôn nhiều năm và là ân nhân đã cho Tất Thành cư ngụ trong ngôi nhà của mình sau khi Thành đến Paris. Việc Thành khẳng định được học nghề làm bánh trong một khách sạn ở Luân Đôn là điều tự nhiên vì đó là việc mà ông ta rất có kinh nghiệm khi làm việc trên con tàu buôn. Nhưng đó không phải là cơ hội duy nhất của ông ta để làm quen với loại công việc đó. Hồ sơ hiện có tại Viện Marx-Lenin ở Moscow cho thấy Nguyễn Tất Thành, biệt danh cộng sản là Lin và bí số là 375 đã được nhận vào Trường Quốc tế Lenin ngày 16 Tháng Chín năm 1934 và trong thời gian đào tạo thực hành đã được giao vào làm việc trong nhà máy làm bánh Tháng Mười.



ÔNG TA CÓ VIẾT THƯ CHO PHAN CHU TRINH KHÔNG?



Phan Chu Trinh là một trong những người Việt quốc gia yêu nước nổi tiếng nhất. Trở về Việt Nam sau khi đi khắp nơi ở Nhật Bản và Trung Quốc, ông đã bị bắt, bị một bản án nặng nề nhưng sau đó được thả ra và được phép sống tại Paris dưới sự giám sát của Pháp. Quả là một thừa sản tuyệt vời cho một nhà lãnh đạo đầy khao khát nếu công chúng có thể được thuyết phục rằng ông ta đã quen thuộc với những nhân vật lớn có kế hoạch tuyệt vời cho đất nước như Phan Chu Trinh.



Cuốn tự truyện của Thành tuyên bố rằng ông ta đã gặp Phan Chu Trinh ở Paris sau khi rời khỏi Luân Đôn. Trên cơ sở này, Hồng Hà cung cấp thông tin chi tiết về những công văn mà một số được gửi từ Luân Đôn từ Nguyễn Tất Thành đến Phan chu Trinh. Sau đó, một ấn phẩm của chính phủ được gọi là “Bộ sưu tập trọn vẹn Văn Học Việt Nam” liệt kê 4 công văn: 2 lá thư và 1 bưu thiếp được khẳng định gởi năm 1913 và 1 lá thư được khẳn định gởi năm 1914. Theo những gì in trong cuốn sách, chỉ có một lá thư ghi năm 1913 nhưng với một chú thích rằng việc ghi năm 1913 đã được trích dẩn từ các thông tin khác trong cuốn sách của Thành (Trần Dân Tiến). Địa chỉ hồi âm được ghi trong hai lá thư  năm 1913 là số 10 Orchard place, và số 10 Southampton place, England; và trên bức thư năm 1914 là 8 Stephen Street, Tottenham, Luân Đôn. Địa chỉ thứ hai này được đưa ra bởi Bộ Ngoại giao Pháp cho an ninh của Anh vào năm 1925 để điều tra về Thành. Điều này dường như cho thấy an ninh Pháp đã tìm ra địa chỉ này bằng cách chặn các bức thư hoặc nhận được qua một mật báo sau khi Phan Chu Trinh nhận được nó, hơn nữa ngày thực sự của các lá thư có thể gần đây hơn 1914.



Trong khi ba lá thư in trong cuốn sách đã được sắp chữ, một bản sao của tấm bưu thiếp được trung bày với một tấm hình của Dakar (thuộc địa của Pháp), đóng dấu tiếng Anh và dấu bưu điện nước Anh. Tất nhiên, Thành không cần phải sống ở Anh để gửi một tấm bưu thiếp từ nước Anh. Nếu ông là một thủy thủ trên một con tàu buôn Pháp dừng lại tại nhiều hải cãng, ông có thể mua và gửi một tấm bưu thiếp trong khi ở Luân Đôn hay, ông có thể mua một tấm bưu thiếp ở Dakar và mang nó đến Luân Đôn để gửi. , Trong tất cả các lá thư, Thành tha thiết yêu cầu trả lời: “Hãy viết thư cho tôi”, hoặc “Xin hãy trả lời ngay”, hoặc “Hy vọng được nghe từ ông sớm”. Tuy nhiên, trong bài viết của mình Thành và các nhà văn xu nịnh của ông không thể sản xuất một câu trả lời hồi âm nào từ Phan Chu Trinh.



Vì vậy, tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng Thành không quan tâm đến câu trả lời từ Phan chu Trinh, nhưng chỉ quan tâm về việc tạo ra huyền thoại rằng ông tương tác với nhà yêu nước vĩ đại.



CÓ PHẢI ÔNG TA THẬT SỰ LÀ NGUYỄN ÁI QUỐC?



Ngày sớm nhất khi cái tên Nguyễn Ái Quốc được gắn liền với cá nhân Nguyễn Tất Thành là vào tháng Giêng năm 1920 và điều này xảy ra trong một báo cáo an ninh của một nhân viên mật vụ Việt Nam Trần Quang Hàm, biệt danh Jean (Văn Khố Lưu Trữ Quốc Gia, SLOTFOM, 6 I, 06 Tháng 1 1920 ). Jean đã viết rằng ông đã điều tra Nguyễn Ái Quốc từ ngày 1 Tháng Mười Hai 1919; rằng  ông ta sống tại số 6 Villa des Gobelins; rằng ông ta đã từng ở tại Mỹ và Anh trước khi đến Pháp cách đó bốn năm; rằng ông có thể đọc và viết tiếng Anh và tiếng Pháp thành thạo và có một số kỹ năng nói và đọc tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha; rằng ông không nhận được hỗ trợ tài chính từ bất kỳ tổ chức bí mật nào; rằng ông đã viết rộng rãi trên các tờ báo tiếng Pháp, đề xuất các cải cách trong các chính sách thuộc địa.



Một điểm của báo cáo này sai trắng trợn, cụ thể là nói rằng ông ta có thể viết thành thạo tiếng Pháp. Điều này mâu thuẫn với chính những gì Thành viết trong cuốn sách của mình liên quan tới 8 điểm đòi hỏi cải cách chính sách thuộc địa được gửi đến Hội nghị Versailles (1919): tuy ý tưởng này được đề xuất từ ông Nguyễn Tất Thành, nhưng sự viết lách đã được thực hiện bởi luật sư Phan Văn Trường, vì tại thời điểm đó, ông Nguyễn Tất Thành không có thể viết tiếng Pháp (Trần Dân Tiến, trang 29). Sự thú nhận này của Thành đã được lặp lại bởi Hồng Hà  trong Hồng Hà 1, p. 49: “Trong khi làm việc rửa hình ảnh để kiếm sống, thanh niên Nguyễn siêng năng học tiếng Pháp từ ông Phan Văn Trường”.



Nói dối về khả năng của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp cho thấy rằng toàn bộ báo cáo của Jean không thể được coi là có giá trị, hoặc thậm chí là Jean chỉ báo cáo những gì Nguyễn Tất Thành muốn ông báo cáo. Điều thứ hai này phù hợp với sự thú nhận của Jean ở nơi khác rằng những thông tin trong báo cáo của ông đã được rút ra từ một cuộc trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc khi hai người đã ghé thăm Aeronautique Salon (và không phải từ sự điều tra riêng của mình bằng cách sử dụng các nguồn khác).



Thành muốn được ghi nhận rằng ông ta là Nguyễn Ái Quốc, rằng ông ta đã đi và đã viết rất nhiều. Đối với hiện tại lúc bấy giờ, những hồ sơ sự thật này đang ở trong một góc tối và người Việt Nam chỉ biết ông ta là Nguyễn Tất Thành. Nhưng sau đó, ông ta dự định dành công những gì đã được thực hiện dưới cái tên đó.



Các nhà nghiêng cứu ở Paris đã khai quật gần đây nhiều bài báo, ký tên Nguyễn Ái Quốc và đã được viết trước năm 1919, đó là trước khi Thành đến hoặc khi anh ta còn đang cố gắng học tiếng Pháp từ Phan Văn Trường. Hồ sơ cho thấy rằng Nguyển Ái Quốc là bút danh của Phan Văn Trường, là người đã cho Nguyễn Tất Thành ở tại số 6 Villa des Gobelins, đó là địa chỉ được tuyên bố một cách chính xác bởi Thành trong báo cáo của Jean. Điều này cũng được ghi nhận trong các bài viết của Hồng Hà: “Ngay sau khi ông đến Paris, Nguyễn Ái Quốc đến sống tại 6 Villa des Gobelins ... Đó là nhà của luật sư Phan Văn Trường”; (Hồng Hà 1, trang 47-48). Hồng Hà cũng có thể nói: “Nguyễn Ái Quốc đến sống trong nhà của Nguyễn Ái Quốc”. Ngay cả các an ninh mật vụ cũng coi Phan Văn Trường là Nguyễn Ái Quốc. Điều này dựa trên  thực tế rằng các bài báo và các tờ truyền đơn do Phan Văn Trường làm, đã luôn luôn được ký tên thay mặt cho nhóm của người Việt yêu nước: Nguyễn Ái Quốc. Đây là nhóm của Phan Văn Trường. Nó bao gồm Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Nguyễn Thế Truyền. Chỉ sau đó nó đã thêm Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành.



Ngày 30 Tháng Một, năm 1920, nhân viên an ninh Pháp báo cáo về các hoạt động tuyên truyền của người Việt tại Pháp đã nói thêm: “Nguyễn Ái Quốc là người sáng tác các tờ truyền đơn và các văn bản như yêu cầu 8 điểm của người Việt ... Ông đã hoạt động như là một Tổng thư ký của “nhóm người Việt yêu nước” và là  thư ký của “ nhóm của người Việt cách mạng” (thư khố quốc gia, SLOTFOM 1119). Nói tới Nguyễn Ái Quốc, các phóng viên có nghĩa một cách rõ ràng là Phan Văn Trường, bởi vì chính Nguyễn Tất Thành đã thú nhận là chưa có khả năng để viết các loại văn bản này và vì ai cũng đã được biết một cách rộng rãi trong giới bảo mật rằng Phan Văn Trường là “linh hồn của tất cả các hoạt động tại số 6 Villa des Gobelins”.



NHỮNG CƯỚP CÔNG KHÁC



Tại Paris, Nguyễn Tất Thành đã lừa gạt một nhân viên thân thiện vào việc xác định anh ta bằng cái tên Nguyễn Ái Quốc. Ba mươi năm sau, tại Hà Nội, ông ta đã cướp những công việc thực hiện tại Paris dưới cái tên đó và đã viết trong cuốn sách của ông: “Ông Nguyễn Ái Quốc (tự xưng) đã tổ chức người Việt yêu nước ở Paris và ở các tỉnh và đã dẩn dắt nhóm lo việc giới thiệu đòi hỏi 8 điểm tại Hội nghị Versailles năm 1919”(trang 29).



Năm 1925, một tài liệu gọi là “Diển tiến chống lại Chế độ thuộc địa Pháp” được xuất bản ở Paris bởi Thư Viện du Travail (Quai de Jemmapes, 96 Paris). Mở đầu bởi Nguyễn Thế Truyền, một trong 3 thành viên của nhóm, tài liệu bao gồm 3 khối, đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc, thứ hai của Nguyễn Thế Truyền và thứ ba của Nguyễn Ái Quốc. Sau đó, chế độ Hà Nội tái bản tác phẩm này mà không có lời nói đầu của Nguyễn Thế Truyền và không có khối thứ hai của ông ta, để tạo ấn tượng rằng toàn bộ công trình là do Nguyễn Ái Quốc. Thực hiện xong điều này, Thành và các văn nô của mình đã sẵn sàng để tuyên bố rằng ông là tác giả duy nhất của Kỷ yếu này, bởi vì họ đã gây mê cho công chúng tin rằng Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Tất Thành: “Kỷ Yếu diển tiến chống lại Chế độ thuộc địa Pháp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được xuất bản tại Pháp trong năm 1925. nó đối ứng với những khó khăn của người dân Việt Nam và các quốc gia khác dưới sự cai trị dã man của thực dân Pháp” (Su Publ 2, p. 100).



Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc, tác giả của khối đầu tiên và thứ ba, là Phan Văn Trường, không phải Nguyễn Tất Thành; bởi vì ở Paris, Phan Văn Trường sử dụng tên này công khai, và rộng rãi và không thể tưởng tượng rằng ông cố ý chuyển giao tên nhóm cho Nguyễn Tất Thành, người thấp nhất trong bảng xếp hạng thành viên của nhóm năm người của ông.



Loại bỏ Nguyễn Thế Truyền khỏi Kỷ yếu tạo điều kiện cho sự xác nhận công cán của Thành và biểu hiệu cho bước đầu tiên trong việc truất phế ông Nguyễn Thế Truyền. Bước thứ hai là bôi nhọ được thực hiện bởi Đặng Xuân Thiều, một trong những bộ hạ của Thành. Công việc búa rìu này của Thiều được thể hiện dưới hình thức của một bài thơ trào phúng rẻ tiền hình dung Nguyễn Thế Truyền như là một tay chơi, một người lăng nhăng, một người nói chuyện cách mạng rổng tuếch chỉ để phục vụ thực dân Pháp và bỏ sang một bên những nguyên nhân của thãm trạng đất nước.

 Điều trớ trêu là vụ ám sát danh dự cá nhân này đã được thông đồng, có lẽ được kêu gọi, bởi Thành và nạn nhân của ông ta lại chính là người đã cung cấp và hỗ trợ nhiều cho ông ta và còn là một mô hình lãnh đạo thực sự. Nguyễn Thế Truyền đã tham gia với hai anh em họ Phan để đấu tranh cho những cải cách trong các chính sách của thực dân của Pháp và thúc đẩy những chính sách cho lợi ích của Việt Nam. Ông đã  là thành viên của Đảng Cộng sản Pháp, nhưng rút lui vào năm 1927 khi nó trở nên rõ ràng rằng chũ nghĩa cộng sản là không thể chấp nhận được. Thành ở lại với đãng cộng sản nhưng vẫn tiếp tục nhận sự giúp đỡ của Nguyễn Thế Truyền, không chỉ cho bản thân nhưng cho cả bạn bè của ông ta, những người cần một khoảng thời gian đào tạo tại Paris trước khi đi tới Moscow.



Nguyễn Thế Truyền là người sáng lập và biên tập viên của hai tờ báo: một bằng tiếng Pháp, gọi là Le Paria (pariah), và ngôn ngữ Việt, được gọi là Việt Nam Hồn (linh hồn của Việt Nam). Thành thừa nhận ngầm điều này trong một báo cáo năm 1926 được gửi từ Trung Quốc cho ông chủ của mình tại Moscow. Đặng Xuân Thiều người đã viết một bài thơ bôi nhọ Nguyễn Thế Truyền, đã thêm các chú thích sau đây vào tác phẩm của mình: “Việt Nam Hồn - 3 chử đầu tiên của câu 15 – là tên của tờ báo của đảng quốc gia thành lập bởi Nguyễn Thế Truyền”. Nhưng tất cả những sự thật này không ngăn chặn những người nịnh bợ Thành chiếm đoạt công cho chủ nhân của họ. Vì vậy, Hồng Hà đã trơ trẻn viết: “Suy nghĩ về đồng bào của mình và nhận ra rằng sự nhận thức sẽ đòi hỏi sự tuyên truyền, giáo dục, Nguyễn Tất Thành đã quyết định tạo ra một phương tiện thông tin trong ngôn ngữ Việt với cái tên Việt Nam Hồn” (Hồng Hà 1, trang 189).



Lấy tên Nguyễn Ái Quốc cho phép Thành cướp công bất cứ điều gì được thực hiện dưới cái tên đó: như là tổ chức, biểu tình, yêu cầu 8 điểm, thủ tục chống lại chính sách thực dân Pháp, các ấn phẩm… Tuy nhiên, Phan Văn Trường luôn luôn sử dụng bút danh Nguyễn Ái Quốc để đại diện cho nhóm của ông. Điều này khiến nhiều người Việt sinh sống tại Paris vào thời gian đó coi tên Nguyễn Ái Quốc là tên của nhóm. Để đảm bảo thành công, việc cần thiết cho Thành và người của ông ta là đánh phá uy tín không chỉ Nguyễn Thế Truyền mà cả hai nhà lãnh đạo khác, cụ thể là Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường.



Trong cuốn sách của ông ta, Nguyễn Tất Thành đã viết: “Cần lưu ý ở đây là Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đã không ủng hộ các hoạt động của các nhóm người Việt yêu nước” (trang 29). Sau đó, Hồng Hà quay thêm sợi chỉ này: “Phan Chu Trinh không thích đào tạo và nghiên cứu. Ông rất thích chơi bi-da tại Ludeau, 14 rue de Sorbonne ... Phan Văn Trường tránh né các hoạt động của người dân, không kiên định, hay sợ hải và cố gắng để tránh vướng mắc”. Nói xong vậy, Hồng Hà ngay lập tức bịa đặt một báo cáo của Pháp nói rằng: “Có dấu hiệu cho thấy suy nghĩ của Phan Chu Trinh là khác xa của Nguyễn Ái Quốc …”