Wednesday, November 21, 2012

CON QUÁI VẬT


Con quái vật xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường
Kể từ thời đại của đặng tiểu bình, nước tàu đã đi thẳng từ chuyên chính vô sản đến tư bản bóc lột. Khởi đầu chỉ là một nổ lực vá víu để cứu gở một hệ thống kinh tế bao cấp chết đói bằng cách chạy theo kinh tế thị trường tư nhân để kích thích nông dân sản xuất. Để rồi từ một quyền tư hữu hạn chế trong một hệ thống cồng kềnh quốc doanh hợp tác xã; một động năng tư bản chủ nghĩa toàn cầu đã đẩy cái hệ thống kinh tế thổ tả này thành một hệ thống tư bản đỏ bóc lột chuyên nghiệp kiểu mới.
  Người ta nói rất nhiều về phép lạ kinh tế của tàu cộng. Nhưng người ta thản nhiên bỏ qua sự thật là cái xứ to lớn này đã từng có cơ hội tư bản hóa (kỷ nghệ hóa) dân chủ lành mạnh. Kể từ khi nước tàu bị các thế lực thực dân bức hiếp vào khoảng giửa thế kỷ thứ 19, và sau khi thực dân nhật xâm lăng năm 1930, thì cái đà tư bản hóa dân trung hoa đã có thể tiếp diễn nếu không có sự thất trận của nhật và sự thắng trận của cộng đãng tàu thắng quốc dân đãng trung hoa năm 1949. Tuy nhiên cách mạng cộng sản trung hoa đã không giống như cách mạng cộng sản nga sô trước đó. Cách mạng cộng sản nga sô đã được tiếp nối một thời gian dưới sự lãnh đạo của lenin, khi mà người công nhân nga được hưỡng quyền lực dân chủ phần nào. Nhưng công nhân tàu không hề có quyền này vì cộng đãng tàu đã đi theo mô hình của stalin để cai trị.
  Chính sách cai trị của stalin là một hệ thống độc tài, đãng trị, quan liêu, lũng đoạn. Và cũng như stalin, tàu cộng cũng đã phát triển kinh tế, nhưng với một giá rấy đắt về nhân vật lực. Trong thập niên đầu, kinh tế tăng trưởng vào khoảng 9% với cái giá kinh khủng của cái gọi là bước tới vĩ đại, cãi cách ruộng đất hay là cách mạng văn hóa. Năm 1974, một cuộc khủng hoảng kinh tế hậu chiến đầu tiên trong hệ thống tư bản xảy ra. Trong lúc toàn dầu GDP xuống 1% thì trung hoa tăng khoảng 10% từ năm 1957 tới năm 1970. Tăng trưởng kinh tế này đã biến dạng xã hội trung quốc và đã có thể tạo ra  một nền tảng căn bản để trung hoa phát triển kinh tế. Nhưng mãi tới năm 1980, kinh tế tàu cộng vẫn ỳ ạch lếch theo xa sau các nước kỷ nghệ.
Vào khoảng thời gian này tàu cộng quyết định mở cửa kinh tế cho tư bản quốc tế đầu tư. Đây là một bước đi cần thiết để cứu sống kinh tế hấp hối của chúng. Nhưng tiếc thay, thay vì tàu cộng hướng về dân chủ xã hội thật sự dựa vào sức mạnh kinh tế thị trường chó táp phải ruồi này, thì bọn chúng đã tiếp tục ám víu vào cái chủ nghĩa độc tài đãng trị, quan liêu, bè phái stalinist; nên kết quả của sự đổi mới này chỉ là một trò bịp của cái gọi là “xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường”.
  Trong cuốn sách “Cách Mạng Phản Bội”, Trotsky, một văn hào cộng sản đã viết rằng “trong hệ thống tư bản, động lực sản xuất dựa trên căn bản của quyền tư hửu và tự do cạnh tranh để hướng dẫn kinh tế thị trường. Ngược lại, chủ nghĩa cộng sản chuyên chế trao quyền lảnh đạo hướng dẫn kinh tế tập trung cho giai cấp công nhân; và tất cả tài sản quốc gia trong tay chính quyền cũng được làm chủ bởi giai cấp công nhân”. Điều này có nghĩa là trên lý thuyết khi chưa đạt đến cái thiên đường cộng sản; nơi mà nhu cầu vật chất của mọi người đều được thỏa mãn và quyền tư hửu trở thành không cần thiết ; thì quyền lảnh đạo hướng dẩn kinh tế tập trung cộng sản nằm trong tay của gia cấp công nhân.
  Nhưng không giống như nga sô, đãng cộng sản tàu chưa bao giờ tôn trọng gia cấp công nông. Bọn quan liêu lạm quyền tàu cộng đã lủng đoạn quyền hành ngay cả trước khi họ cướp được chính quyền. Từ cái đà quan liêu lũng đoạn quyền hành có sẳn, cộng đãng tàu đã càng ngày càng ham mê quyền lực của đồng tiền kiếm được từ cái bộ máy mà chúng gọi là chủ nghĩa tư bản. Trotsky đã giải thích về vấn đề bọn tàu cộng đã lạm dụng quyền hành để biến của cải chung thành tài sản riêng như sau: “Cái sự chuyển của cãi chung này vào tay tư hửu cũng đã xảy ra ở đông âu sau khi hệ thống cộng sản xụp đổ. Nhưng nó xảy ra một cách chậm rãi hơn ở trung hoa vì ở trung hoa, tất cả tất cả quyền lực vẩn nằm trong tay của một đãng. Thật ra bọn quan liêu độc đãng tầu cộng đã hủ hóa tài sản quốc doanh dựa vào cái gọi là kinh tế thị trường trước khi đông âu xụp đổ; và sau này chúng mới rút tỉa thêm những bài học tư hửu hóa của đông âu. Đây là một thắng lợi của đặng tiểu bình.
  Băng đãng tàu cộng đã bàn cải về việc mở cái bức màn tre cho tư bản ngoại bang đầu tư vào khoảng năm 1977 –78; một thời gian ngắn sau khi cái gọi là phe nhóm bốn tên bị bắt ngày 6 tháng 10 năm 1976 vì họ đòi hỏi sự tiếp tục cách mạng văn hóa và cải cách ruộng đất của mao. Họ Đặng đề nghị sự thành lập bốn vùng kinh tế đặt biệt chung quanh hongkong và macao. Tàu cộng đặt biệt kêu gọi nguời tàu hải ngoại, gồm 60 triệu người hoa ở đài loan, thái lan, mã lai, indo và ngay cả ở hoa kỳ tiếp tay đầu tư, tư bản hóa trung hoa. Nhưng tiến trình đó đã xảy ra một cách chậm rải và đầy mâu thuẩn. Vào khoảng đầu năm 1980, đất đai của hợp tác xã nông nghiệp được cho nông dân thuê dài hạn và sự kiểm soát giá cả hàng hóa và phục vụ thì được phế bỏ.
  Từ đó sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng và đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào. Nhưng nạn lạm phát cũng bắt đầu. Từ năm 1980 – 85, 100 triệu TV được bán. Từ năm 1985 – 90, 50 triệu máy giặt và 40 triệu tủ lạnh được bán. Cũng trong thời gian này, con cái của đãng viên cao cấp tàu cộng bắt đầu qua Mỹ và Anh du học với sự trợ cấp học bổng của các nước này.
Thị trường chứng khoáng đầu tiên được mở tại Shen Zen năm 1988 và thị trường thứ hai ở thuợng hải. Trong lúc đó thảm xát thiên an môn xảy ra; quân đội tàu cộng giết hàng ngàn sinh viên và công nhân tàu ở bắc kinh ngày 3, 4 tháng 6 năm 1989. Thãm sát thiên an môn là sự ngăn chận phong trào tự do dân chủ của người dân chống lại giá cả tăng vọt và tệ nạn tham nhũng của băng đãng tàu cộng. Phong trào phản kháng này có sự tham gia của hàng triệu học sinh, công nhân và ngay cả có sự cảm tình của một số đãng viên cộng sản. Một bí thư thường vụ, ông hảo vi nhân, đã ra mặt chỉ trích đặng tiểu bình và kêu gọi sự thay đổi chính trị cũng đã bị bắt và bị kết án tù tại gia cho tới khi ông ta mất.
Đặng tiểu bình đã không ngần ngại đàn áp, đè bẹp bất cứ phong trào phản kháng nào dám chống lại cái cốt lỏi của chủ nghĩa stalin. Sau cả năm bàn cải, ông ta vẩn không chấp nhận lời kêu gọi làm chậm lại việc chạy theo cái gọi là chủ nghĩa tư bản; và ồ ạt mở cửa nước tàu cho tư bản nước ngoài vào cấu kết với băng đãng của ông ta toàn quyền thao túng. Không những vậy, ông ta còn cố gắng tháo gở những tắt nghẻn kinh tế do đàn áp tạo ra. Ông ta quyết định mở cửa tất cả các tỉnh ven vùng biểnvà thành phố bắc kinh cho tư bản đầu tư, khai thác và bóc lột. Trên đảo pudong ở thượng hải, một chương trình đã được thiết lập để biến đảo này thành một mã nhật tân của tàu. Hôm nay đảo này đã trở thành trung tâm thương mãi quan trọng với bốn triệu thước vuông nhà cao tầng, xây trong vòng mười năm.
Vào năm 1991, số người thất nghiệp ở vùng nông thôn là hơn 100 triệu. Họ phải sống nhờ vào gia đình vì họ không có trợ cấp thất nghiệp và hưu bổng. Trong khi đó đầu tư nước ngoài là sáu tỉ đô la (khoảng 20% từ đài loan). Vào tháng 10 năm 1992, tại quốc hội khóa 16 của tàu cộng, cái tên chủ nghĩa xã hội kinh tế thị trường được chính thức tuyên bố. Năm 1993, GDP tăng trưởng 13.7% và trung bình là 8% mổi năm kể từ đó. Với một văn kiện gọi là “quyết định về những nghi vấn liên quan đến việc gây dựng một hệ thống xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường” được chấp thuận bởi ủy ban trung ương đãng ngày 14 tháng 10 năm 1973; tàu cộng nổ lực tư bản hóa băng đãng cộng sản trung quốc và gia tăng truất hửu tài sản quốc gia vào tay của đãng viên.
Năm 1996 tất cả những di tích còn lại cũa hệ thống kinh tế tập trung đã bị hủy bỏ; và sự phản kháng cuối cùng về việc hủy bỏ này đã bị bóp cổ trong năm 1998 và 1999 với một quyết định chính thức giảm thiểu và hủy bỏ các hãng xưởng và doanh nghiệp quốc doanh. Các hãng xưởng doanh nghiệp quốc doanh bị phá vở, đảo lộn hoặc bị trộn chung với nhau với mục đích là để tách ly những doanh nghiệp lỗ lã và tư nhân hóa các những doanh nghiệp làm ra tiền để đưa vào tay các đãng viên. Việc sa thải công nhân, lột sạch cơ quan quốc doanh song song với sự mở cửa hơn nửa cho tư bản ngoại bang đầu tư nhưng không đếm xỉa gì đến cạnh tranh lành mạnh và cải tổ chính trị, đã đưa đến kết quả là một số đãng viên CS trở nên chủ nhân giàu có và khoảng 70 triệu công nhân quốc doanh bị mất việc trong vòng 6 năm. Vào ngày 01 tháng 07 năm 2001, tàu cộng đã chính thức cho phép đãng viên làm giàu. Vào tháng 10 cùng năm, tàu cộng được vào WTO. Có 4 lý do giải thích sự thành công này của tàu cộng.
1) Sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một thiểu số tư bản đỏ giàu khủng khiếp; Tuy nó cũng có nâng cao mức sống của hàng trăm triệu người quá nghèo (giai cấp vô sản) đến từ nông thôn, thành phần nồng cốt giàu có vẫn chỉ là bọn đãng viên cộng sản và thân nhân của chúng. Một nhóm giàu có khác là người tàu ở đài loan hoặc hoa kiều định cư ở các nước tư bản (ở thượng hải có hơn 600 ngàn người tàu đài loan).
2) Nhờ vào những đầu tư sản xuất khỗng lồ trong hơn 20 năm nay (hơn 600 tỉ đô la của 480 công ty và những chương trình học bổng rộng rải của  tư bản) mà nước tàu có những khoa học kỹ thuật tân tiến để sản xuất. Thêm nữa là những đầu tư khỗng lồ vào hạ tầng cơ sở: 35 ngàn kilometre đường xe hơi trong thời gian 1994 – 2004 (dự tính là 85 ngàn kilometre trong tương lai). 84 thành phố đang xây dựng đường xe lửa ngầm, đuờng hỏa xa, phi trường v..v…
3) Vai trò của hoa kiều và sự thu nhập hongkong vào trung quốc. Người hoa nước ngoài về nước đầu tư bóc lột rất nhiều. Năm 2003, 2/3 tổng đầu tư là hoa kiều, phần đông từ đài loan.Vai trò của hongkong cũng quan trọng vì nó giúp GDP tăng trưỡng ở vùng kinh tế phụ thuộc.
4) Sự thao tác tiền tệ và kiểm soát ngân hàng đã cho phép tàu cộng vượt qua khũng hoảng tiền tệ đông nam á châu 1997 vì những món nợ không có tiền trả của họ. Nhờ vào sự dành dụm của người tàu (khoãng 35% lợi tức) và thặng dư mậu dịch (tàu tích lủy khoãng 1000 tỉ đô la dự trử nước ngoài), tuy rằng nợ có tăng trưỡng nhưng vẩn nằm dưới 25% của GDP và được trang trãi bằng tiền để dành.
Như vậy, thay vì sự mở cửa đầu tư là để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, bọn tàu cộng đã đi ngược lại. Kinh tế thị trường của tàu cộng đã biến đổi giai cấp chuyên chính vô sản (đãng viên cộng sản) thành giai cấp tư bản bóc lột, giàu có, hưỡng thụ, cực kỳ xa hoa  trong lịch sử nhân loại. Theo thống kê thì khoảng 20% dân tàu tiêu thụ khoảng 50% tổng lợi tức quốc gia. Trong vòng 2 năm qua, trung quốc là thị trường tiêu thụ xe BMW nhiều nhất thế giới. Vào tháng 8 năm 2004, tiền thuế đăng ký xe tăng từ 2600 euro lên 4500 euro. Khoảng ½ GDP là từ doanh nghiệp sản xuất tư nhân; và những doanh nghiệp quốc doanh thường hay bị bán rẻ cho đãng viên tàu cộng làm giàu.
            Thật rỏ ràng để thấy rằng trung quốc đã trở thành trung tâm bóc lột chất xám và sức lao động của thế giới cho sản xuất rẻ tiền. Đây là hành động vi phạm nhân quyền và phá hoại kinh tế tự do toàn cầu có hệ thống. Mặc dầu thế giới đang kêu gọi sự trừng phạt chống lại sự bóc lột và chống lại sự tràn ngập của hàng hóa rẻ tiền từ trung quốc, để bảo vệ việc làm và hàng hóa nội địa; sản xuất rẻ tiền bóc lột của tàu cộng vẩn tiếp tục tăng trưỡng. Vì hơn 60% của sự tăng trưởng này là sản phẩm được chế tạo bên tàu bởi các hãng đầu tư của mỹ, âu châu, nhật bản, đài loan, đại hàn…để nhập cãng trở lại thị trường của nước họ. Cho nên những nổ lực mới đây của liên hiệp âu châu nhằm hạn chế nhập cãng hàng hóa trung quốc vẩn bị sự chống đối của các thành viên trong liên hiệp âu châu (như bỉ, lục xâm bảo, đan mạch…). Tư bản của các nước này đang hưởng lợi trong việc khai thác nhân công rẻ mạt ở trung hoa.
            Cấu kết với tư bản quốc tế, băng đãng tàu cộng trường phái stalin đang khai thác nước tàu như một thuộc địa theo kiểu thực dân mới. Bọn vô sản tàu cộng trường phái stalin đã tự biến dạng từ quốc tế vô sản tới tư bản đỏ thúi tha vào bậc nhất. Bọn chúng làm được việc này là nhờ 2 yếu tố: một là tiền và chất xám tràn ngập  của tư bản quốc tế, và hai là lao công rẻ mạt từ những vùng thôn quê. Sự bóc lột dã man mà chính chũ nghĩa cộng sản đã lên án vào khoảng thế kỷ thứ 19, nay đang được thi hành triệt để bởi chính băng đãng cộng sản biến thái này. Thành phần lao động trung quốc, giai cấp công nhân nghèo nhiều nhất trên trái đất và tiếp tục gia tăng 20 triệu mỗi năm, đang bị bóc lột dã man. Họ không có công đoàn, không có quyền lợi được công nhận, họ thường xuyên bị bức hiếp, trả lương trể. Họ bị đàn áp từ hai phía, tư bản chủ nhân và nhà nước cộng sản.
            Hảy tưởng tượng một đôi giày boot hiệu Timberland bán ở âu châu với giá 150 euro mà chỉ trả 45 xu cho một đứa bé 14 tuổi làm việc sản xuất đôi giày này ở thành phố Hoa Nam.  Đứa bé phải làm việc 16 tiếng một ngày và hoàn toàn không có một phúc lợi khác. Nhưng cũng hảy tưởng tượng sự phẩn nộ khi nó nhận thức được sự đàn áp bóc lột này. Người nô lệ chỉ có một đường để đi đó là đấu tranh dành quyền lợi và sinh tồn. Thật sự họ đã bắt đầu. Hàng trăm ngàn cuộc phản kháng đã xảy ra. Hảy mượn lời của Napoleon, chúng ta có thể nói rằng: “khi giai cấp công nhân lao động của trung quốc vùng lên, tư bản quỷ đỏ tàu cộng sẻ bị lật đổ”, và con đường nước tàu phải đi không có lựa chọn nào khác hơn là con đường tự do dân chủ.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.