Wednesday, November 21, 2012

DÂN CHỦ LÀ GÌ


Định Nghĩa

Dân chủ là thể thức chính quyền dựa vào quyền chính trị của người dân. Khái niệm dân chủ đã có từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới – ngay cả trong thời quân chủ - ví dụ như quan niệm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” đã có rất lâu trong tư tưởng của người Việt Nam. Để hiểu rỏ hơn về dân chủ, có bốn khái niệm cơ bản hơn cần phải được minh định: đó là tự do, bình đẵng, chính trịdân.

Thứ nhất, chính trị là những phương pháp cách thức lấy lòng dân mà không dùng bạo lực và lường gạt. Thông thường, mục đích của chính trị là để được dân đưa lên nắm chính quyền; cho nên tất cả những tổ chức hay quy trình về đãng phái, ứng cử, bầu cử, quản trị và chính quyền dân chủ, đều là chính trị. Thứ hai, tự doquyền, nói cách khác quyền là cụ thể hóa của tự do và càng có nhiều quyền thì càng tự do. Trên phương diện phạm vi, quyền được phân ra làm 4 loại đó là gia quyền, pháp quyền, nhân quyềnthiên quyền. Thêm nửa, quyền phải đi đôi với trách nhiệm (pháp luật để bảo vệ quyền) cơ quan chức trách phải có đủ sức mạnh để áp đặt trách nhiệm vào các đối tượng của tự do.

Khái niệm thứ ba là bình đẳng. Bình đẵng ở đây là bình đãng về tự do. Bình đẵng là tất cả công dân đều có quyền như nhau (đặc biệt là quyền chính trị). Tự dobình đẵng đã được xác định là hai đặc điểm quan trọng của nền dân chủ từ thời Hy Lạp cổ đại. Những nguyên tắc này được phản ánh trong việc mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật và có quyền làm luật như nhau. Ví dụ, trong một nền dân chủ đại diện, mỗi lá phiếu có trọng lượng bằng nhau và không có sự hạn chế không hợp lý nào có thể áp dụng cho bất cứ ai tìm cách ứng cử đại biểu; và sự tự do của công dân thường được bảo đảm bằng cách hợp pháp hóa tự do với những văn kiện luật pháp được bảo vệ bằng hiến pháp.

Vì quyền chính trị là một loại tự do, nên định nghĩa của dân chủ có thể được trừu tượng hóa rằng: dân chủ là thể thức chính quyền dựa vào tự do và bình đẵng. Nói cách khác, phải có tự do và bình đẵng mới có dân chủ. Nhưng dân là ai? khái niệm thứ bốn về “dân” cũng phải được xác định; dân là tất cả mọi người sinh ra trong một quốc gia không phân biệt về bất kỳ một tính chất nào. Tuy định nghĩa đơn giản nhưng lịch sử cho thấy khái niệm này đã phải được tiến hóa theo thời gian và có những trường hợp phải trả bằng máu. Nói tóm lại, dân chủ là thể thức chính quyền của dân, do dân và vì dân; nghĩa là chính quyền do người dân dựng lên, người dân lãnh đạo và người dân quản lý; với mục đích duy nhất là để phục vụ người dân.

Đặc Tính



Dân chủ có vài thể thức (thể dạng và hình thức); có thể dạng cung cấp đại diện tốt hơn hay cho nhiều tự do cho công dân của họ hơn những thể dạng khác.Tuy nhiên, đặc tính quan trọng nhất của dân chủ là phân quyền. Nếu nền dân chủ nào không có cấu trúc để ngăn cấm chính phủ lạm quyền, cản trở người dân trong quá trình lập pháp, hoặc để bất kỳ chi nhánh nào của chính phủ, có khả năng thay đổi sự phân chia quyền hạn cho lợi riêng của mình; thì sẻ đưa đến việc một chi nhánh của hệ thống chính phủ, có thể tích tụ quá nhiều quyền lực và phá hủy nền tảng tự do dân chủ. Trên phương diện thể thức, dân chủ đại diện, dân chủ đồng thuận, và dân chủ hội nghị là những ví dụ chính của các thể thức chính quyền dân chủ có cấu trúc thỏa đáng cho nổ lực áp dụng dân chủ thực tế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân.

Nhiều người sử dụng từ dân chủ như là chử viết tắt cho dân chủ tự do, để bao gồm các yếu tố như đa nguyên chính trị; bình đẳng trước pháp luật; quyền khiếu nại các cơ quan chức trách để đòi bồi thường; quyền bình đẵng pháp trình; quyền tự do dân sự; quyền con người; và các yếu tố của dân sự xã hội ở bên ngoài chính phủ. Tại Hoa Kỳ, sự phân chia quyền lực (tam quyền phân lập) được coi là đặc tính trung tâm của dân chủ; nhưng ở các nước khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, nguyên tắc chính là chủ quyền quốc hội (mặc dù trong thực tế độc lập tư pháp thường được duy trì). Trong vài trường hợp khác, dân chủ có nghĩa là dân chủ trực tiếp. Mặc dù từ ngữ dân chủ thường được sử dụng trong bối cảnh nhà nước, các nguyên tắc dân chủ cũng có thể được áp dụng cho tổ chức tư nhân và các nhóm nhỏ khác.

Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số thường được liệt kê như là một đặc tính của dân chủ. Tuy nhiên, thiểu số cũng có thể bị áp bức bởi sự chuyên chế của đa số trong trường hợp không có sự bảo vệ của hiến pháp, của chính phủ, của các cá nhân hoặc của nhóm bảo vệ quyền lợi thiểu số. Cho nên nguyên tắc của dân chủ được hiểu rộng thêm là “đa số lảnh đạo nhưng phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của thiểu số”. Điểm thiết yếu của một nền dân chủ đại biểu lý tưởng là sự cạnh tranh bầu cử một cách công bằng trên cả cả hai phương diện nội dung và phương thức. Hơn nữa, các quyền tự do (nhất là nhân quyền) rất là cần thiết để người dân có đầy đủ thông tin để họ có thể bỏ phiếu cho lợi ích tốt nhất của họ. Tuy nhiên, tính năng cơ bản của dân chủ vẩn là cái khả năng của mổi cá nhân có quyền tham gia một cách tự do và đầy đủ vào sinh hoạt chính trị trong cuộc sống xã hội của họ.

Lịch Sử Cổ Đại


Tuy nguồn gốc chính thức của Dân chủ là ở Hy Lạp cổ đại, nhưng sự thực hành dân chủ thì đã có trong các xã hội trước thời Hy Lạp cổ đại, bao gồm cả vùng Lưỡng Hà, Phoenicia và Ấn Độ. Các nền văn minh khác đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của dân chủ kể từ thời Hy Lạp cổ đại là La mã, Âu Châu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Khái niệm dân chủ đại biểu đã được phát sinh chủ yếu là từ những ý tưởng và những cơ sở gíao dục trong thời Trung cổ châu Âu, Thời kỳ giác ngộ và trong cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Quyền chính trị trong những cơ chế quyền lực từ các nhóm tương đối nhỏ (chẳng hạn như những nhóm giàu có của một nhóm sắc tộc thời trung cổ Âu châu) đã được mở rộng nhiều hơn theo thời gian. Ngày nay dân chủ đã được coi như là thể thức cuối cùng của chính quyền và đã lan rộng trên toàn cầu. New Zealand là quốc gia đầu tiên cho phép phổ thông đầu phiếu cho tất cả các công dân của nước này vào năm 1893.

Danh từ dân chủ xuất hiện đầu tiên trong tư tưởng chính trị và triết học Hy Lạp cổ đại. Những nhà cầm quyền thành phố Athens của Hy Lạp, dẫn đầu bởi Cleisthenes, thành lập tổ chức dân chủ cho Athens đầu tiên vào năm 507 trước tây lịch. Do đó Cleisthenes được gọi là cha đẻ của nền dân chủ Athens. Nhà triết học dân chủ Plato ở Athens, tương phản hệ thống cai trị bởi những người bị trị với các hệ thống khác như quân chủ (độc tài cá nhân), đầu sỏ chính trị (độc tài nhóm) và tư sản chủ (độc tài tư sản). Hôm nay nền dân chủ cổ điển Athens được nhiều người coi là một nền dân chủ trực tiếp. Từ lúc khởi đầu nền dân chủ trực tiếp này đã có hai tính năng đặc trưng: đầu tiên là sự phân nhiệm người công dân bình thường vào các cơ quan chính phủ và tòa án; và sau là sự hội hợp của tất cả các công dân. Tất cả công dân đều được quyền nói chuyện và biểu quyết trong quốc hội, và được quyền thiết lập pháp luật của thành phố hay nhà nước. Tuy nhiên, công dân Athens đã chỉ được định nghĩa là tất cả các người nam, sinh ra từ những cha mẹ đã được sinh ra ở Athens, và loại trừ phụ nữ, nô lệ, người nước ngoài và nam giới dưới 20 tuổi. Trong số 200.000 đến 400.000 cư dân Athens, ước tính có từ 60.000 đến 30.000 là công dân. Các tướng lãnh của Athens thường được đề cử và họ có sự ảnh hưỡng lớn lao trong quốc hội.
Mặc dù Cộng hòa La Mã đã đóng góp đáng kể vào các khía cạnh nhất định của sự phát triển dân chủ, chỉ có một thiểu số người La Mã đã được quyền công dân với quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử đại diện. Phiếu biểu quyết của họ còn được làm mạnh mẽ hơn và có trọng lượng hơn qua một hệ thống gian lận bầu cử. Vì vậy các quan chức cao nhất, bao gồm cả các thành viên của Thượng viện, đều đến từ những gia đình giàu có và cao quý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đã xảy ra.

Lịch Sử Cận Đại


Kể từ thế kỷ 20, quá trình chuyển đổi đến dân chủ tự do đã liên tiếp xảy ra qua những làn sóng dân chủ khác nhau: kết quả từ những cuộc chiến tranh, cuộc cách mạng chống thực dân, chống đàn áp tôn giáo và bóc lột kinh tế. Chiến tranh Thế giới thứ I và sự giải thể của đế quốc Thổ và đế quốc Áo-Hung cũng đã kết quả trong việc tạo ra nhiều quốc gia châu Âu, hầu hết là dân chủ, ít nhất cũng trên danh nghĩa.

Vào thập niên 1920 dân chủ toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Nhưng cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã mang lại thất vọng đáng tiếc, và một số các nước châu Âu, châu Mỹ Latin, và châu Á đã chuyển sang chuyên chế hoặc độc tài. Chủ nghĩa phát xít, quốc xã, quốc gia cực đoan và chế độ độc tài khác phát triển mạnh mẽ ở nước Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; cũng như những chế độ phản dân chủ phát triển trong vùng Ban Tích, khu vực Ban Khanh, Ba Tây, Cuba, Trung Quốc, và Nhật Bản, là những quốc gia trong số này.

Chiến tranh thế giới thứ II đã mang lại một sự đảo ngược khả quan và dứt khoát của xu hướng này ở Tây Âu. Sự dân chủ hóa thành công của Mỹ, Anh, Pháp và vùng chiếm đóng Đức (Tây Đức), Áo, Ý, và Nhật Bản (chiếm đóng) đã được coi như là một mô hình cho lý thuyết sau này của sự thay đổi chế độ tốt hơn. Tuy nhiên, hầu hết Đông Âu, kể cả khu vực Xô Viết của Đức (Đông Đức) đã bị buộc phải vào khối cộng sản Xô Viết không dân chủ. Tiếp theo chiến tranh là phong trào phế bỏ chủ nghĩa thực dân, và một lần nữa hầu hết các quốc gia độc lập mới đều có trên danh nghĩa hiến pháp dân chủ. Ấn Độ đã nổi lên như là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới và vẩn tiếp tục như vậy cho đến ngày nay.

Đến năm 1960, mặc dù phần lớn dân số thế giới đang sống ở các quốc gia có những cuộc bầu cử giả tạo, và các hình thức giả mạo chính trị khác (đặc biệt là ở các quốc gia Cộng sản và các thuộc địa cũ.) phần lớn chánh quyền các quốc gia trên trên thế giới mang danh nghĩa dân chủ. Sau đó, một làn sóng tiếp theo của dân chủ đã mang lại lợi ích đáng kể cho việc tiến tới dân chủ tự do thực sự cho nhiều quốc gia. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (1974), và một số chế độ độc tài quân sự ở Nam Mỹ đã trở lại chính phủ dân sự vào cuối thập niên 1970 và những năm đầu thập niên 1980 (Argentina vào năm 1983, Bolivia, Uruguay vào năm 1984, Brazil vào năm 1985, và Chile vào những năm đầu thập niên 1990). Tiếp theo đó là các quốc gia ở Đông và Nam Á châu vào những năm giữa đến cuối thập niên1980.

Tình trạng bất ổn kinh tế trong những năm 1980, cùng với sự oán giận về sự đàn áp của cộng sản, đã góp phần vào sự sụp đổ của độc tài cộng sản Liên Xô, đưa tới sự kết thúc chiến tranh lạnh, và sự dân chủ và tự do hóa của các nước khối Đông Âu cũ. Thành công nhất của các nền dân chủ mới này là ở những nước có địa lý và văn hóa gần gũi nhất với Tây Âu, và nay họ là những thành viên hoặc ứng cử viên của Liên minh châu Âu. Riêng về nước Nga, một số nhà nghiên cứu xem xét thấy rằng nước Nga hiện nay vẩn không có dân chủ thực sự mà một hình thức độc tài khác đang diễn ra ở nước Nga.


Xu hướng tự do đã lan rộng tới một số quốc gia ở châu Phi trong thập niên 1990, nổi bật nhất là ở Nam Phi. Một số ví dụ gần đây của những nỗ lực dân chủ hóa bao gồm các cuộc cách mạng của Indonesia năm 1998, cuộc Cách mạng Xe Ủi Đất tại Nam Tư, cuộc Cách mạng Hoa hồng ở Georgia, cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine, cuộc Cách mạng Cây Tùng ở Lebanon, cuộc Cách Mạng Uất Kim Hương tại Kyrgyzstan, và cách mạng hoa lài Tunisia . Hiện nay phong trào cách mạng dân chủ đang nở rộ ở trung đông và bắc phi. Sau sáu tháng đấu tranh đẩm máu với sự hổ trợ không lực của NATO, người dân Libya đã dành được thắng lợi cho cách mạng dân chủ của họ, trong khi đó những cuộc nổi dậy và thãm sát dân chúng ở Sirya đã bắt đầu.

Theo tờ báo Nhà Tự Do, trong năm 2007, thế giới đã có 123 nền dân chủ bầu cử (tăng từ 40 từ năm 1972). Theo Diễn đàn dân chủ của Thế giới, nền dân chủ bầu cử hiện nay đại diện cho 120 trong số 192 quốc gia, và chiếm 58,2% dân số thế giới. Đồng thời các nền dân chủ mà tờ báo Nhà Tự Do thấy hội đũ điều kiện tôn trọng quyền con người cơ bản và các quy định của pháp luật là 85 quốc gia đại diện cho 38% dân số thế giới. Tuy Nhiên, thế giới ngày nay đang phải đối phó với một thế lưc phản dân chủ hung hản cuối cùng đó là hệ thống tư bản đỏ của tàu cộng. Vào đầu thập niên 1970, vì nhu cầu chiến lược của thế giới tự do và nhu cầu kinh tế của trung hoa, tàu cộng đã được tư bản hóa. Nhưng với sự cấu kết của tư bản quốc tế, tàu cộng đã tư bản hóa Trung Hoa theo kiểu đế quốc bành trướng, thực dân, phát xit và tư bản bóc lột. Năm 1989, tàu cộng đã đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân trung hoa trong vụ thãm sát Thiên An Môn. Và kể từ đó chúng tìm mọi cách để đánh phá dân chủ tự do toàn cầu bằng cái thây ma tư bản chũ nghĩa, phá hoại kinh tế các quốc gia tự do và hung hăng xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia lân cận. Tàu cộng là một thế lực ác ôn cuối cùng đi ngược lại trào lưu tiến hóa dân chủ của nhân loại.

Thể Chế

Cả về lý thuyết lẩn thực hành, dân chủ đã được thể hiện qua một số hình thức gọi là thể chế. Các thể chế liệt kê sau đây không phải là độc quyền khác biệt vì nhiều chi tiết đặc trưng về các khía cạnh dân chủ tuy độc lập với nhau, có thể cùng tồn tại trong một hệ thống duy nhất.


Dân Chủ Trực Tiếp


Dân chủ trực tiếp là một hệ thống chính trị, nơi mà mọi công dân tham gia việc ra quyết định chính trị một cách cá nhân, khác với cách dựa vào trung gian hoặc người đại diện. Những người ủng hộ dân chủ trực tiếp biện minh rằng: dân chủ chỉ đơn thuần là một vấn đề thủ tục. Trong một nền dân chủ trực tiếp, người dân có những quyền biểu quyết sau đây:

  1. Thay đổi hiến pháp
  2. Đưa ra các sáng kiến, trưng cầu và đề nghị luật pháp
  3. Kiến nghị và ra lệnh cho các nhân viên công quyền, chẳng hạn như thu hồi họ trước khi kết thúc nhiệm kỳ được bầu của họ, hoặc khởi kiện truy tố những viên chức đã không thi hành lời hứa khi ứng cử.

Cả ba biểu quyết kể trên hầu hết đều được xử dụng trong các nền dân chủ phát triển ngày nay. Đây là một phần của sự thay đổi dần dần hướng tới nền dân chủ trực tiếp. Ví dụ về việc này bao gồm việc sử dụng rộng rãi trưng cầu dân ý tại California với hơn 20 triệu cử tri.

Dân Chủ Đại Diện


Dân chủ đại diện là một loại dân chủ gián tiếp liên quan đến việc lựa chọn các quan chức chính phủ làm đại diện của nhân dân. Nếu người đứng đầu nhà nước cũng được dân bầu thì được gọi là cộng hòa dân chủ. Cơ chế phổ biến nhất là bầu chọn các ứng cử viên dựa vào tính chủ yếu hoặc dựa vào đa số phiếu. Người đại diện có thể được bầu lên hoặc họ là đại diện ngoại giao từ một địa hạt riêng biệt (hoặc khu vực bầu cử riêng biệt); hoặc họ đại diện cho toàn bộ cử tri một cách tỷ lệ. Một số nền dân chủ đại diện cũng kết hợp các yếu tố của nền dân chủ trực tiếp, chẳng hạn như trưng cầu dân ý. Một đặc điểm của nền dân chủ đại diện là trong khi các đại diện được người dân bầu để hành động theo lệnh cử tri, họ vẫn được tự do để hành xử theo ý riêng của họ miển đó cách tốt nhất để thi hành.

Dân Chủ Quốc Hội


Dân chủ quốc hội là một loại dân chủ đại diện khi mà chính phủ được bổ nhiệm bởi đại diện của nghị viện; khác với ‘quy tắc Tổng Thống’ khi mà một vị Tổng Thống, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu của chính phủ, được bầu bởi cử tri. Trong một nền dân chủ nghị viện, chính phủ được lập nên bởi việc quốc hội gởi đại biểu đoàn, đứng đầu là Thủ Tướng, đến bộ hành chánh, và họ phải chịu sự xem xét, kiểm tra và cân bằng bởi quốc hội lập pháp do nhân dân bầu lên. Hệ thống nghị viện có quyền miễn nhiệm một Thủ Tướng Chính phủ tại bất kỳ điểm nào khi họ cảm thấy vị Thủ Tướng ấy không làm công việc của ông hay bà ấy như sự mong đợi của cơ quan lập pháp. Điều này được thực hiện thông qua sự bình chọn “không tin tưởng” khi mà cơ quan lập pháp quyết định có hay không để loại bỏ các Thủ Tướng Chính Phủ theo đa số. Thủ Tướng Chính Phủ cũng có thể gọi một cuộc bầu cử bất cứ khi nào ông hay bà ấy muốn. Thông thường Thủ Tướng Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc bầu cử khi họ biết rằng họ đang được sự ủng hộ tốt của công chúng để có thể được bầu lại.

Tổng Thống Chế

Dân chủ Tổng thống (Tổng Thống Chế) là một hệ thống dân chủ đại diện khi mà một vị đứng đầu cơ quan hành pháp được chọn thông qua bầu cử tự do và công bằng. Tổng thống là người có chức năng phục vụ, đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ, điều khiển quyền hành pháp. Tổng thống phục vụ trong một thời hạn cụ thể và không thể vượt quá số lượng thời gian chỉ định. Vì là do nhân dân bầu, Tổng Thống có thể nói rằng ông là sự lựa chọn của nhân dân và vì dân. Bầu cử thường có một ngày cố định và không dễ dàng thay đổi. Kết hợp hai chức năng đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ, Tổng Thống không chỉ có khuôn mặt đại diện của người dân mà cũng là người đứng đầu chính sách. Tổng thống có quyền kiểm soát trực tiếp nội các chính phủ vì họ đặc biệt được chỉ định bởi Tổng thống. Cơ quan lập pháp không dễ dàng có thể loại bỏ Tổng thống. Ngược lại, trong khi Tổng Thống nắm giữ các quyền hành pháp, ông cũng không thể loại bỏ các ngành lập pháp một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính năng phân chia quyền lực của chính phủ. Nhưng điều này cũng có thể tạo ra tình trạng bất ổn giữa Tổng Thống và cơ quan lập pháp nếu họ là của các đãng phái riêng biệt kình chống nhau. Do đó, Tổng Thống chế là loại hình thức dân chủ không được phổ biến trên khắp thế giới ngày nay vì những xung đột nó có thể dẫn đến.

Bán Tổng Thống Chế


Hình thức dân chủ bán Tổng Thống Chế thậm chí còn ít phổ biến hơn so với hệ thống Tổng Thống chế. Hệ thống này có cả một Thủ Tướng Chính phủ không có thời hạn cố định và một Tổng Thống có thời hạn cố định. Tùy thuộc vào quốc gia, sự phân chia quyền lực giữa Thủ Tướng và Tổng Thống có khác nhau. Trong một ví dụ, Tổng thống có thể nắm giữ quyền lực cao hơn Thủ Tướng chính phủ khiến cho Thủ Tướng phải chịu trách nhiệm trước cả hai cơ quan lập pháp và Tổng Thống. Mặt khác, Thủ Tướng Chính phủ có thể nắm giữ quyền lực nhiều hơn Tổng Thống, hoặc là họ chia sẻ quyền lực. Thủ Tướng Chính phủ có quyền lực riêng biệt từ cơ quan lập pháp trong khi Tổng thống giữ vai trò tổng tư lệnh, kiểm soát chính sách nước ngoài, và là khuôn mặt của người dân. Thủ Tướng Chính phủ dự kiến hình thành các chính sách của Tổng Thống vào cơ quan lập pháp. Bán Tổng Thống Chế là loại chính phủ có thể tạo ra các vấn đề xung đột trong việc phân định quyền hành và trách nhiệm.

Dân Chủ Tự Do


Dân chủ tự do là một loại dân chủ đại diện, trong đó khả năng của người đại diện - được bầu lên để thực thi quyền hành - cũng phải tuân hành vào quy luật của pháp luật. Chánh quyền thường được điều tiết bởi một hiến pháp mà nó nhấn mạnh việc bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân, và hiến pháp này áp đặt những hạn chế về mức độ mà phe đa số có thể thực hiện chống lại các quyền của phe thiểu số (xem tự do công dân). Trong một nền dân chủ tự do, một số quyết định quy mô lớn có thể xuất hiện từ những quyết định cá nhân mà người công dân được tự do để làm. Nói cách khác, công dân có thể bỏ phiếu với đôi chân của họ hoặc bỏ phiếu với đồng tiền của họ, kết quả là trong thể chế dân chủ tự do, người dân lãnh đạo một cách không chính thức nhưng rất đáng chú ý.

7 comments:

  1. Chao anh Thangmo, toi co nickname la` CHAU KOOL sinh hoat tren nhung dien dan cho^ng' co^ng. mang. Paltalk, dd chinh' la` "Dien Dan CON ONG" (neu anh vao palktalk.com, download app. va tao. ra 1 nickname de^? da(ng nha^p. va tim` de^n' room DDCO, anh se~ duoc biet nhieu die^u` ly' thu' ve^` 1 nickname thangmo da~ tuye^n bo^'1 ca^u xanh do*n`... thangmo: mo~ co' soan. bai` da^n chu? la` gi` Madaboutme xin mo*i` doc.: thangmolang.blogspot.com). Nghe noi anh da~ le^n tie^ng' phu? nha^n. kho^ng he^` biet gi ve^` sinh hoat Paltalk ca?, ne^n to^i mao. muo^i. co' vai` lo*i` mong moi? anh vao` PT de^? lam` khach' mo*i` cua? DDCO ( http://www.paltalk.com/g2/paltalk/1585160441 ) , lam` sang' to? "vu. an" nay`, vi` nick thangmo kia la` 1 nguoi an noi tuc. ta(n`, lo^? mang~, tu*. khai la` con nha` co^ng. san? noi`, dang danh' pha' nhieu DD chong cong tren PT nay`.

    Vi` te^n nay` dang lu*a` phinh? chatters trên PT, am' chi? anh ta la chu? website "thangmolang" de^? ga^y 1 thanh the^', uy tin', ngo~ ha^u` pha' hoai. nguoi quoc gia chong cong. Mong anh Thangmo tha^y' ra ta^m` quan trong. cua? vu. vie^c. tie^m' danh nay`, ma` anh la` nan. nha^n, va` DDCO sa(n~ sàng la` 1 dien dan ha^n hanh. duoc. giong' le^n tie^ng noi' cua? su*. tha^t. Mong la(m' thay! Anh co' the^? nha(n' gu*i? qua email: koolchau@gmail.com hoa(c. anh ho^i` dap' ngay trong nay`. To^i va` nhieu` chatters PT se~ vao` check thuong` xuye^n pha^n` Comment trang Dan Chu La` Gi` cua? anh do'. Cam' o*n su*. lu*u ta^m va` chuc' anh luon vui khoe?.

    CHAU KOOL
    koolchau@gmail.com

    ReplyDelete
  2. Chào anh Thangmo, tôi có nickname là "De-huc-can" sinh hoạt trên những diễn đàn chống cộng mạng Paltalk, dđ chính là "Dien Dan CON ONG" (nếu anh vào palktalk.com download app. và tạo ra 1 nickname để đăng nhập và tìm đến room DĐCO, anh sẽ được biết nhiều điều lý thú về 1 nickname thangmo đã tuyên bố 1 câu xanh dờn:[thangmo: mõ có soạn bài dân chủ là gì Madaboutme xin mời đọc: thangmolang.blogspot.com]. Nghe nói anh đã lên tiếng phủ nhận không hề biết gì về sinh hoạt Paltalk cả, nên tôi mạo muội có vài lời mong mỏi anh vào PT dể làm khách mời của DĐCO ( ( http://www.paltalk.com/g2/paltalk/1585160441 ) làm sáng tỏ "vụ án" này, ví nick thangmo kia là 1 người ăn nói tục tằn, lổ mãng, tự khai là con nhà cộng sản nòi, đang đánh phá nhiều DĐ chống cộng trên PT này. Ví tên này đang lừa phỉnh chatters trên PT, ám chỉ anh ta là chủ website "thangmolang" đẻ gây 1 thanh thế, uy tín, ngõ hầu phá hoại người quốc gia chống cộng. Mong Anh Thangmo thấy ra tầm quan trọng của vụ việc tiếm danh này, mà anh là nạn nhân, và DĐCO sẳn sàng là 1 diễn đàn hân hạnh đươc gióng lên tiếng nói của .sự thật. Mong lắm thay! Anh có thể nhắn gửi qua email: dehuccan69@yahoo.com hoặc anh hồi đáp ngay trong này. Tôi và nhiều chatters PT Sẽ vào check thường xuyên phần Comment trang Dân Chủ Là Gì của anh đó. Cám ơn sự lưu tâm và chúc anh luôn vui khỏe. Dê húc càn của Diễn Đàn CON ONG và 2 websites: www.diendanconong.blogspot.com và www.suthatoi.wordpress.com

    ReplyDelete
  3. Bài viết "Dân chủ là gì" rất giá trị, nhưng không thấy đề tên tác giả là ai, chỉ thấy người posted là Thangmo. Chúng tôi xin người điều hành vui lòng cho biết, có phải người posted Thangmo, cũng là tác giả của bài viết nầy ? Sở dĩ chúng tôi nêu thắc mắc, là vì hiện nay trên hệ thống sinh hoạt PALTALK, có một người mang nickname là "thangmo", điều hành một diễn đàn sinh hoạt chính trị mang tên "Dien Dan thangmo", đã tự nhận là tác giả bài viết ấy. Thưa quí vị, chúng tôi là những người đang sinh hoạt Paltalk, đồng thời cũng thích tìm đọc những tài liệu, bài vở có liên quan đến chính trị, tình hình đất nước..v..v.. Thời gian qua chúng tôi rất bất bình và thất vọng khi thấy nickname "thangmo", trong lúc sinh hoạt, đã nhiều lần phát biểu rất tục tĩu, nhơ bẩn và phản cảm về nhiều đề tài. Hôm nay đọc được nhiều bài viết rất giá trị và hữu ích trên trang nhà của quí vị, chúng tôi thấy ngạc nhiên và thắc mắc. Thắc mắc, là vì không biết nick "thangmo", một người bị đánh giá là rất kém cỏi kiến thức, hành xử không khác loại du côn giang hồ, có phải là người chủ của trang Blog "thangmolang.blogspot.com" , đồng thời có phải cũng chính là tác giả của bài viết "Dân chủ là gì" ? hay anh ta đã mạo nhận, gây hoen ố và làm mất đi giá trị trang Blog của quí vị ? Thưa quí vị, trong tinh thần xây dựng, muốn giải tỏa sự nghi ngờ thắc mắc của một số người đang sinh hoạt trên hệ thống Paltalk, nên chúng tôi đã phải làm mất thời gian quí báu của quí vị, mong quí vị thứ lỗi cho. Cũng mong quí vị vui lòng, cố gắng giúp cho chúng tôi có được một vài dòng hồi đáp. Được như vậy, chúng tôi rất cám ơn quí vị. Mọi hồi đáp xin gửi về Email: phonglaist@gmail.com TRÂN TRỌNG

    ReplyDelete
  4. Chao anh ThangMo toi la nguoi co nick name van nhu cu sinh hoat tren dien dan chong cong paltalk. Hien nay co 1 nguoi tren paltalk nick name la thangmo nhan bai viet dan chu la gi la cua anh ta viet, xin anh cho biet hu thuc ra sao. Cam on anh nhieu va chuc anh nhieu suc khoe
    van nhu cu thanh.tran408@gmail.com

    ReplyDelete
  5. Những bài viết trên trang Blog thangmolang, đọc rất thú vị và hữu ích. Duy nhất bài "Tiếng Việt Cộng" là có ghi tên tác giả Lê Duy San, các bài còn lại khg có tên tác giả. Tất cả đều do "Thangmo" posted. Nhiều người cảm thấy hơi tiếc là khg biết tên tác giả của các bài viết giá trị ấy để được ngưỡng mộ. Song song với sự tiếc nuối, người ta cũng có chút thắc mắc, chẳng biết người tên "Thangmo" đã posted bài, có phải là tác giả của các bài viết ấy không. Và đồng thời, có phải là chủ của trang Blog "thangmolang.blogspt.com" hay không ? Thưa ban điều hành trang Blog "thangmolang", theo chỗ chúng tôi được biết, thì hiện nay trên hệ thống sinh hoạt Paltalk, cũng có một người mang tên là "thangmo", đang điều hành một diễn đàn có tên là "Dien Dan thangmo". Có lần anh "thangmo" đã tự nhận là anh ta đã viết bài "DÂN CHỦ LÀ GÌ" được đăng trên trang "thangmolang.blogspot.com" ... Thưa quí vị, chúng tôi thấy hoang mang và đặt nghi vấn về nhân vật "thangmo", bởi thời gian qua, nhiều người đã ghi nhận, anh "thangmo" là một người có trình độ kiến thức rất thấp, chỉ đọc lõm bõm một số sách vở rời rạc và chuyên cóp nhặt, chắp vá các tài liệu, để rồi hoang tưởng, ngông cuồng phát biểu sai lạc linh tinh, gây rất nhiều ngộ nhận về nhiều đề tài chính trị, lịch sử ...v..v...; chưa kể anh ta còn là một người rất nóng nảy, thường xuyên văng tục lỗ mãng rất hạ cấp giữa diễn đàn công cộng. Người có trình độ thấp kém và nhân cách đáng chê trách như thế, lại có thể viết được bài viết giá trị như bài "Dân chủ là gì" hay sao ? Qua thời gian nhiều năm sinh hoạt paltalk với anh "thangmo", chúng tôi hoàn toàn không tin điều ấy. Do đó, hôm nay chúng tôi mong quí vị vui lòng cho chúng tôi được biết, hai người mang tên "Thangmo" và "thangmo" có liên hệ gì với trang nhà của quí vị không ? Vì e ngại những mạo nhận, những nhập nhằng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng xấu đến những sinh hoạt mang tính phân tích chính trị, rất giá trị và hữu ích của trang nhà quí vị, nên chúng tôi muốn làm sáng tỏ những nghi vấn nầy. Trong tinh thần tôn trọng sự trong sáng, chúng tôi tha thiết mong mỏi quí vị, dành chút thì giờ quý báu để tìm hiểu sự việc và cho chúng tôi vài lời hồi đáp. Chúng tôi thành thật tri ân quí vị. Kính chúc quí vị nhiều sức khỏe trên con đường phục vụ của mình. Xin liên lạc về Email: caybachdan...

    ReplyDelete
  6. Chao anh ThangMo nick name paltalk cua toi la NgocThanh_, xin thong bao cho anh la co nguoi co nick thangmo tren paltalk he tu*. nhan he la nguoi viet nhung articles dang trong blog cua anh, neu co chut thoi gian moi anh vao paltalk dien dan Con Ong de^? lam ro? chuyen nay, chung toi rat mong gap duoc anh de^? va^'n de^`duoc sa'ng to? ho*n.

    Than Kinh anh

    ReplyDelete
  7. Khi trình bày một chủ đề nào đó, người viết có thể trích dẫn các nguồn tài liệu, bài vở của người khác để làm chính xác và phong phú thêm bài viết của mình, với điều kiện là phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của những tư liệu ấy. Đó là một điều kiện tối thiểu mà người cầm bút cần phải tôn trọng. Không thực hiện điều nầy, thì đó là một hành động không lương thiện, nếu không muốn nói là đã bị xem như một tên trộm đạo, chuyên đi ăn cắp tài sản trí tuệ của người khác, có thể bị truy tố tội hình. Cả trong hai lãnh vực pháp luật lẫn chữ nghĩa, văn chương, học thuật, đạo đức ... đều không có chỗ cho những thành phần bất lương như thế. Anh Thangmo nghĩ sao về điều nầy , khi thấy trong bài vở của anh có rất nhiều những tư liệu trích dẫn mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.