Thursday, December 5, 2013

VÔ SẢN CÔN ĐỒ





Công Nhân Chủ
Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết chính trị, kinh tế, xã hội cực đoan, lẩn lộn và điên cuồng. Phát xuất từ trung Âu khoảng giửa thế kỹ 19, như một kinh điển chống lại các nhủ nghĩa tội ác khác (như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, tôn giáo cực đoan, quân chủ độc tài…), chủ nghĩa cộng sản đã chống luôn cả nhân quyền, dân chủ, tự do, lẻ phải và sự thật; và đã trở thành một chủ nghĩa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Trong khi những lý thuyết gia phát minh và công thức hóa chủ nghĩa cộng sản là những học giã hoang tưởng (như Mark và Engels), thì những người thực hiện chủ nghĩa này (những thành lập viên của đãng cộng sản để thực thi chủ nghĩa cộng sản) là những bọn vô sản côn đồ. Ở nước Nga, Bolshevik đã là tên gọi đầu tiên của bọn vô sản côn đồ này và Lenin là thủ lảnh của họ. Kể từ thời đại của Lenin, bọn vô sản côn đồ đã lột da biến thái, thay hình đổi dạng, đổi tên nhiều lần để tồn tại và để tiếp tục gây tội ác.

Đệ nhị quốc tế Cộng Sản đã bị giải thể năm 1916 vì không thể duy trì một mặt trận thống nhất, và vì mổi chi đãng thành viên đã phải đóng vai trò hỗ trợ chiến tranh cho quốc gia riêng của họ. Do đó Lenin đã tạo ra đệ tam Quốc tế cộng sản Comintern vào năm 1919 và đã gửi hai mươi mốt điều kiện, trong đó có cái gọi là dân chủ tập trung, đến tất cả các chi đãng xã hội châu Âu nào muốn theo. Sự sử dụng danh từ cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã bị thay đổi sau năm 1917, khi những người vô sản côn đồ Bolshevik đổi tên của họ thành đảng Cộng sản để áp đặt một chế độ độc đảng cho việc thực hiện các chính sách xã hội chủ nghĩa dưới sự lảnh đạo của Lênin . Từ đó trở đi, danh từ cộng sản đã được áp dụng vào mục tiêu của các chi đãng xã hội được thành lập dưới cái dù của tổ chức Comintern. Chương trình của họ kêu gọi sự kết hợp của công nhân thế giới cho cuộc cách mạng cộng sản, theo sau đó là việc thành lập một chế độ vô sản chuyên chính, cũng như sự phát triển của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, nếu mọi sự tốt đẹp, thì thế giới sẽ phát triển một xã hội hài hòa giai cấp, và bộ máy nhà nước là sẻ không cần thiết nửa. Giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản này còn được gọi là giai đoạn dân chủ tập trung hay là công nhân chủ, quản lý bởi bọn vô sản côn đồ.
Trong cuộc nội chiến Nga (1918-1922), bọn vô sản côn đồ Bolshevik đã quốc hữu hóa tất cả tư liệu sản xuất và áp đặt một chính sách cộng sản thời chiến; các nhà máy và đường sắt thì thuộc sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, thực phẩm thì theo hệ thống thu thập và khẩu phần. Sau ba năm chiến tranh và các cuộc nổi loạn Kronstadt 1921, vì sự thất bại thãm hại của chủ nghĩa xã hội và công nhân chủ, Lenin tuyên bố chính sách kinh tế mới (NEP) năm 1921, để thành lập một hệ thống chủ nghĩa tư bản hạn chế trong một thời gian và không gian giới hạn; và họ bắt đầu giới thiệu một số quản lý kiểu tư sản của ngành công nghiệp. NEP kéo dài tới năm 1928, khi Joseph Stalin đoạt được chức lãnh đạo Đảng, thì sự ra đời của Kế Hoạch Năm Năm đầu tiên đã kết thúc nó. Sau cuộc nội chiến Nga, vào năm 1922 bọn vô sản côn đồ Bolshevik đã thành lập Liên hiệp các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (còn gọi là Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô) từ Đế quốc Nga cũ.
Chuyên Chính Vô Sản
Sự thất bại cũa dân chủ tập trung vào giai cấp công nhân đã đưa bọn vô sản côn đồ đến chuyên chính vô sản; đây là một sự biến thái chính trị của chủ nghĩa cộng sản vào con đường tội ác. Bọn vô sản côn đồ trường phái Stalin đã rình rập cơ hội và đã thành công trong việc biến thái bộ mặt chính trị cộng sản Nga vào con đường độc tài đãng trị. Thật ra chủ nghĩa xả hội không thể thích hợp với dân chủ pháp trị, vì muốn có dân chủ pháp trị thì phải có tự do kinh tế; cho nên con đường độc tài đãng trị là con đường bọn vô sản côn đồ phải đi vì chúng chống lại dân chủ tự do.
Sau giai đoạn dân chủ tập trung của Lenin, các đảng cộng sản đã được tổ chức trên một cơ sở phân cấp kim tự tháp, với các tế bào của các thành viên cộng sản quốc tế hoạt động theo dạng cơ sở rộng; các cơ sở này đã được lập lên từ những cán bộ ưu tú được các thành viên cao hơn của đảng cộng sản Nga chấp thuận là đáng tin cậy và hoàn toàn tuân hành kỷ luật đảng. Giai đoạn này của chủ nghĩa cộng sản được gọi là giai đoạn chuyên chính vô sản. Quyền hành chính trị bị đãng cộng sản tước đoạt một cách chính thức dưới chiêu bài “dân làm chủ, đãng lảnh đạo và nhà nước quản lý”; mà thực chất chỉ là một sự tước đoạt quyền hành tập trung vào tay bọn vô sản côn đồ.
Sau Thế chiến II, bọn vô sản côn đồ Bolshevik hợp nhất quyền lực ở Trung Âu và Đông Âu, và chúng tiếp tế cho bọn vô sản côn đồ Á châu bành trướng bằng bạo lực. Vào năm 1949, bọn vô sản côn đồ Trung Quốc (CPC) do Mao Trạch Đông lãnh đạo, cướp được Trung Hoa và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc; sau đó chúng đã theo con đường ý thức hệ riêng của chúng để phát triển chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Hoa. Bọn vô sản côn đồ Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Angola và Mozambique cũng đã phát triển và đã thông qua hoặc áp đặt những chính phủ cộng sản tại một số thời điểm về sau. Tới đầu năm 1980 gần một phần ba dân số thế giới sống ở các quốc gia Cộng sản, bao gồm cả Liên Xô trước đây và Cộng hòa nhân dân Trung Quốc.

Bành Trướng

Nhờ chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945, Chủ nghĩa cộng sản đã được củng cố rất bao la bởi những chiến thắng nối tiếp trong việc thu nhập nhiều quốc gia mới vào bán cầu ảnh hưởng của Liên Xô với sức mạnh quân sự hung hãn của họ ở Trung Âu và Đông Âu. Những chính phủ theo mô hình cộng sản Xô Viết đã lên nắm quyền ở Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Ba Lan, Hungary và Romania với sự hỗ trợ của Liên Xô. Quân đội Liên Xô đã chiếm đóng những quốc gia không chỉ ở Trung Âu và Đông Âu, mà còn ở Đông Á; kết quả là chủ nghĩa cộng sản trở thành một phong trào lan rộng đến nhiều quốc gia mới. Việc mở rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu và châu Á đã mang đến một vài biến thể khác nhau, chẳng hạn như chủ nghĩa Mao của cộng sản Trung Hoa và Titoist ở Nam Tư. Tại Nam Tư, một chính quyền cộng sản cũng đã được tạo ra bởi thống chế Tito, nhưng chính sách độc lập của Tito đã dẫn đến việc Nam Tư bị trục xuất ra khỏi Comintern. Titoist, một chi nhánh mới trong phong trào cộng sản thế giới ở Nam Tư, đã bị dán nhãn ”lạc đường”. Albania cũng đã trở thành một quốc gia cộng sản độc lập sau Thế chiến II.
Cộng sản Trung Hoa đã chiếm tất cả Trung Hoa đại lục năm 1949 , do đó họ đã kiểm soát được toàn cỏi quốc gia đông dân nhất trên thế giới này. Các khu vực khác trong vùng đông Á, do đó cũng bị sự gia tăng sức mạnh dây chuyền của cộng sản gây nên bất đồng, và trong một số trường hợp đã dẫn đến đấu tranh (chiến tranh du kích và quy ước); bao gồm là chiến tranh Triều Tiên, Lào, và đặc biệt thành công là trong trường hợp chiến tranh Việt Nam chống lại sức mạnh của Hoa Kỳ và các đồng minh. Với mức độ thành công khác nhau, bọn vô sản côn đồ đã cố gắng kết hợp giả tạo với các lực lượng quốc gia và xã hội chống lại những gì họ gọi là chủ nghĩa đế quốc phương Tây ở những nước nghèo của thế giới thứ III.
Đãng Việt Cộng
Hồ Chí Minh là danh hiệu của một tên đầu sỏ việt cộng có lý lịch rất mơ hồ. Nguyễn Tất Thành đuợc coi là tên thật của một tên tay sai quốc tế cộng sản Comintern trường phái Stalin, đặc trách đông phương bộ, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương. Tên vô sản côn đồ trường phái Stalin này đã có rất nhiều tên và danh hiệu như Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh v…v…Và ngay cả sự thật về tông tích của những danh hiệu này, có phải là của một hay nhiều người khác nhau, cũng còn trong nghi vấn. Sau đây là trích dẩn Wikepedia về tông tích của đãng việt cộng; tài liệu này cho thấy hai bản chất “ngoại bang và biến thái” của bọn vô sản côn đồ Việt Nam.

“Đảng Cộng sản Việt Nam (viết tắt là Đãng Việt Cộng) do Nguyễn Ái Quốc (đại biểu của Quốc tế Cộng sản) triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ… Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Đệ Tam Quốc Tế và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên… Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên.

…Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương…”.

Tài liệu cho thấy những con rắn độc đầu sỏ của bọn vô sản côn đồ Việt Nam là sản phẩm của Comintern Stalinist, và đãng cộng sản Việt Nam đã được thai nghén bên Nga nhưng đẻ ra ở bên tàu. VớI mục đích nhuộm đỏ Đông Dương phục vụ cộng sản quốc tế, bọn vô sản côn đồ Việt Nam (việt cộng) đã lường gạt dân Việt Nam bằng mọI thủ đoạn và đã lôi cổ nước Việt Nam vào bốn cuộc chiến tang thương liên tục, để sau này, chúng biến nước Viet Nam thành một đống rác khổng lồ của chủ nghĩa tư bản đỏ trường phái Đặng Tiểu Bình, một thuộc địa kiểu mới của tàu cộng.
Sụp Đổ
Sự tuyên truyền giáo điều dưới chế độ cộng sản đã để lại một di sản của sự lãnh đạm và thờ ơ về đất nước mình của người dân trong các nước cộng sản, cũng như đã phổ biến sự xảo trá và thái độ khinh thị với những lời chỉ trích. Sự suy thoái môi trường trầm trọng trong các nước xã hội chủ nghĩa, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ngầm, thảm họa rò rỉ lò nguyên tử Trabant và Chernobyl đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản.
Vào những năm 1980, gần như tất cả các nền kinh tế của khối Đông Âu cộng sản đã bị trì trệ, tụt lại xa phía sau những tiến bộ công nghệ của phương Tây và khối tự do. Các hệ thống, dựa vào quy hoạch của đảng-và nhà nước ở tất cả các cấp, đã kết thúc bằng sự sụp đổ dưới trọng lượng tích lũy của sự thiếu hiệu quả kinh tế; mặc dù với các nỗ lực cải cách khác nhau cũng chỉ đơn thuần góp phần đẩy nhanh xu hướng tạo ra thêm khủng hoảng. Ở Ba Lan, hơn 60% dân số sống trong nghèo đói, và nạn lạm phát, được đo bằng tỷ lệ thị trường chợ đen của đồng đô la Mỹ là 1.500% trong giai đoạn 1982 – 1987
Năm 1985 , sự tiếp nối quyền lực ở Liên Xô bởi một nhà cải cách , Mikhail Gorbachev , đã mở đường cho những cải cách chính trị và kinh tế ở phía trung đông của châu Âu. Gorbachev đã từ bỏ "Học thuyết Brezhnev" - chính sách can thiệp quân sự , nếu cần thiết, để bảo vệ chế độ cộng sản trong khu vực của Liên Xô. Thay vào đó, ông khuyến khích các nhà lãnh đạo cộng sản địa phương tìm kiếm cách thức mới để đạt được sự hỗ trợ của nhân dân cho quyền lực của họ. Ở Hungary, chính quyền cộng sản bắt đầu cải cách năm 1989 và đã dẫn đến việc hình thành hệ thống đa đảng và bầu cử cạnh tranh. Ở Ba Lan, những người cộng sản đã phải chịu ngồi vào các cuộc đàm phán bàn tròn với một công đoàn đoàn kết đang đuợc hồi sinh . Kết quả là, Ba Lan đã tổ chức cuộc bầu cử cạnh tranh đầu tiên kể từ khi chiến tranh thế giới II , và trong năm 1989, công đoàn đoàn kết Ba Lan đã thành lập một chính phủ phi cộng sản đầu tiên trong khối Xô Viết từ năm 1948. Lấy cảm hứng từ các cải cách ở các nước láng giềng của họ, dân đông Đức đã xuống đường vào mùa hè và mùa thu năm 1989 để kêu gọi cải cách , bao gồm cả việc tự do tham quan Tây Bá Linh và Tây Đức. Moscow đã từ chối việc sử dụng lực lượng quân sự đến giúp cho chế độ đang sụp đổ của nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức Erich Honecker và đã dẫn đến sự thay thế ông ta và châm ngòi cho những cải cách chính trị ở đông Đức, việc này đã dẫn đến quyết định định mệnh mở cửa khẩu biên giới nuớc Đức vào đêm ngày 09 tháng 11 năm 1989 .
Vào đêm 09 tháng 11, 1989, bức tường Bá Linh - biểu tượng mạnh nhất của việc phân chia chiến tranh lạnh ở Châu Âu –sụp đổ. Đầu ngày hôm đó, chính quyền cộng sản Cộng hoà Dân chủ Đức đã công bố việc loại bỏ các hạn chế du lịch từ bên dân chủ Tây Bá Linh. Hàng ngàn người Đông Đức tràn vào phương Tây; và trong quá trình một đêm, dân chúng hoan hỉ ở cả hai bên bức tường đã bắt đầu xô nó xuống.
Sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh là đỉnh cao của những thay đổi mang tính cách mạng sâu rộng cho các nước phía đông của trung Âu vào năm 1989. Trong toàn khối Xô Viết, các nhà cải cách nắm lấy quyền lực và kết thúc hơn 40 năm chế độ cộng sản độc tài. Phong trào cải cách kết thúc chủ nghĩa cộng sản ở phía đông Âu đã bắt đầu ở Ba Lan. Phong trào đoàn kết, một công đoàn chống cộng sản và cũng là một phong trào xã hội, đã buộc chính quyền cộng sản Ba Lan công nhận nó vào năm 1980 qua một làn sóng đình công đã đạt được sự chú ý của quốc tế. Trong năm 1981, chính quyền cộng sản của Ba Lan, dưới áp lực từ Moscow, tuyên bố thiết quân luật, bắt giữ các nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, và cấm các công đoàn dân chủ. Lệnh cấm đã không mang lại sự chấm hết cho công đoàn Đoàn kết. Phong trào này chỉ đơn giản đi ngầm hoạt động bí mật, và những ngườI Ba Lan nổi loạn đã tổ chức xã hội dân sự, riêng biệt khỏI chính phủ cộng sản và những bó buộc của nó.
Trong sự thức tỉnh của bức tường Bá Linh sụp đổ, người dân Séc và Slovakia cũng đã xuống đường để yêu cầu cải cách chính trị ở Tiệp Khắc. Dẫn đầu các cuộc biểu tình ở Prague là nhà viết kịch bất đồng chính kiến ​​Vaclav Havel, người đồng sáng lập của nhóm cải cách Hiến chương 77. Đảng Cộng sản Tiệp Khắc lặng lẽ và hòa hoãn chuyển giao quyền lực cho Havel và các nhà cải cách Tiệp Khắc vào cái được mệnh danh sau đó là "cách mạng nhung". Ở Romania, chế độ cộng sản với đường lối cứng rắn của Nicolae Ceausescu đã bị lật đổ bởi những cuộc biểu tình phổ biến và một cuộc đão chánh võ lực trong tháng 12 năm 1989. Ngay sau đó, các đảng cộng sản của Bulgaria và Albania cũng phải nhường quyền.

Các cuộc cách mạng năm 1989 đã đánh dấu thật sự hồi chuông báo tử của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Kết quả là, không chỉ nuớc Đức đuợc dân chủ thống nhất vào năm 1990, nhưng ngay sau đó, cuộc cách mạng đã lan rộng đến Liên Xô. Sau khi sống sót một cuộc đảo chính của phần tử bảo thủ cứng rắn trong năm 1991, Gorbachev đã buộc phải nhường lại quyền lực ở Nga cho Boris Yeltsin, người đã giám sát sự tan rã của cộng sản Liên Xô.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở trung đông châu Âu và Liên Xô đã đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Các chính sách dài hạn của Mỹ nhằm ngăn ngừa sự bành truớng của Liên Xô đồng thời khuyến khích cải cách dân chủ ở Trung và Đông Âu thông qua sự trao đổi khoa học và văn hóa, chính sách thông tin (ví dụ như đài Châu Âu và Radio Liberty và ví dụ của riêng thông tin nuớc Mỹ), đã hỗ trợ đắc lực cho các dân tộc trung đông châu Âu trong các cuộc đấu tranh cho tự do cho đến hôm nay.
Tư bản Đỏ
Trong khi bọn vô sản côn đồ ở cái nôi của chủ nghĩa đã phải giải thể thì bọn vô sản côn đồ Á châu nhất định không chịu chết. Cộng sản Á Châu truờng phái Đặng Tiểu Bình và bè lủ tay sai đã biến thái một lần nửa để tồn tại và để tiếp tục gây tội ác. Thật ra, Đặng Tiểu Bình và bè lủ tay sai tàu cộng đã phản bội chủ nghĩa cộng sản trước nhất trong hệ thống Comintern (tiếp theo là bè lủ vô sản côn đồ Việt Nam, việt cộng). Nhưng để luờng gạt chúng đã trộn lẩn hai thái cực tội ác -cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa- và chúng đã biến thái thành một bọn côn đồ không vô sản mà thế giới gọi là “tư bản đỏ”. Sự thật là thế giới tự do không có chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản trong quá khứ là danh xưng của cộng sản đặt tên cho một loại thực dân nội hoá mà nó đã chết theo chủ nghĩa thực dân sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật bản, và Âu châu... không có chủ nghĩa tư bản mà chỉ có HỆ THỐNG KINH TẾ TƯ BẢN DÂN CHỦ tuân luật pháp, và là nền tãng kinh tế lành mạnh cho công ăn việc làm của nguời dân. Tư bản dân chủ không bóc lột và nguời công nhân có rất nhiều quyền lợi đuợc điều đình qua công đoàn và đuợc bảo vệ bởi luật pháp (như luơng tối thiểu). Do đó nguời dân trong các quốc gia dân chủ có tiền và có mãi lực (mua xắm) nên kinh tế luôn luôn phát triển, chỉ chậm hay nhanh mà thôi. Dựng đứng thây ma tội ác cuả chủ nghĩa tư bản, Việt cộng nhồi sọ dân VN về chủ nghĩa tư bản như sau:
Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân. Song bọn ấy là bọn tư bản, chứ không phải là bọn phong kiến. Cách đây vài trǎm nǎm, các nước phương Tây bắt đầu có máy móc, có công nghệ và có chế độ tư bản. Dưới chế độ ấy, bọn tư bản chiếm các tư liệu sản xuất (như nhà máy, nguyên liệu…) làm của riêng. Nhưng tự họ không lao động, mà thuê công nhân sản xuất để bóc lột công nhân. Công nhân phải bán sức lao động mới có ǎn. Ngoài sức lao động, họ không có máy móc và nguyên liệu gì cả. Cho nên công nhân là giai cấp vô sản. Công nhân sản xuất các thứ của cải, song của cải ấy đều thành của cải của nhà tư bản. Bọn tư bản chỉ trả cho công nhân một số tiền công rất ít. Nhà tư bản thuê công nhân mục đích là cốt kiếm lãi. Công nhân vì không có tư liệu sản xuất, mà phải chịu bọn tư bản bóc lột. Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là: 1- Máy móc là chủ chốt của tư liệu sản xuất. Dùng máy móc phải tập trung đông người. Do đó, để sản xuất, thì sức lao động hoá ra tập thể. 2- Nhà tư bản chiếm hết mọi tư liệu sản xuất, họ dùng chế độ tiền công để bóc lột công nhân. Về mặt sản xuất, so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to. Phong kiến, chỉ nhờ sức người và sức súc vật mà sản xuất. Tư bản thì dùng máy móc mà sản xuất. Dùng máy móc tái sản xuất gấp 10, gấp 100, mà người ta lại ít khó nhọc hơn. Tư bản sản xuất rất nhiều, song không phải để cho mọi người được hưởng. Vì các tư liệu sản xuất đã bị nhà tư bản chiếm làm của riêng. Đó là một tình trạng rất không hợp lý. Tình trạng đó sinh ra nhiều khó khǎn mà nhà tư bản không thể giải quyết: nhà tư bản sản xuất là cốt để bán. Thí dụ, họ sản xuất hàng vạn đôi giầy, không phải để họ dùng, mà để bán. Trong xã hội tư bản, đại đa số nhân dân đã thành nghèo khó, thì bán cho ai ? Vì vậy, mà thường có khủng hoảng kinh tế, vì sản xuất quá nhiều. Lao động đã tập thể, thì các tư liệu sản xuất và những thứ sản xuất ra, phải là của chung mới đúng. Nhà tư bản chẳng những bóc lột công nhân trong nước họ, mà còn xâm lược và bóc lột các nước khác. Do đó, chủ nghĩa tư bản trở nên chủ nghĩa đế quốc” (trích sách giáo khoa của việt cộng).
Ngày hôm nay, cái gọi là chủ nghĩa tư bản đầy tội ác này đang đuợc hồi sinh bởi lủ vô sản côn đồ tàu cộng và đang phát triển mạnh mẻ ở hai nuớc tàu cộng và việt cộng. Tại sao chúng chống tư bản mà chúng lại ruớc tư bản vào? Tại vì chúng cần tiền của tư bản ngoại bang để thi hành chủ nghĩa tư bản tội ác và đổ thừa tội ác vào bọn tư bản ngoại bang mà chúng quỳ lạy ruớc vào. Bọn vô sản côn đồ tàu cộng và việt cộng đã biến thái thành tư bản (đỏ) côn đồ để tiếp tục gây tội ác thực dân mới trong nuớc và chúng đang tìm mọi cách truyền nhiễm tội ác này đến các nuớc nghèo (như Ấn Độ, Phi Châu...). Điều khôi hài là những gì chúng trơ trẻn nhồi sọ để hù dọa nguời dân về chủ nghĩa tư bản là những gì đang xảy ra trong nuớc của chúng y hệt những gì chúng nói: đó là lạm phát, thất nghiệp, thặng dư sản xuất mà thiếu thốn tiêu thụ... Thêm nửa, đúng như những gì chúng hù dọa, vì lủ tư bản đỏ cấu kết làm tay sai cho tư bản ngoại bang độc quyền chiếm hửu tư liệu sản xuất bóc lột dã man nên công nhân tàu và việt nam không có mãi lực, cho nên hàng hoá phải xuất khẩu như đổ rác những sản xuất rẻ tiền và độc hại. Do đó chũ nghĩa tư bản đang biến tàu cộng trở nên chủ nghĩa đế quốc bành truớng hung hăng cuớp biển, cuớp tài nguyên, ăn hiếp và gây hấn các nuớc láng giềng, và tạo nên sự bất ổn cho an ninh khu vực.
Ở nuớc tàu cộng , cái gọi là cải cách kinh tế theo tư bản chủ nghĩa tội ác này (capitalism) bắt đầu vào năm 1978 và xảy ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên , vào những năm cuối thập niên 1970 và đầu những năm 1980 , liên quan đến việc phi tập thể hóa nông nghiệp (tư hửu hóa nông nghiệp), việc mở cửa của đất nước để đầu tư nước ngoài , và việc cho phép cho tư nhân bắt đầu lên các doanh nghiệp. Tuy nhiên , hầu hết ngành công nghiệp và kỷ nghệ vẫn là của nhà nước. Giai đoạn thứ hai của cải cách, trong cuối những năm 1980 và 1990, liên quan đến việc tư nhân hóa và ký kết hợp đồng tư nhân của nhiều ngành công nghiệp nhà nước, và việc dỡ bỏ sự kiểm soát giá cả, chính sách bảo hộ và các quy định thuơng mãi, mặc dù các công ty độc quyền nhà nước trong các lĩnh vực như ngân hàng hay dầu khí vẫn còn (của nhà nuớc). Khu vực kinh tế tư nhân đã tăng đáng kể , chiếm đến 70 phần trăm GDP của Trung Quốc năm 2005, một con số lớn hơn so với nhiều quốc gia phương Tây . Từ năm 1978 đến 2010, kinh tế tàu cộng tăng trưởng chưa từng xảy ra, với nền kinh tế tăng 9,5 % một năm, nền kinh tế của Trung Quốc đã trở thành lớn thứ hai sau Hoa Kỳ.
Ruớc tư bản ngoại bang vào làm tay sai cho chúng trong khi nguời dân chưa có khả năng cạnh tranh là tội ác buôn dân bán nuớc và phản quốc mà một chính quyền dân chủ quốc gia không bao giờ làm. Cho nên những thành quả kể trên không phải cho dân tàu mà là cho bọn tư bản côn đồ tàu cộng mà thôi, cái gọi là kinh tế tư nhân cũng chỉ là mỹ danh cho giai cấp thống trị kinh tế tư bản đỏ. Năm 2010, Trung Quốc được xếp hạng thứ 140 trong số 179 quốc gia trong Chỉ số kinh tế Tự do Thế giới xếp hạng, tuy đó là một sự cải tiến so với năm trước. Tại sao kinh tế giàu có tăng truỡng như hỏa tiển mà nguời dân vẩn nghèo đói lẹt đẹt như ốc sên? Tại vì sự tăng truởng kinh tế dựa vào ngoại bang và phục vụ ngọai bang, và sự phồn vinh tư bản chủ nghĩa tội ác chỉ là giả tạo và nguời dân tàu và VN sẻ không bao giờ thóat cãnh lầm than nghèo đói trong mô hình kinh tế tội ác như vậy.
Sự biến thái thành tư bản đỏ của bọn vô sản côn đồ Á châu là một nổ lực điên cuồng cuối cùng chạy theo tội ác chống lại dân chủ tự do để duy trì quyền thống trị của chúng. Giống như con khũng long chỉ phát triển cơ bắp mà không bộ não, những con heo tư bản đỏ tàu cộng và việt cộng sẻ bội thực và sẻ bị nguời dân chém một nhát dao cuối cùng. Cách mạng dân chủ đang xảy ra khắp nơi vì ảnh huởng trực tiếp hay gián tiếp của hệ thống tư bản đỏ đầy tội ác này và chắc chắn cuộc cách mạng dân chủ lớn bắt buộc phải xảy ra ở Trung Hoa để lọai trừ vĩnh viển bọn vô sản côn đồ ra khỏi nuớc tàu và như vậy mới chấm dứt một chủ nghĩa ác độc nguy hiễm nhất của nhân lọai.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.