Wednesday, November 21, 2012

Chủ Nghĩa Xã Hội


Trước khi đi sâu vào chủ nghĩa xã hội, khái niệm chủ nghĩa, xã hộiphục vụ cần phải được hiểu rỏ. Chủ nghĩa (ideology) là học thuyết (có tiền đề, suy diễn và kết luận) đề cao một sự việc hơn cái đối nghịch với nó hay hơn các thứ khác. Ví dụ như “chủ nghĩa cá nhân” là học thuyết (nếu có) đề cao cá nhân mình quan trọng hơn xã hội và hơn tất cả các cá nhân khác; hoặc “chủ nghĩa ăn uống” là một học thuyết (nếu có) đề cao sự hưỡng thụ ẩm thực quan trọng hơn tất cả các thú vui vật chất hay tinh thần khác. Chủ nghĩa không phải là bản năng, bản năng (nature) là những chức năng (functions) sinh tồn, trong khi chủ nghĩa là học thuyết đề cao một chức năng. Trong thiên nhiên, các sinh vật sống theo bản năng để sinh tồn và tiến hóa, không sống theo chủ nghĩa.

Tuy rằng xã hội là một phạm trù vô thể và phức tạp, định nghĩa về xã hội thì rất đơn giản: xã hội (danh từ) là sự sống chung, hay (tĩnh từ) là thuộc về sự sống chung, ví dụ như cơ sở xã hội hay công ích xã hội. Trong thiên nhiên, các loài sinh vật thể hiện chức năng xã hội (sống cho xã hội) và chức năng cá nhân (sống cho cá nhân) một cách cá biệt. Loài xâu bọ như lòai kiến và loài mối là những sinh vật xã hội trong khi tất cả sinh vật cao cấp hơn xâu bọ đều thể hiện chức năng cá nhân (như lòai gấu, lòai cọp...). Con người là động vật cao cấp có chức năng trí tuệ, và con người là sinh vật rất cá nhân (nên nhớ rằng sống cho cá nhân chỉ là một bản năng, không phải là một chủ nghĩa).

Một số sinh vật cao cấp sống chung để sinh tồn, như lòai cá tuna, lòai chim cánh cụt, lòai chó, lòai khỉ và lòai nguời. Sự kết hợp xã hội này tạo ra sức mạnh, an tòan và phúc lợi cho cá nhân. Tuy nhiên, đối với các sinh vật cao cấp, xã hội tuy quan trọng nhưng xã hội chỉ là một phuơng tiện (một công cụ), một nhu cầu để sinh tồn, không phải là một cứu cánh để sống. Cứu cánh của sự sống của các sinh vật cao cấp, theo bản năng, vẩn luôn luôn là cá nhân. Vì xã hội chỉ là phuơng tiện nên đối với lòai nguời, cá nhân chỉ có trách nhiệm chăm sóc cho xã hội để có phuơng tiện sinh tồn, cá nhân không có chức năng “phục vụ xã hội”. Cần phải phân biệt trách nhiệm (responsibility) và chức năng (function) là hai việc khác nhau.

Phục vụ xã hội là một chức năng, không phải là một chủ nghĩa. Hầu hết các lý thuyết tôn giáo đều coi chức năng phục vụ xã hội như một phương tiện, không phải một cứu cánh. Các thầy tu đều được giáo hóa từ bỏ cá nhân, tự mang chức năng phục vụ xã hội (phuơng tiện) để phục vụ thần thánh (cứu cánh) mà họ tin, hay vì sư cứu chuộc cho chính bản thân họ. Tôn giáo thiết lập những cơ sở phục vụ xã hội với mục đích giúp đở tinh thần và vật chất (kinh tế) những thành phần yếu kém của xã hội bằng sự kêu gọi lương tâm tự nguyện, tình thương, giúp đở và chia sẻ của người khác. Tương tự như vậy, các xã hội gia cũng là những chuyên gia tự mang chức năng phục vụ xã hội. Các xã hội gia nghiêng cứu về những bất công xã hội và họ đấu tranh bằng giáo dục và luật pháp cho công bằng xã hội và những phúc lợi cho an sinh xã hội.

Marx và Engels đã tạo ra một học thuyết xã hội gọi là chủ nghĩa xã hội Marx Engels và đã được coi như là học thuyết chính của Chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội Mark Engels chủ nghĩa hóa trách nhiệm xã hội và chức năng cá nhân để hủy diệt nhau, với mục đích đề cao xã hội và từ chối cá nhân . Chống lại cá nhân là chống lại bản năng của loài người, tức là chống lại quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân được xác định trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Thêm nửa, chức năng cá nhân đồng nghĩa với cạnh tranh, và cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để phát triển và tiến bộ. Chủ nghĩa xã hội Marx Engels chống lại cạnh tranh kinh tế, đây là yếu tố chính yếu cho sự thất bại của Chủ nghĩa xã hội Marx Engels.

Chủ nghĩa xã hội Marx Engels là một hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất được sở hữu tập thể hay được hợp tác điều khiển. Chủ nghĩa xã hội là một hình thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ hợp tác xã hội tự quản lý, quan hệ quyền lực công bằng tương đối, và sự giảm thiểu hoặc loại bỏ sự phân cấp trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và chính trị. Dựa trên sản xuất tiêu thụ, Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trực tiếp phân bổ những cung ứng kinh tế để đáp ứng những nhu cầu kinh tế của con người (cái gọi là giá trị sử dụng); về kế toán thì nó dựa trên số lượng vật lý của các nguồn tài nguyên, hoặc nó đo đạc trực tiếp thời gian lao động của công nhân. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thì được phân phối qua thị trường quốc doanh; và sự phân phối thu nhập thì được dựa trên nguyên tắc công trạng cá nhân hay đóng góp cá nhân.
Chủ nghĩa xã hội Marx Engels lý tưởng rằng tất cả mọi người sẽ được chia sẻ những lợi ích của công nghiệp (đây là công bằng kinh tế). Họ cho rằng người lao động sẽ làm chủ tốt hơn vì công nhân đông hơn chủ và đa số sẽ lảnh đạo. Chủ nghĩa xã hội không phải là một hệ thống chính trị, mà là một chủ nghĩa về phân phối hàng hóa và dịch vụ. Tuy là một hệ thống hoàn toàn kinh tế, chủ nghĩa xã hội lại là một phương thức tệ hại để dùng cho kinh tế quy mô lớn. Nếu hoàn thành một cách lý tưởng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ‘laissez faire’ sẻ giống hệt nhau như là một hệ thống mà trong đó tất cả mọi người sẽ sản xuất chính xác những gì cần thiết cho chính xác những người cần nó. Trong thực tế, cả hai hệ thống này chỉ thành công trong trường hợp kinh tế vi mô (nhỏ), nhưng thất bại thảm hại khi áp dụng chúng cho nền kinh tế quốc gia và quốc tế; và chúng thất bại với cùng một lý do, đó là sự hư hỏng của con người. Quá nhiều người không muốn chơi công bằng, và cả hai hệ thống chỉ thành công khi tất cả mọi người tuân theo các quy tắc như nhau.
Chủ nghĩa xã hội Marx Engels là một nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong đó chính phủ kiểm soát tất cả các phương tiện sản xuất, một sự thất bại bi thảm của thế kỷ hai mươi. Sinh ra từ một cam kết để khắc phục các khiếm khuyết về kinh tế và đạo đức của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội đã vượt xa chủ nghĩa tư bản trong cả hai lảnh vực hủy hoại kinh tế và tàn bạo đạo đức.Trên thực tế nó đã xụp đổ, vậy mà ý tưởng và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội lường gạt này vẩn nán lại thêm ở bên tàu và việt nam . Không biết chủ nghĩa xã hội ở một hình thức cuối cùng nào đó sẽ trở lại như một vủ khí cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của chủ nghĩa tư bản đỏ hay không, nhưng không ai có thể thẩm định chính xác viễn tượng của nó, mà không để ý đến tấn bi kịch đến và đi của chủ nghĩa xã hội đã qua.
Để hiểu rõ hơn về chũ nghĩa xã hội Marx Engels, ba tư tưỡng chính trị khác, và sự tương quan của chúng với chủ nghĩa xả hội, cần phải được giải thích. Đó là chủ nghĩa cấp tiến, chủ nghĩa bảo thũ và chũ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa cấp tiến chính trị là ý tưởng (sai lầm một phần) rằng thay đổi cấu trúc của chính phủ là cách tốt nhất để làm ảnh hưởng đến con người và quyền lực. Chủ nghĩa bảo thủ chính trị là ý tưởng (sai lầm một phần) rằng thay đổi những người nắm quyền lực là cách tốt nhất để làm ảnh hưởng đến cơ cấu và chính phủ của họ. Nói đơn giản hơn: chủ nghĩa cấp tiến muốn quyền quyết định chính trị được lan truyền rộng ra cho nhiều người hơn, tốt nhất là cho tất cả mọi người; trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ muốn quyền quyết định chính trị được thu gọn lại cho càng ít người càng tốt, tốt nhất chỉ là một người.
Trong khi chủ nghĩa xã hộicấp tiến về kinh tế (không phải là một chủ nghĩa chính trị), có nghĩa là nó muốn nhiều người hơn (tốt nhất là tất cả mọi người) được quyền nói về việc kinh tế hoạt động như thế nào; dân chủ (một thể thức chính trị) là cấp tiến về chính trị, nghĩa là nó muốn nhiều người hơn (tốt nhất là tất cả mọi người) được quyền nói về việc chính phủ hoạt động như thế nào. Khi Marx nói “dân chủ là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội”. Ông ta đã sai về cách tương tác giửa kinh tế và chính trị, nhưng ông đã nhìn thấy những điểm tương tự.
Một sai lầm phổ biến là sự nhầm lẫn giửa chủ nghĩa xã hội, một hệ thống kinh tế chủ nghĩa hóa, với chũ nghĩa cộng sản, một hệ thống chính trị chủ nghĩa hóa. Cộng sản là bảo thủ kinh tế và chính trị, có nghĩa là nó muốn it người hơn và càng ít người hơn (tốt nhất là chỉ còn Bí thư Đảng) có quyền nói về việc kinh tế và chính trị hoạt động như thế nào. Tuy cuộc cách mạng kinh tế, chính trị, xã hội của nó đã thất bại thê thãm, bọn cộng sản đã từ chối thừa nhận những gì đã đi sai. Cộng sản chỉ nói miệng một lý tưởng mà chúng không có ý định thực hành (vì nó bất khả thi): đó là thiên đường xã hội chủ nghĩa Marxism thành công đến mức con người chỉ cần làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu và tổ chức chính quyền sẻ trở nên không cần thiết.
Chủ nghĩa cộng sản, tuy tự xưng là chủ nghĩa xã hội khoa học, có rất ít liên hệ với Marx. Chủ nghĩa cộng sản đã được Marx và Engels hình dung là giai đoạn cuối cùng của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Trước chủ nghĩa Cộng Sản, họ hình dung một chính quyền dân chủ (chính trị) song song với một hệ thống kinh tế tập trung (Xã Hội Chủ Nghĩa). Ý nghĩa của từ cộng sản đã thay đổi sau năm 1917, khi Vladimir Lenin và đảng Bolshevik cướp được chính quyền ở Nga. Những người Bolshevik đã thay đổi tên đãng của họ thành Đảng Cộng sản và họ đã cài đặt một chế độ áp bức, độc đãng để họ thực hiện các chính sách xã hội chủ nghĩa để tiến lên thiên đường cộng sản mà họ không bao giờ có thể thực hiện.
Marx tưởng rằng công nhân các nước công nghiệp sẻ đứng lên đoạt quyền làm chủ các phương tiện sản xuất của họ, nhưng việc ngược lại đã xảy ra. Hầu hết các nước theo Cộng sản là các quốc gia nông nghiệp kém phát triển, mà ví dụ điển hình là Liên Xô. Điều tốt nhất để người dân Nga nói về Cách mạng cộng sản Tháng Mười năm 1917 là chính phủ mới đã tốt hơn so với các Sa hoàng. Điều tồi tệ nhất là họ đã tin cậy không đúng người, đặc biệt là Lenin, để lãnh đạo cách mạng. Liên Xô đã chính thức từ bỏ chủ nghĩa xã hội vào năm 1921 khi Lenin lập Chính sách kinh tế mới cho phép đánh thuế, buôn bán địa phương, cho phép thánh lập một số tư bản nhà nước ... và đã trục lợi cực kỳ tốt. Cuối năm đó, ông đã thanh lọc 259.000 đảng viên, và vì vậy đã thanh lọc quyền bỏ phiếu của họ, khiến càng ngày càng ít người tham gia vào việc ra quyết định của nhà nước hơn.
Chủ nghĩa Mác đã trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin, sau đó đã trở thành chủ nghĩa Stalin. Wikepedia định nghĩa chủ nghĩa Stalin như sau: “ từ ngữ ‘chủ nghĩa Stalin’ đã được sử dụng bởi bọn Mác xít chống Liên Xô Stalinists, đặc biệt là Trotskyists, để phân biệt các chính sách của Liên Xô Stalinists với những người họ coi là theo đúng với chủ nghĩa Marx. Trotskyists cho rằng Liên Xô Stalinists đã không theo đúng xã hội chủ nghĩa, nhưng là một nhà nước công nhân quan lại và thoái hóa. Có nghĩa là một nhà nước mà trong đó sự khai thác bóc lột được điều khiển bởi giai cấp vô sản cầm quyền; trong khi chúng không có quyền sở hữu các phương tiện sản xuất và cũng không phải là một tầng lớp xã hội có quyền hạn; chúng gom thu đặc quyền đặc lợi  trên đầu của giai cấp công nhân”.
Bọn cộng sản bảo vệ chủ nghĩa Stalin đã phải dựa vào ngụy biện bất hòa nhận thức rằngSự tồn tại của sự bất hòa tâm lý (tâm lý không thoải mái), thúc đẩy chúng phải làm giảm thiểu sự bất hòa và dẫn đến sự tránh né thông tin có khả năng làm tăng sự bất hòa”, để giải thích cho sự ủng hộ Stalin của họ. Họ không muốn nghe bất kỳ lời chỉ trích nào, và họ sẽ bước ra ngoài con đường của họ để từ chối sự thật. Sự đột ngột phản bội lý tưởng Cộng Sản của Lenin và Marx đã khiến cho bọn xã hội chủ nghĩa bám vào Liên Xô Stalinists, mặc dù họ biết Stalin là một thảm họa. Họ tự gọi mình là Cộng sản mặc dù họ không tán thành quan điểm của Stalin và càng không thích chủ nghĩa xét lại của Lenin. Ở Liên Sô, Lenin vẫn còn là một anh hùng của cuộc Cách mạng Cộng Sản. Và mặc dù đã làm sai bét mọi việc, Stalin vẩn được tôn kính bởi bọn Cộng sản vì có công lật đổ đế chế Third Reich của Đức, không phải là vì những thành quả kinh tế, xã hội và chính trị; và vì tội ác là con đuờng duy nhất để đi trong việc duy trì và bành truớng Chủ nghĩa xã hội Marx Engels.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.